Tình hình nhân lực tại cổ phần sản xuất và thương mại THP việt nam trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại THP Việt Nam (Trang 34 - 39)

- Nhiệm vụ: Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như

15. Lợi nhuận sau TTNDN

2.2.4 Tình hình nhân lực tại cổ phần sản xuất và thương mại THP việt nam trong những năm gần đây

thương mại THP việt nam trong những năm gần đây

2.2.4.1 Nhận xét chung tình hình nhân sự ở cổ phần sản xuất và thương mại THP việt nam

Nói đến tình hình lao động tại THP Việt Nam là nói đến cơ cấu lao động mặt số lượng, trình độ, tuổi đời, giới tính,… các chỉ tiêu đó sẽ cho thấy được cái nhìn toàn diện về tình hình nhân sự tại THP Việt Nam.

Bảng 2.2.4.1.1 – Trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết của lao động trong CTCP sản xuất và thương mại THP (Giai đoạn 2018-2020)

Trình độ Số LĐ (Người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (Người ) Tỷ lệ (%) Số LĐ (Người ) Tỷ lệ (%) Đại học & Trên

ĐH 29 58% 31 54,3% 40 61,5% 29 58% 31 54,3% 40 61,5% Cao Đẳng 9 18% 12 21,1% 16 24,6% Trung cấp 8 16% 6 12,3% 5 7,7% LĐ phổ thông 4 8% 6 12,3% 4 6,2% Tổng số LĐ 50 100% 57 100% 65 100%

(Nguồn: Phòng Nhân Sự-CTCP sản xuất và thương mại THP Việt Nam)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Chủ yếu lao động trong Công ty đã qua đào tạo. Nếu năm 2018, công ty mới chỉ có 29 người (chiếm 58%) có trình độ Đại học và trên đại học thì đến năm 2020 tăng lên đến 40 người (chiếm 61,5%) có trình độ đại học, tăng thêm 30% so với 2018. Nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng năm 2018 chiếm 18% trên tổng số nhân sự thì đến năm 2020 tăng lên là 24,6% tương đương 16 người. Nhóm trình độ đại học và trên đại học và nhóm trình độ Cao đẳng chủ yếu tập trung ở nhóm cơ cấu lao động thuộc Hội đồng quản trị, phòng kế toán, phòng marketing và phòng kinh doanh. Do yếu tố công việc cần phải có trình độ cao như trình độ quản lý, trình độ chuyên ngành như kế toán, kinh doanh, marketing…Nguồn nhân lực thuộc Kho hàng chủ yếu là nhóm lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông. Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp có xu hướng giảm mạnh từ 16 % năm 2018 xuống 7,7% năm 2020. Trình độ lao động phổ thông cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 – 2020, giảm từ 8% năm 2018 xuống còn 6,2% vào năm 2020. Điều này thể hiện trình độ chuyên môn của người lao động trong công ty cổ phẩn sản xuất và Thương mại THP giai đoạn 2018 - 2020 đã được cải thiện.

Khi đánh giá về trí lực của người lao động, trình độ chuyên môn là rất quan trọng, song bên cạnh đó các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn khoa học công nghệ phát triển, đất nước mở cửa hội nhập như hiện nay. Với tình hình thực tế hiện nay tại công ty, ba nhóm kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc gồm: tiếng Anh, tin học văn phòng, kỹ năng quản lý, lãnh đạo.

Về kỹ năng quản lý, lãnh đạo: Về cán bộ lãnh đạo trong công ty thì đều

là những người có thâm niên trong ngành quản lý. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với những thay đổi khó lường đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn xa, biết cách chỉ đạo, triển khai và hỗ trợ một cách hiệu quả các chương trình, kế hoạch đổi mới thì cán bộ lãnh đạo công ty luôn có những chiến lược nâng cao kiến thức về công nghệ 4.0 để điều hành tốt công ty của mình, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý bằng việc sử dụng các ứng dụng hiện đại. Tham gia khóa học về kỹ năng mềm và ngoại ngữ là cần thiết nếu muốn nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý.

Về kỹ năng tin học: Nguồn nhân lực trong bối cảnh tin học hóa rất cần

thành thạo kỹ năng tin học ứng dụng trong công việc: word, excel, phần mềm quản trị. Theo kết quả điều tra trình độ tin học của nguồn nhân lực công ty hiện nay như sau:

Biểu đồ 2.1– Trình độ tin học của nguồn nhân lực Công ty CP sản xuất và thương mại THP Việt Nam (Giai đoạn 2018 -2020)

(Nguồn : Phòng nhân sự-CTCP sản xuất và thương mại THP Việt Nam)

Chủ yếu người lao động có trình độ tin học có chứng chỉ thuộc vào người lao động nhóm có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Mức độ tăng lên của nhóm người lao động còn có chứng chỉ còn khá chậm, lượng nhân viên không có chứng chỉ trong ngành tin học còn khá cao mà đặc thù công việc văn phòng cần biết kỹ thuật máy tính tin học. Vì vậy đây là vấn đề quan trọng cần chú ý đối với việc phát triển lâu dài của công ty.

Về trình độ ngoại ngữ: Với chiến lược hợp tác với các đối tác nước ngoài

thì đòi hỏi các cán bộ nhân viên công ty cổ phần sản xuất và thương mại THP Việt Nam cần nỗ lực nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình.

Biểu đồ 2.2- Trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực CTCP sản xuất và thương mại THP Việt Nam (Giai đoạn 2018 -2020)

(Nguồn: Phòng nhân sự-CTCP sản xuất và thương mại THP Việt Nam)

Thông qua khảo sát lượng lao động của công ty, nhận thấy trình độ tiếng Anh của nhân viên công ty về cơ bản còn kém, 40% trên tổng số nhân viên

không giao tiếp được bằng ngoại ngữ, 33% trên tổng số nhân viên giao tiếp sơ sài, chỉ 17% nhân viên trong công ty có thể giao tiếp ngoại ngữ cơ bản. Trong khi công ty là thương hiệu thiết bị vệ sinh nhập khẩu, thường xuyên có đối tác là các đơn vị nước ngoài. Vì vậy, việc bổ sung, nâng cao trình độ tiếng anh lúc này là vô cùng cần thiết.

Bảng 2.1– Bảng cơ cấu theo giới tính và độ tuổi của CTCP sản xuất và thương mại THP Việt Nam (Giai đoạn 2018 – 2020)

Năm ăm Cơ cấu LĐ 2018 2019 2020 Số LĐ (Người ) Tỷ lệ (%) Số LĐ (Người) Tỷ lệ (%) Số LĐ (Người) Tỷ lệ (%) Theo giới tính Nam 23 46% 27 47,4% 32 49,2% Nữ 27 54% 30 52,6% 33 50,8% Theo độ tuổi Từ 20 – 30 44 88% 47 82,4 % 52 80% Từ 30 – 45 5 10% 8 14% 11 16,9% Trên 45 tuổi 1 2% 2 3,6% 2 3,1% Tổng 50 100% 57 100% 65 100%

(Nguồn : Phòng nhân sự - CTCP Sản xuất & Thương mại THP)

Qua bảng số liệu có thể thấy: Tổng số lao động toàn Công ty giai đoạn 2018 - 2020 có xu hướng tăng. Cụ thể:

Về cơ cấu lao động theo giới tính: Sự chênh lệch và biến động về số lượng

giữa lao động nam và lao động nữ không lớn, tỷ trọng lao động nam và lao động nữ không chênh nhau quá nhiều vào giai đoạn 2018- 2020. Năm 2018, số lượng nhân viên nữ hơn số lượng nhân viên nam là 8%, đến năm 2019, 2020, số lượng nhân viên nam nữ chỉ chênh lệch từ 1-3 %, số lượng chênh lệch không đáng kể. Qua số liệu trên cho thấy công ty luôn tạo điều kiện, cơ hội như nhau cho cả lao động nam và lao động nữ để họ phát huy tốt nhất hiệu quả làm việc.

Về cơ cấu lao động theo độ tuổi : Nguồn lao trong công ty là nguồn lao

động trẻ, năng động dễ dàng thích nghi với công việc và môi trường làm việc. Độ tuổi chiếm tỉ trọng lớn nhất trên tổng số nhân viên là khoảng từ 20-30

tuổi, chiếm 88% năm 2018, 82,4% vào năm 2019 và 80% vào năm 2020. Cho thấy công ty ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực mới, nguồn nhân lực trẻ, dễ dàng tiếp thu thiết bị công nghệ mới, và chú trọng gắn bó lâu dài. Độ tuổi từ 30 – 45 tuổi chiến tỉ trọng tương đối ổn định trong các năm từ 10% đến khoảng 17%, cho thấy lượng nhân viên có sự gắn bó với công việc, có kinh nghiệm làm việc mang đến hiệu quả và chất lượng công việc cao. Số lượng nhân viên trong độ tuổi trên 45 tuổi chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ, do công ty cũng mới thành lập năm 2016 nên còn ưu tiên hướng đến nguồn lao động trẻ, dễ dàng thích nghi với công việc và có khả năng gắn bó lâu dài với công việc.

2.2.4.2 Tình hình nhân lực cụ thể ở các phòng ban tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại THP Việt Nam

Bảng 2.2– Thông tin năng lực bộ phận Hội đồng quản trị của CTCP sản xuất và thương mại THP Việt Nam

STT Họ và tên Năm sinh Giới tính Chức vụ Trình độ học vấn 1 Nguyễn Tuấn Anh

1988 Nam Giám đốc Đại Học

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại THP Việt Nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w