Phần kết thúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 90 - 128)

Chƣơng 3 : KẾT CẤU CỦA BỘ PHIM

3.2. Bi kịch của những ngƣời nông dân và lựa chọn mới của ngƣời trí thức

3.2.2. Phần kết thúc

Bộ phim kết thúc với nhiều bi kịch, nhƣng tƣ tƣởng của câu chuyện không dừng ở đó. Phạm Văn Khoa không nhằm nói tới các bi kịch, ông tạo ra một hƣớng đi cho cuộc đời mòn của giáo Thứ cũng nhƣ sự đổi thay cho dân làng Vũ Đại bằng việc tiếp nhận những thông tin, những câu chuyện về cuộc đời nhà văn Nam Cao. Thứ quyết định ra đi dù nhƣ anh nói là đã “muộn”. Song không mau chóng quyết định thế thì có lẽ ngƣời tiếp theo chịu nỗi bất hạnh chính là Thứ và gia đình anh. Bộ phim sử dụng kết cấu đầu cuối tƣơng ứng. Mở đầu câu chuyện là cảnh giáo Thứ về làng trên một chuyến đò. Kết thúc câu chuyện cũng là cảnh giáo Thứ ra đi trên một chuyến đò. Kết cấu này

tạo sự hô ứng cho tác phẩm. Thứ trở về bên cạnh là những ngƣời dân làng Vũ Đại, nhƣng cuộc sống lúc trở về lại mỏi mòn, bần cùng và bế tắc. Thứ ra đi chỉ có một mình, song không hề chùn bƣớc, trong lòng ngƣời trí thức ấy chứa đựng một quyết tâm lớn lao về sự đổi thay. Vẫn cảnh ấy, ngƣời ấy nhƣng tƣ tƣởng đã thay đổi, đã biến thành hành động dứt khoát: “muộn, nhƣng tôi phải đi ngay”. Kết cấu này giống với kết cấu trong truyện Chí Phèo. Song, nếu kết cấu trong truyện đƣa cuộc sống của nông thôn Việt Nam trƣớc cách mạng đi vào bế tắc, không lối thoát, thì kết cấu trong phim mở ra một chân trời mênh mông hy vọng. Thứ ra đi một mình nhƣng Thứ không cô độc. Chắc chắn Nẫm đang đợi anh ở một nơi nào đó, chắc chắn Thứ sẽ làm đƣợc điều gì đó cho bản thân, cho gia đình, cho làng quê và cho dân tộc mình.

Thời lƣợng bộ phim kéo dài 90 phút, vừa đủ để ngƣời xem tiếp nhận một câu chuyện với nhiều bi kịch. Nhƣng cái kết của bộ phim lại đầy ánh sáng và hy vọng. Có thể nói rằng chuyển thể là một công việc đòi hỏi có tìm tòi, đào sâu vào tác phẩm văn học, đồng thời phải có tính sáng tạo lớn trong quá trình tiếp nhận. Phạm Văn Khoa không chỉ có những cảm xúc riêng với

truyện của Nam Cao mà ông còn có những đam mê của chính bản thân mình để đƣa đƣợc những kiệt tác của Nam Cao lên màn ảnh. Dƣờng nhƣ Phạm Văn Khoa đã quên đi câu chuyện nguyên tác để bắt đầu tiếp nhận nhƣ một sự sáng tạo hoàn toàn mới mẻ.

Tiểu kết

Phạm Văn Khoa đã tiếp nhận thành công nhóm tác phẩm của Nam Cao. Ông đã xây dựng lên một kết cấu kịch bản mà ở đó thấy rõ đƣợc các giai đoạn phát triển trong nội tâm của nhân vật Thứ, nhân vật lão Hạc và Chí Phèo ở mỗi tình tiết, sự kiện tiêu biểu thông qua các giai đoạn phát triển của cốt truyện. Quan trọng nhất, đạo diễn đã đƣa ra đƣợc chủ đề, các mâu thuẫn, xung đột và cách giải quyết các mâu thuẫn, xung đột đó một cách logic, chặt chẽ và thống nhất. Các nhân vật soi chiếu vào nhau, tìm ra mục đích của cuộc đời mình có những quyết định cuối cùng để thay đổi cuộc sống mòn mỏi, dù những quyết định đó có những lúc, những hoàn cảnh tiêu cực. Đạo diễn đã làm nổi bật mối quan hệ giữa các nhân vật để từ đó đƣa đến hình ảnh trung tâm về cuộc sống của giáo Thứ trong mối quan hệ với những con ngƣời nơi làng quê, đồng cảm, chia sẻ với những bất hạnh của họ, khao khát đổi thay để làm lại cuộc đời, thay đổi cả cuộc sống bế tắc nơi làng quê của mình. Sắp xếp các tình tiết của ba câu chuyện theo sự phát triển của thời gian, miêu tả những biến cố quan trọng cùng việc xây dựng những phân cảnh có chiều sâu để làm nổi bật nội tâm của các nhân vật mang đến cho bộ phim một câu chuyện thú vị và hấp dẫn nhƣng cũng đầy ám ảnh tới khán giả. Đạo diễn đã xây dựng một hành trình mà Thứ đi tìm lại chính mình, bỏ đi những nhỏ nhen, ích kỉ, những rụt rè, chần chừ để tới quyết định lớn lao, tham gia vào kháng chiến nhƣ chính cuộc đời Nam Cao đã lựa chọn. Đạo diễn đã gợi ra một cách tiếp cận mới cho ngƣời xem về những tác phẩm của Nam Cao, về những nhân vật đã đi vào

huyền thoại nhƣ: Bá Kiến, Chí Phèo, lão Hạc, ông giáo, tạo nên một hiệu ứng tiếp nhận mới với những tác phẩm chuyển thể của Nam Cao nói riêng và những tác phẩm cùng cuộc đời thật của ông nói chung.

KẾT LUẬN

1. Chuyển thể là một công việc không mấy dễ dàng với các nhà làm phim nhƣng nó đã đem đến một làn sóng mới mẻ cho việc tiếp nhận các tác phẩm văn học. Sự sáng tạo này là quá trình tiếp nhận chuyển đổi loại hình nghệ thuật từ văn học sang điện ảnh thông qua một loạt các nhân tố tiếp nhận nhƣ đạo diễn, biên kịch, diễn viên, kĩ thuật viên… Sự tiếp nhận sáng tạo một tác phẩm văn học trong công tác chuyển thể sẽ để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả không chỉ với tác phẩm chuyển thể mà cả với tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể. Đồng thời trong quá trình tiếp nhận, ngƣời xem sẽ cung cấp cho tác phẩm nhiều trƣờng nghĩa hơn và vì thế tác phẩm văn học cũng trở nên phong phú, đa nghĩa hơn. Theo thời gian, các tác phẩm văn học luôn đƣợc coi là nguồn tài nguyên không bao giờ vơi cạn đối với điện ảnh. Nhờ chính những đặc trƣng và mối quan hệ chặt chẽ giữa hai loại hình nghệ thuật này mà thông qua các bộ phim chuyển thể chúng ta sẽ thấy đƣợc cả quá trình đọc, cảm nhận và sáng tạo của những nhà làm phim. Từ cơ sở vấn đề lý thuyết tiếp nhận và mối quan hệ giữa tác giả - tác phẩm - ngƣời đọc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy để thấy đƣợc quá trình nghiên cứu tiếp nhận sáng tạo các tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao.

2. Làng Vũ Đại ngày ấy là một trong những tác phẩm chuyển thể thành công của đạo diễn Phạm Văn Khoa. Bộ phim hoàn thành vào năm 1982 và đƣợc chuyển thể dựa trên bộ ba tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao: Sống mòn, Chí PhèoLão Hạc. Bộ phim đã tập trung vào câu chuyện của một trí thức giàu lí tƣởng và hoài bão nhƣng tất cả những tâm huyết của giáo Thứ đều bị bóp nghẹt bằng cách này hay cách khác trong một cái xã hội đẩy ông và tất cả những ngƣời làng Vũ Đại đến tận cùng nỗi thống khổ. Cuộc đời ông giáo cứ chết dần, chết mòn trong sự mòn mỏi, túng quẫn chung ấy. Trong mối quan

hệ với lão Hạc và Chí Phèo, những ngƣời nông dân bị xô đẩy vào con đƣờng cùng quẫn, buộc phải lựa chọn cái chết để giữ gìn sự lƣơng thiện của mình, giáo Thứ đã thức tỉnh và quyết định thay đổi. Ông giáo đã lựa chọn một con đƣờng khó khăn, nguy hiểm, đối mặt với cái chết nhƣng là con đƣờng duy nhất để giáo Thứ có thể làm một điều gì đó cho gia đình và cho làng quê nơi mình sinh sống. Có thể thấy, Phạm Văn Khoa đã tiếp nhận sáng tạo những tác phẩm của Nam Cao bằng sự chân thành, sự tri âm và bằng ngôn ngữ điện ảnh của riêng mình. Ông đã chuyển tải đƣợc nỗi bế tắc của một nhóm nhân vật, của một làng quê cũng là của cả một thời kỳ lịch sử đau thƣơng. Bối cảnh bộ phim chủ yếu tập trung trong không gian của làng Vũ Đại (cũng là đại diện cho nông thôn Việt Nam trƣớc năm 1945). Hơn nữa, để tạo nên sự liên kết liền mạch giữa ba tác phẩm, đạo diễn đã xây dựng một kết cấu kết nối mạch phim với các diễn biến có phát triển, cao trào và kết thúc xoay quanh những biến cố trong cuộc đời của các nhân vật chính. Mặc dù tích hợp ba tác phẩm riêng biệt trong một bộ phim nhƣng ngƣời xem không hề thấy sự khiên cƣỡng, các sự kiện trong phim nối kết với nhau chặt chẽ và hết sức tự nhiên, các nhân vật chân thực nhƣ bƣớc ra từ cuộc đời thật. Cả bức tranh về nông thôn Việt Nam trƣớc cách mạng hiện lên sống động và đầy cảm xúc. Có thể thấy đạo diễn đã thể hiện đƣợc trọn vẹn thông điệp trong từng tác phẩm của Nam Cao nhƣng đặt ở một bối cảnh thời đại mới, trong một cảm quan rất mới. Ở tất cả các cảnh quay, các khung hình, âm thanh, cảm xúc nhân vật…ta đều cảm nhận sự trân quý mà Phạm Văn Khoa và các cộng sự đã dành cho Nam Cao cùng những sáng tác của ông.

3. Ra đời trƣớc những năm 1945, những tác phẩm của Nam Cao rơi vào bế tắc, ông chƣa tìm đƣợc đƣợc lối thoát cho nhân vật của mình. Gần 4 thập kỉ sau, Phạm Văn Khoa đã tiếp nhận sáng tạo ba tác phẩm, ba câu chuyện thành một bức tranh toàn cảnh về làng Vũ Đại, ông cũng tạo cho nhân vật

trung tâm sự giải thoát khỏi kiếp đời mòn căn cứ vào thực tế cuộc đời của chính nhà văn Nam Cao. Qua tác phẩm chuyển thể điện ảnh này, một lần nữa chúng ta thấy giá trị của những tác phẩm của Nam Cao là bất biến theo thời gian. Sự tiếp nhận những tác phẩm văn học của Nam Cao trong từng giai đoạn lịch sử dẫu khác, nhƣng tựu trung, vẫn khẳng định sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng độc giả. Khai thác sự tiếp nhận sáng tạo của Phạm Văn Khoa để hiểu một cách tiếp nhận mới về những tác phẩm của Nam Cao cũng là cách để chúng ta tri âm với tác giả của mình. Trên cơ sở này, chúng ta sẽ có những định hƣớng tiếp nhận những tác phẩm văn học của nhà văn (cũng nhƣ các tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể khác) tới đối tƣợng học sinh, mở rộng một cách khai thác mới, tạo thêm những hứng thú trong quá trình tiếp cận môn học Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tuyển tập Nam Cao, (2016), Nhà XB Văn học.

2. Phạm Sỹ Cƣờng, (2016), Một phương diện của ngôn ngữ đối thoại trong

truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945, Tạp chí nghiên cứu Lý luận, Phê bình và Lịch sử văn học, tháng 12.

3. Nguyễn Văn Dân, (1985), Tiếp nhận“mỹ học tiếp nhận” như thế nào? Thông

tin Khoa học xã hội, số 11 (89) .

4. Nguyễn Văn Dân, (1986), Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trên quan

điểm liên ngành, Tạp chí Văn học, Số 4.

5. Nguyễn Văn Dân - Trần Đình Sử và tác giả khác, (1991), Văn học nghệ thuật

và sự tiếp nhận, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội (Nguyễn Văn Dân biên tập và giới thiệu).

6. Phan Cự Đệ và cs, (1997), Văn học Việt nam (1900- 1945).

7. Hà Minh Đức (chủ biên) và cs, (1998), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

8. Trƣơng Đăng Dung, (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, NXB Khoa

học xã hội.

9. Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học là quá trình, NXB Khoa học xã

hội.

10. Lê Thị Dƣơng, (2016), Chuyển thể văn học điện ảnh (Nghiên cứu liên văn

bản), NXB Khoa học Xã hội.

11. Văn Giá (tuyển chọn và biên soạn), (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà

trường - Nam Cao, NXB Giáo dục.

12. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật

ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2000, tr116.

13. Nguyễn Văn Hạnh, (1971), Ý kiến của Lê-nin về mối quan hệ giữa văn học

14. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1998) Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục.

15. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, (1993), “Hanx Rôbơc Daux (Hans Robert Jauss)

người sáng lập trường phái mỹ học Công - xtăng (Konstanz), Tạp chí Văn học, Số 6.

16. M.B.Khrapchenko (1972) cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn

học, NXB nhà văn Xô Viết.

17. Phƣơng Lựu (chủ biên) và cs, (2002), Lý luận văn học - tập I, Văn học, Nhà

văn, Bạn đọc, NXB Đại học Sƣ phạm.

18. Phƣơng Lựu, (1997), Tiếp nhận văn học, NXB Giáo dục.

19. Nguyễn Đăng Mạnh, (2008), Tuyển tập phê bình văn học, NXB Đà Nẵng,

(bản PDF).

20. Trần Đình Sử (chủ biên) và cs, (2012), Lí luận văn học - tập 2, NXB Đại học

sƣ phạm.

21. Trần Đình Sử (chủ biên) và cs, (2012), Lí luận văn học - tập 1, NXB Đại học

sƣ phạm.

22. Trần Đình Sử (chủ biên) và cs (2004) Giáo trình lý luận văn học - tập 1, Bản

chất và đặc trƣng văn học, NXB Đại học Sƣ phạm.

23. Trần Đình Sử, (2008), Lý luận và Phê bình văn học, NXB Giáo dục.

24. Trần Đăng Suyền, (2008), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, NXB Khoa học và

Xã hội.

25. Trần Đăng Suyền, (2003), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,

NXB Văn học.

26. Bích Thu (Biên soạn và tuyển chọn), (1998), Nam Cao về tác gia và tác

27. Hoàng Phong Tuấn (2012) Tiếp nhận văn học nghệ thuật, Lý thuyết tiếp nhận văn học đầu thế kỉ XXI: những tiếp cận từ góc độ diễn ngôn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Huỳnh Vân, (2009), Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong

mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss, Nghiên cứu Văn học, Số 3.

29. Huỳnh Vân, (2010), Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp

nhận, Nghiên cứu Văn học, Số 3.

Tài liệu tham khảo trên Internet

30. TS. Phùng Ngọc Kiên, những giới hạn tiếp nhận Bà Bovary ở Việt Nam qua

trường hợp các bản dịch, Trang Khoa Ngữ văn, ĐHSP I,2/1/2017,TShttp://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Vanhocnuocngoai/tabid/1 05/newstab/1858/Default.aspx

31. Tiểu Quyên, Văn học- điện ảnh: Hiệu ứng cộng sinh), báo Ngƣời lao động

online, 27/11/2010, (http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/van-hoc-dien-anh- hieu-ung-cong-sinh- 2010112712436129.htm

32. Mỹ Trân, Chuyển thể văn học thành tác phẩm điện ảnh: Khó để so sánh,

nguồn: Báo An ninh thế giới online, 9/7/2015, http://antg.cand.com.vn/Kinh- te-Van-hoa-The-Thao/Mot-khoang-cach-xakho-de-so-sanh-357492)

33. Felix V.Vodicka, Lịch sử tiếp nhận các tác phẩm văn hoc, Huỳnh Vân dịch từ sách “Rezeptionsaesthetik - Theorie und Praxis, Rainer Warning chủ biên, NXB Wilhelm Fink, Muenchen 1975, nguồn: Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn số 21(46) tháng 10/2016.

34. Đào Lê Na, (2015), Luận án tiến sĩ “Lí thuyết cải biên học: Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh - trường hợp Kurosawa Akira, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, (2015), luận văn Phim truyện Làng Vũ Đại ngày ấy và việc chuyển thể các tác phẩm truyện văn học của Nam Cao, Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

KỊCH BẢN PHIM LÀNG VŨ ĐẠI NGÀY ÂY STT

phân cảnh

Nội dung Ghi chú

1

Bảng hiệu trƣờng tƣ Tương Lai bị gỡ xuống, thay thế bằng hiệu thuốc Ông Tiên - Chuyên chữa các bệnh hoa liễu.

- Giáo Thứ đôi mắt trầm mặc, xót xa, quay đi.

2

Cảnh căn phòng giáo Thứ, giáo Thứ đang thu xếp sách vở, đồ đạc để về quê.

(Cảnh Kim tìm đến phòng giáo Thứ)

- Anh Thứ.

- Kìa anh Kim, cơn gió nào đƣa anh đến nơi này? - Trƣờng đóng cửa à?

- Trƣờng lỗ vốn không sống nổi.

- Anh đã lê bƣớc suốt từ Bắc vào Nam mà vẫn không kiếm nổi một chỗ đứng sao?

- Đã từ lâu tôi ƣớc mong mình làm đƣợc một điều gì cho nhân loại khổ cực, đau đớn, điên cuồng này nhƣng rốt cuộc chỉ là ảo vọng.

- Trƣờng đóng của rồi bây giờ anh tính sống ra sao?

- Anh bảo bây giờ tính sống ra sao? Tôi nhƣ con ngựa còm cứ ì ạch qua đƣợc cái dốc này, lại tiếp đến cái dốc kia. Bây giờ thì Tƣơng Lai đóng cửa mất rồi, đành tạm về quê ăn bám vợ con, tìm cách sống sau. Anh Kim này, tôi định viết văn.

- Phải, từ hồi học ở trƣờng Bƣởi, anh đã có khƣớu về văn. Văn chƣơng thời buổi này, những cái mình viết với tất cả tâm hồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 90 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)