Liên kết website các điểm, các cơ sở du lịch dịch vụ có tiềm năng hợp

Một phần của tài liệu Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ (Trang 93 - 95)

2.3 .Khái quát quá trình điều tra

3.2. Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng CNTT trong xúc

3.2.3.2. Liên kết website các điểm, các cơ sở du lịch dịch vụ có tiềm năng hợp

tác trong và ngoài nước

Để Phát triển website du lịch tỉnh nhà ta phải xác định khâu xúc tiến, thu hút về hình ảnh, quảng bá du lịch, sản phẩm là khâu tiên quyết, do đó cần đẩy mạnh việc liên kết tổ chức quảng bá sản phẩm du lịch chung của các tỉnh khu vực Tây Bắc các điểm đến và tổ chức tiếp thị thị trường trong và ngoài nước. Để đạt được hiệu quả cao trước hết phải xây dựng được cơ chế liên kết hiệu quả (có Ban chỉ đạo, nguồn kinh phí đóng góp chung, phương hướng, dự án phát triển chung và có bộ máy chuyên trách hoạt động của cả vùng…). Nhờ tranh thủ được vốn đầu tư của Tổ chức SNV (tổ chức phi chính phủ Hà Lan) và đặc biệt là dự án EU của TCDL nên bước đầu tỉnh Tây Bắc có nguồn kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng thương hiệu, quy hoạch điểm, tuyến du lịch và xây dựng trang web quảng bá chung, tăng cường phối hợp web giữa các Trung tâm xúc tiến du lịch của các tỉnh và Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch cung cấp hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc sắc, thông tin điểm đến cho du khách; hợp tác trong công tác tuyên truyền, quảng bá liên vùng; phối hợp liên kết website giới thiệu du lịch của các Sở Du lịch của các tỉnh trong và ngoài nước.… Các Sở VHTTDL cũng bố trí các chuyên viên làm việc theo chế độ bán chuyên trách. Đồng thời nhờ tranh thủ được một số nguồn vốn của các dự án EU, dự án Tây Ban Nha, dự án SVN và kinh phí của các tỉnh nên 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã phát triển mạnh mơ hình du lịch cộng đồng với những sắc thái khác nhau

Tiểu kết chương 3:

Ở chương này, từ những kết quả khảo sát, đánh giá ở chương 2 và căn cứ vào nhưng cơ sở là những nghị quyết, phương án phát triển du lịch của Chính Phủ nói chung và của Tỉnh nói riêng. Từ những chủ trương, chính sách đó sẽ thấy được xu hướng của việc phát triển du lịch hiện nay.

Từ đó tác giả lấy làm cơ sở để bước đầu đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng CNTT trong xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Phú Thọ. Cụ thể các nhóm giải pháp đi sâu vào việc nâng cao, nâng cấp các nền tảng cơng nghệ sẵn có, đầu tư có bài bản để thay đổi được độ lan tỏa cảu các nền tảng đó. Ngồi ra, tác giả cũng đề nghị có những giải pháp liên kết nội tỉnh, liên kết vùng, tỉnh thậm trí liên hệ ngồi nước để có được sự hiệu quả cao trong cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch nhờ vào việc áp dụng CNTT.

Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra những giải pháp về tư duy phát triển CNTT trong du lịch và nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, bởi để vận hành được các nền tảng CNTT một cách có hiệu quả thì vấn đề chun mơn của nhân sự chịu trách nhiệm vận hành là điều then chốt.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)