Tài nguyên du lịch văn hóa:

Một phần của tài liệu Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

B. NỘI DUNG

2.1. Tổng quan du lịch tỉnh Phú Thọ

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa:

Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc Việt Nam với hệ thống giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm dấu ấn từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước với 967 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó, 318 di tích được Nhà nước xếp hạng (Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng, 73 di tích quốc gia, 244 di tích cấp tỉnh); 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương; các di tích khảo cổ thời tiền sử và sơ sử như Làng Cả, Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun chứa đựng nhiều dấu ấn, văn minh Việt cổ tích hợp tầng sâu của văn hóa Việt Nam; 30 di tích liên quan Hát Xoan; 04 bảo vật quốc gia; 08 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phong phú, đặc sắc, bao gồm nhiều loại hình mang đậm sắc thái cội nguồn, trong đó, hệ thống lễ hội dân gian là giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vùng đất Tổ Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú Thọ cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hoá đặc sắc của những bản làng như hội Đền Hùng, hội phết Hiền Quan, hội bơi chải Bạch Hạc... Phú Thọ cịn có kho tàng thơ ca, hị, vè rất đặc sắc, những làn điệu hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê Trung du; các làng nghề truyền thống nổi tiềng như mây tre đan Đỗ Xuyên, ủ ấm Sơn Vi, nón lá Sai Nga, Gia Thanh.v.v... rất hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu.

* Di tích lịch sử:

Khu di tích lịch sử Đặc biệt quốc gia Đền Hùng:

- Vị trí: Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì cách trung tâm thành phố 7 km về phía Bắc.

- Đặc điểm tài nguyên: Đền Hùng là nơi thờ cúng các Vua Hùng, tồn bộ khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hịa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao hùng vĩ. Ngồi ra cịn có Đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền Lạc Long Quân được đầu tư xây dựng mới tạo cho quần thể khu di tích đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ. Tại đây hàng năm diễn ra lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

- Khả năng khai thác phục vụ du lịch: Di tích Đền Hùng với khả năng khai thác thành khu du lịch văn hóa, lễ hội cấp quốc gia.

Đền Mẫu Âu Cơ :

- Vị trí: Thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa.

- Đặc điểm tài nguyên: Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Đền có từ thời Hậu Lê với kiến trúc chạm gỗ quý giá được coi như những tiêu bản của nền nghệ thuật đương đại. Tượng Mẫu Âu Cơ trong đền được tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao.

- Khả năng khai thác du lịch:. Khai thác du lịch tâm linh, về nguồn.

* Di sản văn hóa thế giới

Ca Trù của người Việt.

Ca Trù có nhiều tên gọi, theo từng địa phương. Có nơi gọi là hát cửa đình, hát ả đào, hát cửa quyền, hát cơ đầu, hát nhà tơ, hát nhà trị và hát ca công. Ca Trù là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam; gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.

Theo đánh giá của UNESCO: “Ca Trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay; được biểu diễn trong khơng gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca Trù thể hiện ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca Trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động của lịch sử xã hội nhưng Ca Trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật đối với văn hóa Việt Nam”.

Hát Xoan Phú Thọ.

- Hát Xoan cịn được gọi là Khúc mơn đình, Ca mơn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần; tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ phong tục, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng Đất Tổ Hùng Vương-Phú

Thọ. Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại ngày 24 tháng 11 năm 2011.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Theo đánh giá của UNESCO: Hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam đã nêu rõ giá trị của di sản là sự thể hiện lịng tơn kính đối với tổ tiên theo tinh thần “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ người trồng cây”. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã đáp ứng được 5 tiêu chí theo yêu cầu của công ước quốc tế 2003 về di sản văn hóa phi vật thể; trong đó tiêu chí quan trọng nhất là: di sản có giá trị nổi bật mang tính tồn cầu, kích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Mặt khác hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú thọ, Việt Nam còn được đánh giá cao về mặt “thực hành tốt nhất trong đời sống xã hội” thể hiện qua việc thực hành nhuần nhuyễn, trang trọng và bền vững trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhất là nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ. Ngồi ra tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cịn thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa giá trị văn hóa tâm linh của cả một dân tộc, có chung “đồng bào” từ học trứng mẹ Âu Cơ. Ngày 6 tháng 12 năm 2012 tại phiên họp lần thứ 7 Uy ban liên Chính phủ của Cơng ước 2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể (gọi tắt là UNESCO) đã cơng nhận “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam ”là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

* Các lễ hội

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng:

Được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch và được tổ chức theo nghi lễ quốc gia. Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất

nước ngày thêm phồn vinh. Lễ hội hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch từ khắp mọi miền đất nước. Từ năm 2006, Giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước công nhận là Quốc giỗ càng thu hút đông đảo du khách. Đây là điểm nhấn của tài nguyên Du lịch Phú Thọ.

Là lễ hội lớn, có ý nghĩa văn hóa tâm linh gắn với truyền thuyết Mẹ Âu Cơ. Hàng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền mẫu Âu Cơ vào các ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”, ngày 11-12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Đặc biệt, ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ chính và trùng vào dịp đầu năm vừa đón Tết Nguyên Đán nên có giá trị thu hút khách cao.

Ngồi ra trong địa bàn tỉnh cịn có hàng trăm lễ hội truyền thống độc đáo gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh như: Hội phết Hiền Quan, Lễ hội Bơi chải Bạch Hạc, Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa phường Minh Nơng, Lễ hội đền Lăng Sương, Lễ hội Trị Trám Tứ Xã…

* Ẩm thực:

Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt tạo nên văn hóa ẩm thực phong phú, tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch: Bưởi Đoan Hùng (bưởi Phủ Đoan), hồng Hạc (hồng Hạc Trì) đều là sản vật q hiếm, có giá trị phục vụ du lịch cao; Sản vật trung du: Gồm chè (chè búp, lá chè tươi), quả cọ (dầu cọ chiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm từ hạt cọ); sắn (lá sắn non muối dưa chua).v.v...; Cá lăng và cá Anh Vũ làm các món ăn từ dân dã đến đặc biệt; Rêu đá huyện Thanh Sơn, rau sắng của vườn quốc gia Xuân Sơn; Phú Thọ có món bánh Tai dân dã nhưng khơng kém phần đặc sắc có thể thưởng thức hoặc làm quà biếu; Vùng núi phía Bắc của tỉnh thịnh hành món cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt có món xơi cọ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đã được ỏm chín.

* Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số:

Các dân tộc thiểu số ở Phú Thọ như Mường, Dao, Mơng, Cao Lan...có những bản sắc văn hóa thể hiện qua các tục lệ như hội mở cửa rừng, hội đánh cá, hội cồng chiêng của người Mường, Tết nhảy của dân tộc Dao, tục cưới hỏi.v.v…đều hấp dẫn khách du lịch tìm hiểu, nghiên cứu

* Làng nghề truyền thống

Mặc dù không phải là đất nghề nhưng với những con người tài hoa và óc thẩm mỹ phong phú, những làng nghề của Phú Thọ đã định hình khá rõ nét

thơng qua một số mơ hình tiêu biểu như: làng nghề mỹ nghệ than tre của xã Phú Lạc (huyện Cẩm Khê); làng mây tre đan Đỗ Xuyên; nghề làm nón lá Sai Nga; ủ ấm Sơn Vy; nghề mộc Vinh Đức; nghề chế biến thực phẩm Đồn Kết, làng nghề nón lá Gia Thanh…

Một phần của tài liệu Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)