Phần cao trào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 87 - 89)

Chƣơng 3 : KẾT CẤU CỦA BỘ PHIM

3.1. Cuộc sống nông thô nu ám

3.1.3. Phần cao trào

Đẩy câu chuyện đến cao trào đầu tiên trong kết cấu phim của Phạm Văn Khoa chính là cái chết của lão Hạc. Một cái chết bất ngờ, một cách chết đau đớn chƣa từng thấy của lão có tác động lớn tới những ngƣời xung quanh trong đó có Chí Phèo và Thứ.

Quyết định thay đổi cuộc đời mòn đầu tiên là của lão Hạc. Lão đã chuẩn bị cho quyết định của mình thật chu đáo. Sang nhà Chí Phèo giữa lúc Chí đang bứt rứt vì phải chờ đợi Thị Nở quá lâu, lão Hạc đã cất lời xin bả chó. Lão chọn một cái chết đau đớn và dữ dội nhƣ thế. Dƣờng nhƣ lão cho rằng, phải chết nhƣ thế mới chuộc lại những tội lỗi mà lão gây ra với con chó Vàng khi trót lừa bán nó. Chi tiết lão ăn bả chó trong truyện là chi tiết nhức nhối. Đạo diễn đặc tả cảnh quay này chỉ trong vòng chƣa đầy 2 phút, cận cảnh khuôn mặt gầy mòn, gò má nhô cao khắc khổ, đôi mắt trũng sâu ầng ậc nƣớc, biểu cảm buồn bã, nghẹn ngào khi cố tỏ ra bình tĩnh làm điều mình lựa chọn. Trong phim, Phạm Văn Khoa để lão Hạc sang nhà Chí xin bả chó chứ không phải nhà Binh Tƣ. Đến phút cuối, ngƣời con lƣơng thiện, đáng thƣơng của làng quê này lại phải chịu sự nghi ngờ, hiều lầm của Chí Phèo và giáo Thứ. Song đó không còn là điều quan trọng đối với lão nữa vì rất nhanh thôi, sự thật sẽ đƣợc phơi bày. Lão không hề giải thích dẫu bị Chí hiểu lầm. Câu nói cuối thấm sự chua chát: “Trƣa mai, anh Chí sang bên tôi, nhớ rủ ông giáo sang một thể nhé”. Trong truyện, việc lão sang xin Binh Tƣ bả chó chỉ đƣợc

Binh Tƣ kể lại với ông giáo, trên phim, lão Hạc từ đầu đến cuối không có một lời nói dối. Đạo diễn chỉ để lão cất lời chứ không bày tỏ mục đích dùng. Đến lúc ra về, cảnh quay mở ra không gian rộng trên triền đê đầy gió, vắng lặng, chỉ có khoảng 9 giây cho phân cảnh này nhƣng nó lại tạo ấn tƣợng ám ảnh dai dẳng với ngƣời xem, bởi hầu hết bất cứ ngƣời xem nào từng đọc truyện của Nam Cao cũng biết mục đích vội vàng ra về của lão. Chỉ 9 giây ngắn ngủi cho sự tồn tại cuối cùng của một con ngƣời nhƣng tính chất hiện thực đƣợc phơi bày một cách rõ nét. Con ngƣời lƣơng thiện cả đời hi sinh ấy trải qua nỗi bi đát cùng cực của số phận, đã quyết định chết và đang gấp rút kết thúc cuộc đời đầy bi thƣơng của mình. Giáo Thứ chứng kiến cái chết dữ dội ấy. Thoáng nghi ngờ về phẩm hạnh của lão khiến Thứ càng day dứt, càng mong muốn thực hiện đƣợc di nguyện cuối cùng của lão để lão ra đi thực sự yên lòng.

Quyết định thứ hai của một kẻ sống mòn bị cả xã hội ruồng bỏ cũng là tìm đến cái chết. Song cái chết này dữ dội hơn bởi lẽ, không chỉ giết chính mình, Chí Phèo còn đâm chết Bá Kiến - kẻ thù của cuộc đời mình - trƣớc khi chết. Cái chết của Chí trên phim, cũng giống nhƣ trong truyện, làm xôn xao cả làng Vũ Đại. Thị Nở nhìn xuống bụng và nghĩ tới một cái lò gạch xa xa. Điểm này, đạo diễn trung thành với nguyên tác để tạo nên một ám ảnh về sự xuất hiện của một Chí Phèo con, chừng nào còn những cái lò gạch cũ nhƣ thế, một chế độ cũ nhƣ thế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)