CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT
2.2. Câu chuyện về lão Hạ c ngƣời nông dân cơ cực, bần hàn
2.2.2. Những sáng tạo của Phạm Văn Khoa trên phim
Hình ảnh lão Hạc trong phim bắt đầu bằng phân cảnh lão sang nhà giáo Thứ khi ông giáo mới ở tỉnh về và bà Ba nhà Bá Kiến vừa sang đòi nợ. Đạo diễn đã tạo ấn tƣợng cho ngƣời xem về một lão Hạc lƣơng thiện, hiền lành, quan tâm chân thành tới những ngƣời hàng xóm, láng giềng thân thiết. Đồng thời hé mở cuộc sống nghèo khổ túng quẫn của một gia đình thuộc giới trí thức. Họ cũng bị phụ thuộc, bị chi phối của giai cấp thống trị nhƣ mọi ngƣời nông dân bất hạnh khác trong cái làng Vũ Đại vốn xa phủ xa tỉnh ấy. Sự xuất
hiện của lão Hạc trong cảnh này gợi sự đồng cảm của những ngƣời cùng chung cảnh ngộ, cũng là cách gợi câu chuyện cho những mối xung đột phía sau, là sợi dây nối liền những sự biến trong cuộc đời lão. Phạm Văn Khoa đã khéo léo sáng tạo chi tiết, thay thế nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc
bằng nhân vật giáo Thứ trong truyện Sống mòn một cách thật tự nhiên. Tạo nên sự gắn kết giữa ba câu chuyện tƣởng nhƣ rời rạc.
Phân cảnh thứ hai, đạo diễn đã chọn cảnh nhà lão Hạc. Lão ngồi trên chõng tre ngoài sân, trƣớc mặt có một chai rƣợu và một cái chén, khuôn mặt trĩu nặng nỗi niềm. Lão vừa nói chuyện vừa vuốt ve con chó Vàng: “Cậu Vàng này, bố cậu sắp về rồi đấy. Hà hà… Bố cậu về rồi nó sẽ giết cậu mất thôi cậu Vàng ơi! Nhƣng cậu Vàng ăn khỏe quá, ông biết lấy gì nuôi cậu, chả nhẽ ông bán mảnh vƣờn này đi à? Bán đi, bố cậu về, lấy gì để sống hả cậu Vàng?”. Rồi ông ôm lấy đầu con Vàng mà lắc, mà cƣng nựng nhƣ ngƣời ta cƣng nựng một đứa con cầu tự, quý giá và đầy lo lắng. Đạo diễn đã để hình ảnh con chó Vàng xuất hiện ngay sau phân cảnh lão sang nhà giáo Thứ. Thực tế, trong truyện lão chỉ có một ngƣời bạn, ngƣời láng giềng thân quý và tin cẩn đó chính là ông giáo, và một “ngƣời” nữa cũng vô cùng quý giá với lão ấy chính là cậu Vàng. Nhớ con, ông chỉ biết tâm sự với cậu Vàng, những day dứt trong lòng của một ngƣời cha tội nghiệp cũng chỉ biết chia sẻ với cậu Vàng. Chỉ qua một lời độc thoại nhƣng chúng ta đã thấu suốt đƣợc những day dứt, những tranh đấu trong nội tâm của ngƣời cha đáng thƣơng này. Mọi suy tƣ, mọi tính toán ông đều xoay quanh mảnh vƣờn. Ông yêu quý giữ gìn mảnh vƣờn ấy hơn cả tính mạng của mình, bởi lẽ đó là điều tốt đẹp nhất mà ông có thể dành lại cho con…
Trên phim, ta thấy sự đấu tranh của lão để giữ mảnh vƣờn cho con trƣớc sự nhòm ngó, toan tính bóc lột của cha con Bá Kiến. Thằng Nhỡ sang nhà lão để thực hiện âm mƣu của cha con lão Bá. Khi thằng Nhỡ nói con ông
đã trốn theo cộng sản, lão nghe nhƣ sét đánh bên tai. Song lão Hạc cũng bình tĩnh mà rằng sẽ sang hỏi ý kiến ông giáo. Một lần nữa đạo diễn lại để cho lão “nói chuyện” với chó Vàng, và trong câu chuyện, cũng nhƣ phân cảnh trƣớc, cũng nhắc đến “bố cậu”, tức là đứa con trai ông ở nơi xa. Tập trung miêu tả không nhiều và kì công chọn cảnh, đạo diễn đã một lần nữa lột tả nỗi cô đơn, niềm day dứt và cả sự hy vọng ngƣời con trai sẽ sớm trở về. Có thể thấy khao khát đƣợc sum vầy bên con cháu của một con ngƣời khi tuổi đã xế chiều. Nhƣng con ngƣời đang tận đáy nỗi cô đơn của tuổi già ấy lại đang phải kiên cƣờng chống chọi với tất cả những âm mƣu của Lí Cƣờng và Bá Kiến. Trong cuộc nói chuyện với giáo Thứ, bản chất của giai cấp thống trị đã đƣợc phơi bày: “Cụ nghe tôi cứ bình tâm, bọn mọt dân vẫn dùng những thủ đoạn dọa dẫm, mình phải cứng cỏi. Bọn chúng bao giờ cũng mềm nắn, rắn buông”. Trong truyện của Nam Cao, ta không thấy chi tiết này. Cuộc đời bi kịch của lão Hạc chỉ xoay quanh cái đói, nghèo, lão luôn trăn trở và đấu tranh để không tiêu vào tiền hoa lợi từ mảnh vƣờn. Song, lão Hạc trên phim, không chỉ có thế, lão còn phải luôn luôn cảnh giác với âm mƣu chiếm vƣờn của cha con Bá Kiến. Rồi việc lão Hạc sang nhà giáo Thứ hỏi thăm tin tức của ông giáo lên tỉnh chƣa về. Câu nói: “Tôi mong ông giáo nhƣ con mong mẹ về chợ” cho thấy sự nôn nóng của lão mong muốn gặp ông giáo. Sóng gió và bão tố trong lòng ngƣời cha đáng thƣơng này luôn trỗi lên dồn dập. Có thể thấy quyết định bán chó là quyết định vô cùng khó khăn với lão. Tâm trạng này đƣợc thể hiện rõ nét khi lão gặp giáo Thứ ở vƣờn, lúc Thứ sang xin lá thuốc về xông cho con ốm. Lão đã khóc nhƣ một đứa trẻ. Lão khóc vì trót lừa dối một con chó. Đây là giọt nƣớc mắt chắt chiu từ tấm lòng trong sạch, lƣơng thiện vô ngần của lão. Sau đó lão viết văn tự bán vƣờn, còn bao nhiêu tiền, lão đều gửi ông giáo cả. Lão đã chuẩn bị cho cái chết của mình nhƣ vậy đó. Đạo diễn để lão Hạc trên màn ảnh thật chu tất khi thắp hƣơng kính lễ tổ tiên rồi mới mời ông
giáo sang để gửi gắm văn tự bán vƣờn. Đây là truyền thống đạo lí của dân tộc nhƣng cũng là cách đạo diễn thể hiện sự trân trọng của mình với lão Hạc: một ngƣời nông dân chân chất, nhƣng phép tắc, lễ nghi ở đời thì thật sâu sắc.
Trong tác phẩm kinh điển của mình, Phạm Văn Khoa còn sáng tạo một chi tiết thật ấn tƣợng và thú vị: chi tiết lão Hạc xin bả chó của Chí Phèo chứ không phải của Binh Tƣ. Đây là một chi tiết đặc sắc góp phần thể hiện ý đồ của đạo diễn khi xây dựng nhân vật Chí Phèo, đồng thời làm câu chuyện diễn ra chân thật, kết nối ba câu chuyện trở nên tự nhiên, không gian làng Vũ Đại trên phim vì thế, trở nên sống động, có hồn.
Cái chết của lão Hạc trên phim cũng đƣợc Phạm Văn Khoa dụng công đặc tả. Nếu trong truyện tác giả chỉ miêu tả cái chết dữ dội, không ai biết nguyên nhân của cái chết đột ngột và bất thình lình đó - chỉ có ông giáo và Binh Tƣ hiểu, song cả hai đều không muốn nói ra - thì trên phim, Phạm Văn Khoa đã để cho Chí Phèo nói ra tất cả. Chí Phèo giơ túi bả chó lên và nói với mọi ngƣời: “Ông lão ăn bả chó tự tử rồi!”. Tất cả nhƣ lặng đi trƣớc cái chết đáng thƣơng của một kiếp ngƣời. Giáo Thứ vuốt mắt cụ, khóc chua xót. Bởi đến giờ, giáo Thứ mới hiểu ý nghĩa tất cả những hành động của cụ.
Đám tang cụ Hạc diễn ra trong một ngày mƣa. Hình ảnh Giáo Thứ ngồi mãi bên cạnh ngôi mộ của lão Hạc, đôi mắt đau đáu xót xa là một ám ảnh. Có lẽ, cái chết của lão, hay nói cách khác, cái cách lão chết đã có một sự tác động thực mạnh mẽ tới ngƣời dân làng Vũ Đại và đặc biệt là giáo Thứ và Chí Phèo, đồng thời gây một sự ám ảnh với ngƣời xem. Đây là phân cảnh hoàn toàn sáng tạo của Phạm Văn Khoa, trong truyện, Nam Cao không xây dựng chi tiết này. Câu chuyện kết thúc khi ông giáo và Binh Tƣ nghe tin lão Hạc chết, những suy tƣ và trải lòng của ông giáo về cuộc đời. Trong phim, đạo diễn đã để dân làng làm đám tang cho lão Hạc, để từ giã một ngƣời con lƣơng thiện của làng. Đám tang kết thúc cuộc đời của một con ngƣời bất hạnh nhƣng lại
mở ra một sự đổi thay trong lòng chàng thanh niên trí thức Thứ. Lời hứa của Thứ trƣớc mộ: “Cụ Hạc ơi, tôi xin làm đúng những gì cụ ủy thác, tôi sẽ giữ nguyên vẹn mảnh vƣờn để trao lại cho con trai cụ. Tôi sẽ nói với anh ấy, cụ thà chết chứ quyết không chịu để mất mảnh vƣờn. Mãi mãi tôi nguyền rủa những kẻ đã hà hiếp cụ, đẩy cụ đến cái chết thê thảm này. Xin vĩnh biệt cụ!” là lời hứa của một con ngƣời trong lòng đang sục sôi sự căm phẫn, là lời hứa của một ngƣời đang sắp xếp trong lòng những dự định của một cuộc thay đổi. Và Thứ sẽ dùng cả quãng đời còn lại để làm nên cuộc đổi thay khỏi kiếp đời mòn ấy. Phạm Văn Khoa đã dụng công khai thác phân cảnh này để tạo nên một cao trào cho câu chuyện, tạo nên những mối xung đột đẩy nhân vật chính đến quyết định cuối cùng. Quay cận cảnh khuôn mặt Thứ, bên cạnh là dân làng và Chí Phèo, nền cảnh đồng quê yên ả, khuôn mặt ƣớt đẫm nƣớc mƣa, chan hòa với những giọt nƣớc mắt đau đớn của Thứ. Nén nhang thắp lên mộ cụ Hạc để đƣa tiễn linh hồn cụ, cũng là đƣa tiễn linh hồn ủy mị, bế tắc, mỏi mòn của Thứ. Có thể nói rằng, Phạm Văn Khoa thành công nhất khi để giáo Thứ soi chiếu cuộc đời mòn của mình vào cuộc đời mòn của lão Hạc.