Phần mở đầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 72 - 76)

Chƣơng 3 : KẾT CẤU CỦA BỘ PHIM

3.1. Cuộc sống nông thô nu ám

3.1.1. Phần mở đầu

Các sự kiện trong phần mở đầu mới chỉ là nguyên nhân để thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Trong điện ảnh, các nhà làm phim cũng đặc biệt chú ý đến phần trình bày mở đầu phim. Đây sẽ là phân cảnh tạo ấn tƣợng

mạnh mẽ với ngƣời xem, tạo sự thu hút của bộ phim, lôi cuốn ngƣời xem ngay từ đầu, đồng thời thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của đạo diễn.

Trong quá trình làm phim, Phạm Văn Khoa đã thay đổi kết cấu ba tác phẩm truyện của Nam Cao. Thay đổi kết cấu mạch truyện là công việc không hề đơn giản bởi lẽ bên ngoài bộ ba tác phẩm ấy thì trên phim còn có thêm sự xuất hiện của những nhân vật và câu chuyện khác. Đạo diễn phải tổ chức các sự kiện sao cho mạch phim kết nối một cách logic, có điểm nhấn, thể hiện đƣợc ba câu chuyện cùng một lúc trong vòng 1 giờ 30 phút - một lƣợng thời gian hợp lí để kể hết chuyện mà không gây nhàm chán, qúa sức với khán giả. Vì là ba câu chuyện, ba nhân vật chính nên chọn lựa một nhân vật trung tâm xuyên suốt bộ phim cũng không phải điều dễ dàng. Phạm Văn Khoa và các cộng sự của mình đã chọn Thứ - nhân vật trí thức - làm nhân vật trung tâm của truyện. Toàn bộ câu chuyện trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy sẽ đƣợc nhìn qua con mắt quan sát của giáo Thứ. Từ đầu đến cuối Thứ xuất hiện và trở thành nhân vật trung tâm của phim. “Qua hình ảnh một thầy giáo tƣ thất nghiệp phải về làng ăn bám vợ con, những ngƣời cũng đang bập bõm giữa bữa cơm bữa cháo, chuyện phim đã phác thảo vài nét về nhà văn và các nhân vật của ông, họ chung sống với nhau giữa đời thƣờng cay cực” [26; 539]. Thành công của Phạm Văn Khoa là trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy, hầu nhƣ tất cả những tình tiết, biến cố đƣợc liệt kê một cách logic chặt chẽ theo trình tự thời gian tuyến tính, có bắt đầu và kết thúc rõ ràng.

Mở đầu tiểu thuyết Sống mòn, Nam Cao miêu tả hình ảnh của một buổi sáng hừng đông, trong bối cảnh ấy Thứ xuất hiện với con mắt nheo nheo, nhìn lên. Nam Cao đã để nhân vật xuất hiện trong một hoàn cảnh nhƣ thế để rồi trải lòng về nghề, về đời. Thứ là một giáo khổ trƣờng tƣ, bôn ba từ Nam ra Bắc và hiện tại thì đóng trụ tại ngôi trƣờng tƣ với những lời hứa hẹn hão huyền của ông anh họ - Đích. Và hiện tại thì Thứ chán nghề, bởi lẽ hắn bận

rộn cả ngày với công việc dạy dỗ nhƣng đồng lƣơng lại vô cùng rẻ mạt. Rõ ràng nhận thấy Nam Cao đã xây dựng nhân vật mình theo kết cấu tâm lí, để nhân vật bộc lộ suy nghĩ của mình, sống trong thế giới nội tâm sôi sục của mình. Những sự kiện, hành động trong truyện dƣờng nhƣ rất ít. Để dẫn dắt câu chuyện, mở màn cho những xung đột từ những chuyện hàng ngày nhỏ bé đến vụn vặt, tác giả kể lại lí do Thứ làm việc tại đây, Thứ đã từng tin lời Đích nhƣ thế nào và tâm huyết ra làm sao trong những ngày đầu mới đến trƣờng. Cách mở đầu câu chuyện đã mở ra chi tiết tạo bƣớc ngoặt trong cuộc đời của một ông giáo mẫu mực, tâm huyết với nghề. Một ngƣời say mê với nghề, sống chết về nghề song có lúc lại chán nghề và bi quan đến thế.

Khi chuyển thể thành phim, Phạm Văn Khoa đã không mô tả cuộc đời Thứ với những ganh tị, ghen ghét nhỏ nhoi của Thứ. Ông chỉ khai thác quãng đời của Thứ khi quyết định về quê “ăn bám vợ”. Hình ảnh Thứ ngay đầu bộ phim xuất hiện với đôi mắt to, trũng buồn khi nhìn biển hiệu trƣờng học bị gỡ xuống đã tạo hiệu quả lớn đối với ngƣời xem. Ngay cả tên biển hiệu trƣờng học, Phạm Văn Khoa cũng dụng công đặc tả. Ống kính lia từ đôi mắt thất thần của Thứ sang đến tên biển hiệu “Tƣơng lai” bị gỡ xuống mang đầy ẩn ý. Tƣơng lai của những giáo khổ trƣờng tƣ nhƣ Thứ bị gỡ xuống, bị vứt đi, bị thay thế. Phía trƣớc cuộc đời Thứ là sự bế tắc, đôi mắt Thứ cũng trở nên mỏi mòn. Tiếp theo là hình ảnh Thứ trở về căn phòng của mình, xếp dọn đồ đạc trở về quê. Sự quyết định về làng là bƣớc ngoặt lớn trong cuộc đời Thứ. Đây là bƣớc ngoặt tạo nên những xung đột cơ bản của bộ phim. Câu chuyện của Thứ với Kim và trong đó nhắc đến Nẫm phần nào thể hiện tƣ tƣởng của đạo diễn sẽ đặt Thứ trong mối xung đột của hai luồng tƣ tƣởng mà Thứ phải lựa chọn. Đây cũng chính là tình tiết tạo nên nút thắt của câu chuyện. Thứ sẽ phải đối đầu với công việc viết văn ở một thời đại mà nếu muốn có tiền phải hy sinh đạo đức nghề nghiệp viết những gì mà dƣ luận cần, còn muốn trung

thành với đạo đức nghề thì những tác phẩm ấy bán chẳng ai mua. Đồng thời, đạo diễn luôn để Thứ xuất hiện giữa hai ngƣời bạn, hai chiến tuyến: một Kim sống hƣởng thụ, thức thời; một Nẫm quyết hy sinh vì lí tƣởng dẫu muôn vàn khó khăn. Trong quãng thời gian bi đát nhất của cuộc đời mình, Thứ sẽ nhƣ thế nào: giữ đƣợc con ngƣời mình hay sẽ tha hóa? Câu trả lời sẽ đƣợc tiếp tục trong mạch chảy của bộ phim.

Sau những diễn biến mở đầu, đạo diễn mới giới thiệu tên phim và các nhân vật trong phim. Hình ảnh những đám mây vần vũ và hình ảnh cổng làng bình yên gợi những thân quen và cả những dự cảm chẳng lành. Điều gì khuất sau cánh cổng làng đã đi vào tâm thức của những ngƣời con xa quê đó?

Về quê trên một con đò, câu chuyện về cha con Bá Kiến hoành hành gây một sự phẫn nộ không nhỏ trong con ngƣời Thứ. Câu chuyện ấy đã cho ngƣời xem những dự cảm về mâu thuẫn không thể khoan nhƣợng giữa giai cấp bị trị và thống trị trong làng xã nông thôn xƣa.

Việc mở đầu bộ phim bằng một câu chuyện nhƣ thế khiến ngƣời xem không khỏi tò mò và cảm thấy phấn khích khi chuẩn bị tâm thế đón nhận những điều mới mẻ trong việc tiếp nhận truyện của Nam Cao lần thứ hai.

Khán giả sẽ không thể biết trƣớc đƣợc câu chuyện sẽ diễn ra nhƣ thế nào, các nhân vật lão Hạc và Chí Phèo vỗn dĩ đã rất quen thuộc sẽ xuất hiện ra sao trên phim. Đồng thời cách xây dựng phần mở đầu đó thể hiện hƣớng khai thác của đạo diễn - nhấn mạnh vào câu chuyện xoay quanh nhân vật Thứ - nhân vật chính của phim. Vẫn nhân vật ấy trong Sống mòn nhƣng giống mà dƣờng nhƣ không giống. Đạo diễn đã hoàn toàn sáng tạo lại nhân vật, khai thác quãng đời tiếp theo của Thứ khi Sống mòn kết thúc. Có thể nói, đạo diễn đã đồng sáng tạo để nhân vật của Nam Cao đi đến cái đích cuối cùng là theo cách mạng - nhƣ chính cuộc đời của nhà văn vậy. Ý đồ nghệ thuật của đạo diễn không nhằm tái hiện cuộc đời của một ông giáo khi dạy ở trƣờng tƣ mà chỉ khai thác nhân vật đó ở phƣơng diện một ngƣời con của Làng Vũ Đại, nhìn và cảm nhận về cuộc sống nơi làng quê. Thứ đã sống và tranh đấu cho ngƣời dân quê bằng trang viết của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)