Quyết định cuối cùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ VỀ LÍ THUYẾT

2.4. Câu chuyện của Thứ cuộc đời mòn và khao khát đổi thay

2.4.4. Quyết định cuối cùng

Các biến cố lớn liên tiếp xảy ra với ngƣời dân làng Vũ Đại. Đầu tiên là cái chết của lão Hạc. Ai cũng đau đớn, xót thƣơng cho số phận của ông lão, càng chua xót khi biết nguyên nhân cái chết của lão. Một kẻ tƣởng vô tâm vô tính nhƣ Chí Phèo mà cũng xót xa trƣớc cái chết của cụ, lên tiếng bênh vực cụ, chửi thẳng vào mặt cha con Bá Kiến với những lời lẽ phẫn uất. Thứ thì đau đớn, hiểu và nguyền rủa những kẻ đã gây ra cái chết của cụ.

Tiếp theo là cái chết của Chí Phèo. Hắn vung dao giết Bá Kiến - kẻ thù của cuộc đời mình - rồi sau đó tự sát. Cái chết của kẻ mà dân làng cho rằng đáng chết, cho rằng “ác giả, ác báo” ấy lại khiến cho Thứ xót thƣơng. Xót thƣơng cho kẻ khốn cùng và xót thƣơng chính mình, trầm ngâm lo lắng không biết rằng rồi ai sẽ là kẻ tiếp theo trở thành nạn nhân của bọn cƣờng hào ác bá ấy.Bá Kiến dẫu có chết nhƣng thằng bố chết, thằng con lại gian ác hơn. Sẽ lại có những số phận nghiệt ngã nhƣ lão Hạc, đáng thƣơng nhƣ Chí Phèo nếu vẫn còn những kẻ tàn ác nhƣ cha con nhà Bá Kiến. Thứ nhận ra rằng: “Chính

mình rồi cũng chết nhục nhã ở cái xó xỉnh này. Không, không chần chừ nữa. phải đứng lên cứu lấy nƣớc, cứu lấy mình”. Đến lúc này con ngƣời hành động trong Thứ mới trỗi dậy. Thứ hiểu rằng đây là con đƣờng duy nhất để Thứ bảo vệ gia đình và những ngƣời dân làng Vũ Đại. Anh quyết chí ra đi dù phía trƣớc là bầu trời rộng lớn với muôn vàn hiểm nguy mà anh sẽ phải đốiđầu.

Cuộc đời của Thứ trên phim khiến ta nhắc nhớ tới cuộc đời của Nam Cao ngoài đời thực. Cũng là một nhà văn đầy tâm huyết, dùng ngòi bút mạnh mẽ của mình bóc trần hiện thực. Song chƣa đủ, Nam Cao đã dấn thân vào hiểm nguy, đối đầu với cuộc chiến cam go với tƣ cách của một chiến sĩ. Nam Cao hi sinh. Cái chết của nhà văn là một minh chứng rõ nhất cho quan điểm “sống đã rồi hãy viết”, cho cuộc lột xác thoát ra khỏi cái “chết mòn” của cả một lớp ngƣời, một thời đại lúc bấy giờ. Có lẽ Phạm Văn Khoa, biên kịch Đoàn Lê cùng đoàn làm phim của mình đã thật tâm huyết với Nam Cao để đƣa lên màn ảnh một Làng Vũ Đại ngày ấy nhƣ thế.

Tiểu kết

Xây dựng nhân vật Thứ nhƣ một nhân chứng lịch sử, đạo diễn đã chỉ ra đầy đủ những bi kịch cá nhân, bi kịch xóm làng, cảm nhận và thấu hiểu đến tận cùng những nỗi đau tinh thần của con ngƣời. Mỗi nhân vật, mỗi bi kịch mang đến cho ngƣời đọc những suy tƣ, day dứt. Một xã hội với những kẻ nhƣ Bá Kiến lộng hành sẽ tạo ra những kiếp đời tủi cực nhƣ lão Hạc, đáng thƣơng nhƣ Thị Nở, đáng buồn nhƣ giáo Thứ, cũng nảy nòi ra kiếp ngƣời vừa đáng giận vừa đáng thƣơng nhƣ Chí Phèo. Phạm Văn Khoa khiến ngƣời xem sống trong những cung bậc cảm xúc nhƣ thế mà hoài vọng về một xã hội nông thôn thời thuộc Pháp xƣa.

Làng Vũ Đại ngày ấy hoàn thành và công chiếu năm 1982. Tính đột phá của bộ phim thể hiện ở việc tại thời điểm đó ở Việt Nam, cách xâu chuỗi gói ghém các tác phẩm vào một bộ phim quả thực chƣa ai làm. Dù là sự tiếp

nhận những tác phẩm văn học thành một tác phẩm điện ảnh mang tính chất hòa trộn song ngƣời xem không hề thấy khiên cƣỡng bởi tính xuyên suốt của chủ đề phim. Kết cấu bộ phim mà chúng tôi sẽ tìm hiểu ở chƣơng III cũng là một sự đột phá trong việc thể hiện ý tƣởng nghệ thuật của đạo diễn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp nhận nam cao qua chuyển thể điện ảnh làng vũ đại ngày ấy (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)