Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ (Trang 33)

B. NỘI DUNG

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Bài học kinh nghiệm về áp dụng CNTT trong quảng bá du lịch trong nước

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước đã được các tỉnh thành phát triển du lịch áp dụng từ rất lâu, một hình mẫu điển hình như tỉnh Quảng Bình - Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tồn tỉnh có 236 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 17 khách sạn 2 sao, 15 khách sạn 1 sao) và 17 đơn vị lữ hành (trong đó 3 đơn vị lữ hành quốc tế, 14 đơn vị lữ hành nội địa). Tuy nhiên, theo số liệu chưa chính thức từ Trung tâm Thơng tin xúc tiến du lịch Quảng Bình (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), mới chỉ có khoảng 40% tổ chức, doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực du lịch có website riêng và triển khai tương đối hiệu quả, chủ yếu là những tổ chức của Nhà nước, các cơng ty lữ hành, khách sạn có quy mơ lớn… Vậy, hơn quá nửa những đơn vị còn lại vẫn chưa biết cách, hoặc có biết nhưng lại “khơng muốn” tận dụng “kho vàng” công nghệ thông tin trong việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của chính mình.

Mặc dù khơng phải là một “ơng lớn” trong ngành du lịch tỉnh nhà, nhưng Khách sạn Hồng Linh (Cơng ty TNHH Thương mại Hoàng Linh, TP.Đồng Hới) vẫn được đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện khá tốt công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ xúc tiến, quảng bá du lịch.

Bà Trương Thị Hịa Bình, Giám đốc Khách sạn Hồng Linh, cho biết từ năm 2011, khách sạn đã liên hệ trực tiếp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông) để thực hiện website riêng. Qua gần 3 năm triển khai, kênh quảng bá này đã mang lại những hiệu quả tích cực với số lượt khách tăng hơn 30%, và đặc biệt nhiều khách quốc tế tìm đến cơ sở lưu trú này. So với cách quảng bá truyền thống, website mang lại nhiều tiện ích, như: khách du lịch hồn tồn có thể đặt phịng trực tuyến, kiểm tra sơ đồ tình trạng phịng, kiểm tra chất lượng phịng... Một điểm ưu thế của Khách sạn 3 sao Hồng Linh chính là “sở hữu” nhân viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch với đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết.

Theo chị Lê Thị Tuyến, nhân viên lễ tân của Khách sạn Hoàng Linh, mặc dù chỉ mới theo học khóa học ngắn ngày về cơng nghệ thơng tin của Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thơng, nhưng chị hồn tồn có thể quản lý, cập nhật thông tin trên website hàng ngày, đồng thời nhận được sự hỗ trợ tích cực từ trung tâm trong trường hợp cần thiết. Sắp tới, bà Trương Thị Hịa Bình mong muốn website của khách sạn sẽ được cải tiến với nhiều tiện ích mới, hữu ích và hiệu quả hơn cho cả khách du lịch và khách sạn, như: thêm chỉ dẫn tiếng Anh, kết nối với các đơn vị kinh doanh du lịch khác...

Bên cạnh sử dụng website, một số doanh nghiệp trong tỉnh rất ưa chuộng hình thức quảng bá thông qua mạng xã hội (như Facebook, Twitter...). Đây là kênh thông tin tuy đơn giản, nhưng lại vô cùng hiệu quả, “thời thượng” và có

tầm ảnh hưởng rộng lớn, giúp doanh nghiệp vừa có thể giới thiệu, quảng bá bản thân, lại vừa nhận được thơng tin phản hồi nhanh chóng từ khách du lịch.

Phong Nha Farmstay (Hòa Sơn, Cự Nẫm, Bố Trạch) của vợ chồng anh Benjamin Joseph Mitchell (người Úc) và chị Lê Thị Bích cũng dựa vào hình thức quảng bá này để đưa hơn 1.000 khách du lịch quốc tế đến với mình hàng năm. Chị Bích giải thích, mặc dù Phong Nha Farmstay chỉ với quy mô nhỏ gồm 10 phòng ở, bể bơi, phịng giải trí, phịng ăn..., lại tọa lạc ở vị trí khơng phải “thiên thời, địa lợi”, nhưng chính thơng qua việc tận dụng tối đa tính kết nối, lan tỏa hữu ích của mạng xã hội, anh chị có nhiều cơ hội mở rộng hơn đối tượng khách du lịch, cập nhật thường xuyên thông tin, tạo các diễn đàn trực tuyến cho khách du lịch tự mình trải nghiệm, khám phá, chia sẻ... Qua đó, tạo nên nét hấp dẫn riêng của Phong Nha Farmstay Nhiều du khách quốc tế biết và tìm đến với Phong Nha Farmstay thơng qua các trang mạng xã hội

Một ví dụ khác về ứng dụng CNTT trong quảng bá du lịch đó là thành phố Đà Nẵng Theo Sở Du lịch, đến thời điểm hiện tại, Đà Nẵng có 871 cơ sở lưu trú du lịch, 369 đơn vị kinh doanh lữ hành. Đa số các doanh nghiệp, đơn vị đều có các trang web riêng của mình, giới thiệu các sản phẩm tour, dịch vụ phòng... để du khách tham khảo. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã và đang vận dụng rất tốt các công cụ marketing trực tuyến này để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình tới khách hàng.

Ơng Nguyễn Ngọc Thiện, Giám đốc kinh doanh - Công ty Dịch vụ Lữ hành quốc tế Hải Vân Cát cho biết, từ giữa năm 2019, công ty đã đưa vào ứng dụng mã QR trong dịch vụ bán tour cho khách. Tức là khi khách mua tour, phía cơng ty sẽ bán sản phẩm này theo hình thức xuất bằng mã QR. Khách hàng sẽ nhận được mã qua thư điện tử hoặc zalo.

Khi tới điểm đến, nhân viên vào cổng sẽ quét mã xác nhận, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí giao vé cho khách hàng. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh dịch vụ, nhất là kinh doanh lưu trú, ngồi hệ thống đặt phịng từ hệ thống của đơn vị mình cũng có thêm các kênh khác để kết nối với khách hàng như thơng qua các trang đặt phịng là bên thứ ba… Tương tự, mới đây Trung tâm

Xúc tiến du lịch Đà Nẵng cũng đã thiết lập mã QR để du khách dễ dàng tiếp cận với fanpage hỗ trợ du khách của trung tâm khi cần.

Từ đầu năm 2019, Bảo tàng Đà Nẵng cũng sử dụng mã QR để hỗ trợ du khách khi tham quan bảo tàng. Theo đó, khi du khách tham quan tại bảo tàng, chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet, du khách quét mã QR ở mỗi hiện vật hệ thống thuyết minh tự động sẽ giúp du khách nắm bắt được các thông tin về hiện vật trưng bày tại bảo tàng.

Theo Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện, việc ứng dụng công nghệ thông tin này hỗ trợ được cho nhiều khách tham quan cùng một lúc, nhất là những du khách đi lẻ khơng theo đồn.

Ơng Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Du lịch Việt Nam (Vitours) cho rằng, theo xu hướng, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch là rất cần thiết nhưng vẫn cịn những khó khăn nhất định.

“Hiện nay các doanh nghiệp đa phần đều ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp, kết nối du khách với doanh nghiệp tại điểm đến một cách nhanh chóng thơng qua các kênh như website, trang mạng xã hội... Trong tương lai không xa, những doanh nghiệp kinh doanh truyền thống sẽ khơng cịn phù hợp. Hiện tại doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm nhân sự và cơng nghệ phù hợp để khai thác online bởi vài năm nữa mảng marketing online sẽ thay thế hoàn toàn cách tiếp cận khách hàng truyền thống như hiện nay”, ơng Tùng nhìn nhận.

Ơng Nguyễn Xn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Du lịch thành phố đã triển khai các ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch, cụ thể là trong công tác quảng bá du lịch. Ngành Du lịch thành phố cũng đã có website riêng, triển khai 4 ngơn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Trung); triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông qua các kênh online và được sự đón nhận, tham gia của nhiều bạn trẻ.

Hiện tại, ngành du lịch thành phố cũng đã triển khai các hoạt động khác như thư điện tử, emagazine để tạo sự mới mẻ cho những người đang tìm kiếm

thơng tin tại điểm đến. Năm 2019, Sở Du lịch phối hợp với TikTok (một ứng dụng mạng xã hội) triển khai chiến dịch “Tôi yêu Đà Nẵng” đã đạt được khoảng 86.500 lượt người xem. Thành phố Đà Nẵng cũng là địa phương tiên phong trong cả nước, triển khai hệ thống chatbot và một số ứng dụng khác để phục vụ cho du khách.

Như vậy có thể thấy việc ứng dụng CNTT trong xúc tiến quảng bá du lịch mang lại hiệu quả vô cùng lớn. ngành Du lịch tỉnh Phú Thọ cần được đầu tư cho ứng dụng cơng nghệ, hỗ trợ quảng bá hình ảnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặc biệt là Trung tâm thông tin, Xúc tiến du lịch Phú Thọ cần phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối được các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, phối hợp xây dựng khung kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch. Từ khung kiến trúc này, Du lịch Phú Thọ phải như một sân ga, các dịch vụ có thể đấu nối vào đó, cơ sở dữ liệu này sẽ được hồn thiện, gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp để người xem có thể tiếp cận được các thơng tin, chính sách mới. Ưu tiên các ứng dụng phát triển công nghệ thông tin khơng chỉ giới thiệu những gì mình có mà cịn góp phần hỗ trợ cho điểm đến trong việc quảng bá, xúc tiến, kể cả xây dựng phát triển sản phẩm.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về áp dụng CNTT trong quảng bá du lịch trên thế giới

Hiện nay trên thế giới xu hướng ứng dụng CNTT cực kỳ phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những ứng dụng của cơng nghệ xuất hiện ở mọi khía cạnh của du lịch. Từ kinh doanh, cho đến xúc tiến, quảng bá. Một số nước đi đầu về việc áp dụng CNTT có thể kể đến như:

- Tại Nhật Bản:

Nước này đã rất nỗ lực trong vấn đề marketing để phát triển du lịch. Nhiều chương trình xúc tiến du lịch liên tục được triển khai, các ứng dụng internet marketing không ngừng phát triển để tăng tính hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Ví dụ: JNTO đã thiết lập 15 văn phịng đại diện của Nhật Bản ở nước ngoài để tiến hành hoạt động quảng bá du lịch và tham gia hầu hết các hội chợ quốc tế về du lịch như: ITE Hồng Kông, ITE Đài Loan, KOTFA (Hàn Quốc), NASTAS Travel (Singapore), WTM

(Anh),... Ngoài ra, người Nhật cũng đã khai thác triệt để yếu tố công nghệ thông tin - mạng internet để hỗ trợ quảng cáo du lịch Nhật Bản. Đặc biệt, từ năm 2015 đến năm 2017, Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã công bố một website (http://nipponquest.com) để truyền tải những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể (ẩm thực, quà đặc sản, lễ hội, danh lam thắng cảnh,…) phục vụ cho du lịch Nhật Bản đến cộng đồng thế giới.

-Tại Singapore:

Singapore tung chiến dịch kích thích du lịch tồn Đông Nam Á. Theo Tổng cục du lịch Singapore (STB), họ muốn thu hút du khách và gợi nhớ hình ảnh về một Đơng Nam Á giàu văn hóa, truyền thống. Đồng thời lan tỏa những ký ức, câu chuyện hay kinh nghiệm của bản thân về nơi đây.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Đông Nam Á, đồng thời tác động gián tiếp đến vô số ngành kinh doanh khác, từ tiêu dùng, hàng không cho đến một loạt hoạt động sản xuất. Đây là lý do chính khiến Tổng cục du lịch Singapore (STB) ra mắt chiến dịch #TravelThrowback trên mạng xã hội nhằm thúc đẩy các du khách quay trở lại không chỉ Singapore mà tồn Đơng Nam Á. Chiến dịch này hợp tác với nhiều nước trong khu vực nhằm thúc đẩy du khách quay trở lại các điểm đến nổi tiếng và gợi nhớ Đông Nam Á trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Theo STB, họ muốn thu hút du khách và gợi nhớ hình ảnh về một Đông Nam Á giàu văn hóa, truyền thống. Đồng thời lan tỏa những ký ức, câu chuyện hay kinh nghiệm của bản thân về nơi đây. Bởi vậy, việc tiến hành một chiến dịch quảng bá trên mạng xã hội được cho là thích hợp nhất. Hiện nay, STB đang khuyến khích người dùng Instagram chia sẻ những bức ảnh, khoảnh khắc du lịch tại Đông Nam Á với dòng hashtag #TravelThrowback, đồng thời gửi cho bạn bè hay người thân để thách thức họ làm điều tương tự. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng các hiệu ứng viền ảnh tải tại @Visit_Singapore’s Instagram để tăng tính hấp dẫn cho bức ảnh.

Ngồi ra khi đến Singapore Du khách cịn rất hứng thú với trải nghiệm đặt chỗ và tìm kiếm du lịch Thực tế ảo tại đây. Thực tế tăng cường thường được triển khai thông qua ứng dụng điện thoại thông minh và được sử dụng để cải

thiện môi trường thế giới thực thông qua các lớp phủ. Có nghĩa là người dùng có thể chỉ điện thoại của họ vào một nhà hàng và xem các đánh giá của khách hàng hoặc chỉ điện thoại của họ vào bản đồ khách sạn và tìm thêm thơng tin về các điểm tham quan lân cận. Ứng dụng thực tế ảo bao gồm bản đồ ảo tương tác hoặc video 360 để giới thiệu trước về một khu nghỉ mát, tàu du lịch hoặc điểm đến du lịch.

Chính phủ Singapore đã phát triển nhiều dự án giao thông thông minh như các ứng dụng giúp định hướng tuyến đường xe bus và tàu điện ngầm, mục tiêu đến năm 2030 là rút ngắn thời gian di chuyển của du khách xuống 10%. Các ứng dụng thực tế ảo tăng cường như Pokémon Go đang kết nối mọi người đến những nơi mới và thú vị hơn. Công nghệ này được đánh giá là sẽ giúp cải thiện và tăng cường trải nghiệm của du khách khi truy cập được nhiều thông tin hơn bất kể là ở công viên, bảo tàng hay đường phố.

- Tại Helsinki – Phần Lan:

Năm 2019 thủ đô Helsinki của Phần Lan được vinh danh là “Kinh đô du lịch thông minh của Châu Âu” nhờ kết hợp số hóa các dữ liệu du lịch qua một ứng dụng bản đồ thơng minh khách du lịch có thể tìm thấy các điểm tham quan va giúp họ hiểu rõ hơn về các di tích lịch sử khi hướng màn hình vào những điểm này những hình ảnh ảo sẽ xuất hiện cùng lời thuyết minh sống động. Các doanh nghiệp, nhà hàng, điểm giải trí địa phương cũng có thể gắn tên mình lên bản đồ để giúp du khách tìm đến dễ dàng.

- Tại Dubai:

Du khách đến với Dubai sẽ được trải nghiệm chu trình nhận diện và cấp phép nhập cảnh chỉ trong vỏn vẹn 15 giây. Hành khách đi bộ qua một đường hầm ảo nơi đặt 80 chiếc camera quét và nhận diện khuôn mặt. Đến cuối đường hầm, nếu mọi dữ liệu sinh trắc học của du khách khớp với hồ sơ cá nhân đã đăng ký trước, quá trình nhập cảnh sẽ kết thúc.

Những dữ liệu, thông tin về sinh trắc học của khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới cịn giúp chính quyền thành phố tiến tới hồn thiện hệ thống hạ tầng du lịch thông minh trong một thập kỷ tới.

Từ thực tiễn việc áp dụng CNTT tại một số Quốc gia trên có thể thấy ngành du lịch trên thế giới ngày càng hiện đại và phát triển không ngừng. Đặc biệt việc áp dụng, vận dụng CNTT trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch Chhiệu quả kinh tế cao từ đó kéo theo việc xúc tiến, quảng bá hỉnh ảnh điểm đến, Quốc gia,… mang lại hiệu quả cao. Vì thế việc áp dụng CNTT trong kinh doanh dịch vụ du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch là hết sức cần thiết và cấp bách nhất là trong thời điểm hiện nay. Bởi vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng nếu khơng chịu cập nhật đi theo lối mịn có thể dẫn đến việc các đối thủ giành được lợi thế cạnh tranh, đồng thời nó cũng có thể tác động tiêu cực đến trải nghiệm của khách hàng.

Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)