Nhóm giải pháp về liên kết trong xúc tiến quảng bá

Một phần của tài liệu Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ (Trang 90 - 92)

2.3 .Khái quát quá trình điều tra

3.2. Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng CNTT trong xúc

3.2.3. Nhóm giải pháp về liên kết trong xúc tiến quảng bá

Việc tăng cường liên kết hợp tác trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch giữa cơ quan Trung ương và địa phương, giữa địa phương với địa phương, giữa các vùng miền, giữa khu vực nhà nước và tư nhân, giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau là hướng đi cần thiết hiện nay của du lịch Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng. Để thực hiện được việc này, cần có những giải pháp sau: - Tăng cường sự liên kết giữa Trung ương với địa phương trong công tác xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch, trên cơ sở chương trình, kế hoạch của các địa phương phải phù hợp với chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch của quốc gia. Trong đó, cơ quan Trung ương đóng vai trị chủ trì trong cơng tác nghiên cứu thị trường khách du lịch, từ đó xây dựng thơng tin thị trường trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam và các địa phương, doanh nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng và cần được thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch.

Cần nghiên cứu cơng tác phối hợp triển khai chương trình xúc tiến du lịch tại các thị trường khách du lịch trọng điểm một cách hợp lý giữa cơ quan Trung

ương và địa phương. Các địa phương nghiên cứu tham gia các hoạt động xúc tiến do cơ quan xúc tiến du lịch Trung ương tổ chức hoặc các địa phương tự tổ chức tại các thị trường mới, tiềm năng. Cách làm này mới có thể huy động nguồn lực xã hội hố và nâng cao tính chủ động của địa phương, tránh sự chồng chéo, phân tán nguồn lực.

- Tăng cường việc liên kết giữa ngành du lịch Phú Thọ với các ngành liên quan như: Giao thông vận tải, Cơng Thương, Ngoại vụ, Biên Phịng, Hải Quan, Tài nguyên môi trường, hàng khơng, đường sắt…trong việc xây dựng lộ trình và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, đảm bảo vệ sinh mơi trường, an tồn cho khách du lịch, cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Đẩy mạnh việc liên kết giữa các địa phương trong vùng để quảng bá xúc tiến tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về tính liên kết vùng, liên kết địa phương nhằm phát huy tối đa các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên và nhân văn; phối hợp, liên kết tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngồi nước để nâng cao tính chun nghiệp, quy mô, hiệu quả, tiết kiệm; tránh tình trạng manh mún, trùng lặp, dàn trải trong hoạt động quảng bá xúc tiến; tăng cường liên kết trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, kết nối tour-tuyến liên tỉnh, liên vùng, xúc tiến đầu tư, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch bền vững trong mối quan hệ phát triển du lịch liên vùng.

- Liên kết giữa khu vực nhà nước với tư nhân, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực du lịch trong việc tổ chức các hoạt động phát triển thị trường; phối hợp cùng doanh nghiệp, hiệp hội du lịch thực hiện công tác quảng bá xúc tiến, gắn với việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh với quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp; đồng thời có cơ chế phối hợp, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm hợp lý bảo đảm tính khuyến khích để các doanh nghiệp và hiệp

hội ngành nghề trở thành “người bạn đồng hành” đắc lực trong công tác phát triển sản phẩm và quảng bá xúc tiến du lịch.

- Cùng với việc phối hợp liên kết giữa Trung ương và địa phương, liên kết vùng, các địa phương với địa phương, giữa khu vực nhà nước với tư nhân thì sự phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch trong tỉnh là hết sức quan trọng. Sự kết nối giữa các doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều góc độ khác nhau như: liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết giữa các cơ sở lưu trú; các doanh nghiệp lữ hành với nhau; liên kết trong xây dựng điểm đến, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến du lịch… Để thực hiện được nội dung này, các doanh nghiệp du lịch cần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch và kết nối các tour-tuyến, khu du lịch; tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với thị hiếu của khách gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để kết nối với các nguồn khách đến với Phú Thọ. Sự gắn bó chặt chẽ của các doanh nghiệp du lịch trong quá trình liên kết sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Các mối liên kết này sẽ là nhân tố hình thành nên chất lượng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh phú thọ (Trang 90 - 92)