Hy vọng đổi thay vụt tắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 66 - 69)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT

2.4. Câu chuyện của Thứ cuộc đời mòn và khao khát đổi thay

2.4.3. Hy vọng đổi thay vụt tắt

Giáo Thứ trên phim tƣởng chừng đã tìm đƣợc lối thoát của cuộc đời, nhƣng đúng nhƣ lời nhân vật Kim đã nói trƣớc khi Thứ về quê: “Văn chƣơng thời buổi này, những cái mình viết với tất cả tâm hồn mình thì không đƣợc đăng, còn những bài viết vớ vẩn trên những tờ báo lá cải thì lại có tiền”. Thứ lại rơi vào bế tắc khi ông chủ tòa báo Quốc Hồn bị bắt giữ. Lang thang ở Hà Nội, cầm trên tay tập bản thảo tâm huyết nhƣng Thứ cứ lần lƣợt bị từ chối chỉ bởi lẽ văn của ông không hợp thời, “không đúng gu của độc giả”. Phải viết những thứ nhƣ Mũi tên thần, Nụ cười giai nhân…thì mới mong bán chạy, mới mong đƣợc các nhà xuất bản đón nhận. Trong khoảnh khắc bế tắc, bi đát nhất của cuộc đời Thứ, đạo diễn để Kim xuất hiện. Kim có nhắc đến Nẫm, một ngƣời dám hy sinh vì mục đích song Kim phủ nhận tất cả. Hắn cho rằng:

“Theo tôi sống sƣớng nhất là quên đƣợc cuộc đời này, mà đối với tôi, rƣợu, rƣợu là men của cuộc đời này và cũng là thần dƣợc để quên cuộc đời này”. Sau cuộc gặp gỡ với Kim là cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Nẫm. Sự xuất hiện của Nẫm trong thời khắc này có tác động lớn tới Thứ, nó đã nhóm lên một chút hy vọng vào sự đổi thay. Lời Nẫm gửi gắm: “Anh Thứ ạ, hoàn cảnh của tôi cũng không hơn gì anh đâu, nhƣng nếu ta không vùng lên giành quyền sống thì cả dân tộc này chết mòn hết” đã khiến Thứ trăn trở suy tƣ, nhất là ở trong hoàn cảnh gia đình mà nhƣ Thứ nói là “bi đát lắm”. Trong những thời khắc bế tắc mang tính quyết định của cuộc đời Thứ, đạo diễn đều để cho Nẫm và Kim - hai ngƣời bạn thân thiết của Thứ - xuất hiện. Hai ngƣời bạn, hai chiến tuyến, kẻ sống vì mục đích, hi sinh vì mục đích hay kẻ sống hƣởng thụ sẽ ảnh hƣởng và thay đổi cuộc đời Thứ? Song quyết định cuối cùng của Thứ không hề diễn ra nhanh chóng sau những lần gặp gỡ đó. Thứ còn trăn trở, còn suy tƣ. Đạo diễn còn đặt Thứ vào trong các hoàn cảnh khác nhau để Thứ buộc lòng phải đi đến quyết định cuối cùng cho cuộc đời mình.

Cuộc sống mòn mỏi tƣởng chừng cứ yên bình vậy trôi đi. Song đã xảy ra một loạt những biến cố với gia đình Thứ và cả dân làng Vũ Đại. Bài báo

“Những con mọt dân” Thứ viết đã khiến cho cha con Bá Kiến vô cùng tức tối. Chúng đã có những âm mƣu hòng đẩy Thứ vào tù. Lý Cƣờng đã rất cay cú: “Nguy hiểm là thằng giặc chữ ấy, thằng giặc chữ ấy mới nguy hiểm, mới hay chõ mõm vào việc nhà mình” và chúng tìm cách để tiêu diệt Thứ, san bằng những cản trở trên con đƣờng thống trị của chúng. Một chi tiết thú vị là việc thằng Nhỡ đƣợc lý Cƣờng sai chôn hũ rƣợu lậu vào vƣờn nhà Thứ. Chi tiết này làm ta nghĩ đến câu chuyện Bước đường cùng của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Sự tiếp nhận sáng tạo của Phạm Văn Khoa cùng nhà biên kịch Đoàn Lê trong việc khai thác kịch bản đã khiến cho bộ phim mang đầy đủ dấu

ấn của một giai đoạn lịch sử mà nhà văn không thể phản ánh hết trong một thiên truyện.

Phân cảnh gần cuối phim là cuộc gặp gỡ bất ngờ khi Nẫm tìm đến nhà Thứ. Đây là cảnh phim mang nhiều ý nghĩa, với nhân vật chính nhƣng cũng là phân cảnh quan trọng chứa đựng ý tƣởng của đạo diễn trong xây dựng kịch bản. Trên phim, cuộc nói chuyện chỉ dài gần 4 phút nhƣng ta thấy toàn bộ những bế tắc, nhƣng nỗi canh cánh trong lòng Thứ dƣờng nhƣ đƣợc nhóm dậy, chỉ chờ cơ hội lại bùng cháy. Thứ vẫn cho rằng, sức của mình không đủ cầm súng thì hắn sẽ cầm bút chiến đấu, nhƣng ngay lúc này, Thứ đang rơi vào bế tắc bởi cứ cầm bút anh lại thấy vô nghĩa và anh nhận ra rằng cứ tƣởng trốn lánh về quê mà yên tĩnh để viết, để sáng tạo nhƣng cả thành thị và thôn quê đều không có chỗ đứng cho mình. Anh cay đắng nhận ra đó chính là thói mơ hồ của giai cấp tiểu tƣ sản. Và có những kể yếu đuối đến mức nhận ra điều đó nhƣng lại ngại thay đổi và không dám thay đổi. Nẫm là một chiến sĩ cộng sản mạnh mẽ. Anh đã sớm từ bỏ những ảo tƣởng để dấn thân và chấp nhận những hiểm nguy mà con đƣờng đi mình đã chọn mang lại. Nẫm đã nhìn thấy tƣơng lai tƣơi sáng đầy sinh khí cho bản thân và cho cả dân tộc: “Tôi muốn nói với anh một điều, kẻ thù muốn dồn dân ta vào con đƣờng cùng cực, bọn thực dân muốn đàn áp cách mạng, muốn dìm cách mạng trong biển máu, nhƣng Thứ ạ, chúng càng đàn áp thì phong trào cách mạng càng lên cao, chính thời cơ này sẽ tạo nên những thay đổi lớn”. Thứ đã nhận ra sự thống khổ của nông dân nhƣng có lẽ nhƣ Nẫm nói, anh chƣa nhìn thấy sức mạnh cách mạng và sự biến đổi lớn lao trong con ngƣời họ, nếu nhƣ họ đƣợc tổ chức giác ngộ. Với những ngƣời trí thức nhƣ Thứ, hãy không nên chần chừ nữa, quyết định đi và đứng lên cứu lấy nƣớc, cứu lấy mình. Rõ ràng, ở Thứ đã có một cơn chấn động mạnh mẽ. Muốn thoát khỏi cuộc sống mòn mỏi, sống không bằng chết này chỉ có cách là đứng lên đấu tranh, cầm súng và chiến đấu. Nhận ra điều này và

đƣợc Nẫm giác ngộ sâu sắc, song dƣờng nhƣ Thứ vẫn chần chừ, vẫn dùng dằng, anh chƣa thực sự quyết chí ra đi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)