Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81 - 86)

và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

Bên cạnh việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn tiếp tục nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc dưới góc độ nghiên cứu về Lý luận Nhà nước và pháp luật thông qua một số giai đoạn cụ thể của quá trình áp dụng pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

* Thực trạng điều tra, thu thập chứng cứ:

Hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ mang ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình được chính xác, là bước khởi đầu làm căn cứ ra phán quyết của Toà án. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình theo trình tự phúc thẩm của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc một số Thẩm phán giải quyết vụ án vẫn bị ảnh

hưởng, lệ thuộc bởi kết quả nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của cấp sơ thẩm. Điều đó đã dẫn đến tình trạng một số vụ án Tồ án cấp sơ thẩm đã mắc phải sai lầm trong hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ nhưng khi giải quyết theo trình tự phúc thẩm Tồ án nhân dân tỉnh cũng khơng phát hiện được để thu thập, bổ sung và đánh giá lại chứng cứ dẫn đến có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để xem xét lại bản án, làm cho việc giải quyết tranh chấp bị kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tham gia tố tụng.

Ví dụ: Vụ án tranh chấp hơn nhân và gia đình giữa chị Nguyễn Lê Dung

Hạnh và anh Nguyễn Tiến Dũng đều cư trú tại xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều tiến hành điều tra sơ sài, dựa trên những chứng cứ do các đương sự cung cấp mà không được đánh giá, kiểm chứng một cách kĩ càng đối với quan hệ tài sản chung vợ chồng. Hậu quả cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều bị huỷ về phần chia tài sản chung.

Nội dung vụ án: Chị Hạnh và anh Dũng kết hôn năm 1995, năm 2004 có mâu thuẫn căng thẳng và đã sống ly thân. Ngày 01/01/2006 chị Hạnh có đơn xin ly hơn, anh Dũng cũng đồng ý.

Về tài sản chung hai bên khơng thống nhất: chị Hạnh xác định có một nhà xây 3 gian và cơng trình phụ cùng các tài sản sinh hoạt trong gia đình, diện tích 594,28m2 đất ở và 100.600.000đ tiền thanh toán phục viên của anh Dũng. Hiện chị đang quản lý một xe máy Dream Trung Quốc, một máy khâu Trung Quốc còn lại do anh Dũng quản lý. Anh Dũng xác định nhà trên diện tích đất 594,28m2 là của anh Nguyễn Văn Sự của anh trai anh chứ không phải do vợ chồng tạo lập, các tài sản khác thống nhất như chị Hạnh. Số tiền thanh toán phục viên 100.600.000đ là tài sản của riêng anh. Ly hôn chị Hạnh đề nghị anh Dũng thanh toán chia tài sản cho chị, còn anh Dũng đề nghị trả lại nhà đất cho anh Sự.

Tại bản án sơ thẩm số 03/2006/HNGĐ-ST ngày 31/5/2006, Toà án nhân dân huyện Tam Dương đã quyết định cơng nhận sự thuận tình ly hơn giữa chị

Hạnh và anh Dũng. Về tài sản chung: giao cho chị Hạnh được sở hữu sử dụng một xe máy Dream Trung Quốc, một máy khâu Trung Quốc, vải may quần áo có tổng trị giá 5.600.000đ; Giao cho anh Dũng sở hữu nhà và các tài sản sinh hoạt, cây cối lâm lộc trên diện tích đất 594,28m2 có tổng trị giá 177.260.000đ. Anh Dũng thanh toán tài sản cho chị Hạnh là 30.000.000đ.

Ngày 11/6/2006 anh Dũng kháng cáo không đồng ý chia nhà đất vì khơng phải của vợ chồng, không đồng ý thanh toán 30.000.000đ; Ngày 11/6/2006 anh Sự kháng cáo phần nhà đất chia cho chị Hạnh, anh Dũng là không đúng; Ngày 12/6/2006 chị Hạnh kháng cáo yêu cầu chia khoản tiền 100.600.000đ; Ngày 22/6/2006 Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Dương có quyết định kháng nghị về phần tài sản.

Tại bản án phúc thẩm số 39/2006/HNGĐ-PT ngày 24/8/2006, Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quyết định sửa án sơ thẩm về tài sản chung: chia cho chị Nguyễn Lê Dung Hạnh được sở hữu một xe máy Dream Trung Quốc, một máy khâu Trung Quốc, vải may quần áo có tổng trị giá 5.600.000đ. Chia cho anh Nguyễn Tiến Dũng được sở hữu sử dụng đất thổ cư 270m2, đất vườn 324,28m2 thửa số 244-1, 01 nhà xây 3 gian lợp ngói và các đồ dùng sinh hoạt cùng tồn bộ các cơng trình kiến trúc, cây cối lâm lộc trên thửa đất giao cho anh sử dụng có tổng trị giá 177.260.000đ, giao cho anh Dũng sở hữu 100.600.000đ tiền trợ cấp phục viên. Anh Dũng phải thanh toán chênh lệch chia tài sản cho chị Hạnh 70.000.000đ.

Sau khi xét xử phúc thẩm anh Dũng, anh Sự có đơn khiếu nại bản án phúc thẩm; Uỷ ban nhân dân xã Duy Phiên có cơng văn số 38/CV-UBND ngày 28/10/2007 phản ánh về thửa đất mang tên anh Sự nên không thể thi hành án chia cho vợ chồng anh Dũng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên đề nghị huỷ bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án để Toà án nhân dân huyện Tam Dương xét xử lại.

Tại quyết định Giám đốc thẩm số 276/2009/DS-GĐT ngày 13/7/2009 quyết định huỷ bản án hơn nhân gia đình phúc thẩm của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, bản án hơn nhân gia đình sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện Tam Dương, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân huyện Tam Dương xét xử lại về phần chia tài sản chung sau ly hôn.

Bản án sơ thẩm và phúc thẩm bị huỷ vì những lý do: chưa đánh giá đầy đủ tài liệu, chứng cứ; không tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trên cơ sở thành lập hội đồng định giá giá trị quyền sử dụng đất. Cụ thể: năm 1986, Uỷ ban nhân dân xã Duy Phiên xét cấp cho anh Sự diện tích 360m2 đất và hiện nay anh Sự vẫn đứng tên trong sổ địa chính và trên bản đồ 299. Anh Dũng, chị Hạnh khi cưới khơng có đất ở nên năm 1978 bà Chưa mẹ anh Dũng và được sự đồng ý của anh Sự cho anh Dũng, chị Hạnh làm nhà ở trên đất đó, hàng năm bà Chưa vẫn nộp thuế sử dụng đất cho anh Sự. Lẽ ra Toà án hai cấp phải xác minh thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ và xác định diện tích đất được cấp là 360m2 nay thực tế là 594,28m2 dôi ra 234,28m2 do lấn chiếm, ai là người lấn chiếm thì tạm giao cho người lấn chiếm diện tích đất đó chứ không thể căn cứ lời khai của chị Hạnh và hiện trạng sử dụng đất để xác định là tài sản chung của vợ chồng. Bên cạnh đó Tồ án khơng thành lập hội động định giá để tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương mà chỉ căn cứ vào biên bản xác minh để tính giá trị quyền sử dụng đất đã vi phạm Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự về định giá tài sản.

Với việc đánh giá chứng cứ khơng tồn diện, khách quan, không điều tra, thu thập đầy đủ chứng cứ đã dẫn đến bản án phúc thẩm và sơ thẩm bị cấp giám đốc thẩm huỷ.

Qua vụ án trên có thể thấy các tình tiết trong vụ án khơng có gì phức tạp. Việc áp dụng các quy phạm pháp luật vào giải quyết vụ án khơng gặp khó khăn. Tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm điều tra không kĩ càng, dựa trên những chứng cứ do một bên đương sự cung cấp làm cơ sở đưa ra

phán quyết. Đặc biệt cấp phúc thẩm đã khơng thể hiện được vai trị của mình là xem xét tính hợp lý, hợp pháp của bản án sơ thẩm mà về cơ bản dựa vào hồ sơ đã được cấp sơ thẩm xây dựng, không điều tra xác minh thêm, kiểm chứng lại những chứng cứ do đương sự xuất trình và kiểm tra lại quá trình thu thập chứng cứ của cấp sơ thẩm mà trên cơ sở đó đưa ra phán quyết đã không đảm bảo được quyền và lợi ích của đương sự dẫn đến vụ án bị kéo dài.

* Thực trạng hoạt động ban hành bản án, quyết định.

Bằng việc đưa ra bản án, quyết định Tồ án đã kết thúc tồn bộ q trình tố tụng xét xử, xác định những vấn đề chủ yếu của vụ án cần phải giải quyết. Đối với các vụ án hơn nhân và gia đình, bản án phân tích chính xác những quyền, lợi ích hợp pháp cũng như trách nhiệm của các bên đương sự. Tuy nhiên, thực trạng trong hoạt động ban hành các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là hầu hết các bản án được Thẩm phán viết sẵn (hoặc giao cho Thư ký viết) theo quan điểm của Thẩm phán chủ toạ phiên tồ nên khơng cập nhật được những tình tiết, thơng tin quan trọng trong quá trình xét hỏi tại phiên tồ. Chính bởi lý do này mà việc xét hỏi dường như được diễn biến theo một trình tự được lập sẵn theo nội dung bản án đã viết trước, chứ không phải là bản án phản ánh đúng những nội dung đã được điều tra và kiểm chứng thông qua việc xét hỏi của Hội đồng xét xử đối với các đương sự hoặc đối chất giữa các đương sự tại phiên toà. Do việc viết bản án phải mất nhiều thời gian nên Thẩm phán có thể chuẩn bị trước theo nhận xét chủ quan của mình, nhưng sau khi đã thẩm vấn, các đương sự tranh luận tại phiên toà và Hội đồng xét xử đã thảo luận đưa ra cách giải quyết vụ án thì chủ toạ phiên tồ phải chỉnh lý lại bản án đã dự thảo theo đúng diễn biến tại phiên toà và những nhận xét, quyết định của Hồi đồng xét xử.

Mặc dù các Thẩm phán của Toà án cấp tỉnh hoạt động theo chế độ chuyên trách, chỉ giải quyết một loại án nhất định và có trình độ chun mơn

nghiệp vụ, thâm niên công tác lâu năm, nhưng trong soạn thảo, ban hành bản án vẫn mắc nhiều sai sót như: khơng ghi thời gian xét xử, ghi nhận sai tư cách của những người tham gia tố tụng, sử dụng sai các thuật ngữ pháp lý, sai lỗi chính tả; tính nhầm các khoản tiền hoặc diện tích nhà đất tranh chấp, quên viện dẫn các điều khoản của pháp luật, tuyên giao diện tích quyền sử dụng đất nhưng không tuyên các chiều giáp ranh, tuyên các chiều giáp ranh nhưng không cụ thể là dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu… những sai sót này có thể là rất nhỏ đối với người có thẩm quyền ban hành nhưng đơi khi lại gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan thi hành án, bởi họ chỉ được thi hành những gì đã ghi nhận trong quyết định của bản án. Dẫn đến trong thời gian qua có rất nhiều cơng văn của cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu giải thích bản án. Nhiều bản án viết dài dịng, khơng tập trung vào vấn đề cốt lõi của vụ án. Ngôn ngữ diễn đạt chưa rõ ràng, nhiều Thẩm phán sử dụng ngôn ngữ đời thường, địa phương, khơng mang tính chất một văn bản pháp lý của Nhà nước. Nhiều bản án phúc thẩm nêu lại toàn bộ nội dung chi tiết đã được thể hiện trong bản án sơ thẩm mà khơng đi vào trọng tâm là nhận xét về tính hợp lý, hợp pháp của bản án sơ thẩm và xem xét những nội dung liên quan đến kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát làm cho bản án khơng mang tính lơgíc và thuyết phục cao.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w