Những kết quả đạt được và những tồn tại, sai sót trong áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tồ án

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 81)

dụng pháp luật giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

* Những kết quả đạt được

Theo quy định tại Điều 28 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Tồ án nhân dân cấp tỉnh có các thẩm quyền sau:

1. Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.

2. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

3. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành luật của Tồ án nhân dân cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

4. Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp hơn nhân và gia đình mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài; giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Căn cứ vào quy định trên thì Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có thẩm quyền giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình theo các trình tự cơ bản. Cụ thể, Tồ dân sự (Tịa chuyên trách) giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm và phúc thẩm; Ủy ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với những bản án, quyết định hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật.

Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt với nhiều dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp cho Vĩnh Phúc có bước phát triển nhanh chóng, nhưng đồng thời với nó là các loại án cũng gia tăng, trong đó có tranh chấp về hơn nhân và gia đình gia tăng mạnh về số lượng, nhất là tranh chấp về hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, tính chất các vụ án hơn nhân và gia đình cũng phức tạp hơn, đặc biệt đối với tranh chấp về tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất. Mặc dù gặp nhiều

khó khăn về cơ sở vật chất và nhân sự nhưng Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng để giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm.

Kết quả giải quyết các tranh chấp hơn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm từ năm 2005 đến năm 2009 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần hết sức quan trọng vào việc xác lập và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở địa phương [xem bảng 2.6].

Bảng 2.6: Kết quả giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án

nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (từ năm 2005 - 2009)

Năm Sơ thẩm Phúc thẩm Giám đốc thẩm Thụ Đã giải quyết Thụ Đã giải quyết Thụ Đã giải quyết Số vụ % Số vụ % Số vụ % 2005 22 16 72 96 92 95 02 02 100 2006 12 10 83,3 83 81 97,6 01 01 01 2007 12 08 67 87 83 95,4 01 01 100 2008 25 21 84 83 82 98,8 01 01 100 2009 17 16 94,1 56 56 100 04 04 100 Nguồn: [52], [53], [54], [55], [56].

- Qua số liệu trên cho thấy, số lượng án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết theo trình tự sơ thẩm khơng nhiều, tỷ lệ giải quyết không cao, nhưng xuất phát từ tính chất và thẩm quyền của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là xét xử các vụ án hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, có tính chất phức tạp, bên cạnh đó lực lượng Thẩm phán, cán bộ thuộc toà chuyên trách mỏng lại phải làm các nhiệm vụ điều tra, xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, xây dựng hồ sơ từ đầu và đặc biệt phải phụ thuộc vào kết quả uỷ thác tư pháp thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở

nước ngoài hoặc Toà án nước ngoài nên đạt được kết qủa như vậy cũng là sự nỗ lực lớn. Đặc biệt, trong số những vụ án Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết theo trình tự sơ thẩm, với sự kiên trì và tăng cường hồ giải để các đương sự thoả thuận với nhau nên đã hồ giải thành và cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự với tỷ lệ khá cao, còn lại là xuất phát từ tính chất của vụ án có yếu tố nước ngồi (đương sự ở nước ngoài) nên Tồ án khơng tiến hành hồ giải được, cụ thể:

Năm 2005 công nhận sự thoả thuận của đương sự 2/16 vụ đạt tỷ lệ 12,5% vụ án đã giải quyết.

Năm 2006 công nhận sự thoả thuận của đương sự 3/10 vụ đạt tỷ lệ 30% vụ án đã giải quyết.

Năm 2007 công nhận sự thoả thuận của đương sự 2/8 vụ đạt tỷ lệ 25% vụ án đã giải quyết.

Năm 2008 công nhận sự thoả thuận của đương sự 3/21 vụ đạt tỷ lệ 14,3% vụ án đã giải quyết.

Năm 2009 công nhận sự thoả thuận của đương sự 3/16 vụ đạt tỷ lệ 18,8% vụ án đã giải quyết.

Với kết quả sau khi xét xử sơ thẩm (năm 2005 - 2009), có 03 vụ có kháng cáo của đương sự, khơng có vụ nào có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm. Kết quả xét xử của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đối với 03 vụ có kháng cáo đều là giữ nguyên bản án và quyết định của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

- Về áp dụng pháp luật giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là hoạt động xét xử có vị trí hết sức quan trọng bởi vì bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay sau khi tuyên án. Thực tiễn cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau, một số bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp dưới đã bị Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ

án kháng cáo vì khơng đồng tình với bản án, quyết định đó. Mặt khác do thực hiện yêu cầu tăng thẩm quyền giải quyết, xét xử cho Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng, nên một số đơn vị Tòa án cấp huyện trong tỉnh mặc dù đã có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng ngay được với những yêu cầu của nhiệm vụ mới nên khó tránh khỏi sai sót trong q trình giải quyết, xét xử các loại án nói chung, các vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng . Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân cũng như của Nhà nước các bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chưa có hiệu lực thi hành ngay mà phải được xem xét lại theo thủ tục xét xử phúc thẩm. Chính vì vậy, thơng qua hoạt động xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã trực tiếp sửa chữa những sai sót trong cơng tác xét xử của Tòa án cấp huyện để đảm bảo cho vụ án được xét xử công bằng, đúng pháp luật; mặt khác còn uốn nắn về nghiệp vụ và định hướng về đường lối xét xử cho Tòa án cấp dưới.

Trong những năm qua, từ năm 2005 - 2009, Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng pháp luật giải quyết theo trình tự phúc thẩm 394/417 vụ án có kháng cáo kháng nghị, đạt tỷ lệ 94,5%. Trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết theo trình tự phúc thẩm đã phát hiện những sai sót của Toà án nhân dân cấp huyện và đã sửa 176/394 vụ án của Tồ án cấp sơ thẩm vì bản án, quyết định áp dụng pháp luật cịn thiếu sót nhưng ở cấp phúc thẩm khắc phục, bổ sung được. Huỷ 20/394 vụ vì việc chứng minh và thu thập chứng cứ khơng đẩy đủ, tồn diện mà cấp phúc thẩm khơng thể bổ sung được hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Trên cơ sở kết quả xét xử phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra được những sai sót trong việc áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân cấp dưới, thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ của vụ án cũng như việc lựa chọn

và áp dụng các quy phạm pháp luật vào để ra quyết định, bản án. Đối với những sai sót khơng lớn có thể khắc phục được, Tồ án cấp phúc thẩm chỉ cần sửa để sớm ổn định quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng và khơng thể khắc phục được thì mới áp dụng pháp luật để huỷ bản án để yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm phải điều tra và giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu để đảm bảo quyền, lợi ích của đương sự về hai cấp xét xử.

- Về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là một phần việc quan trọng, khác với trình tự xét xử sơ thẩm và phúc thẩm bởi đây là việc Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

Theo quy định tại Điều 291 Bộ luật tố tụng dân sự thì Uỷ ban thẩm phán Toa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. Đối với Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Phịng giám đốc kiểm tra thuộc Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã hoạt động có hiệu quả. Hàng năm đều tiến hành kiểm tra giám đốc án giúp Chánh án Toà án nhân dân tỉnh kháng nghị một số bản án có sai sót, có vi phạm về áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết các loại án nói chung và án hơn nhân và gia đình nói riêng, giúp Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết tốt loại án này theo trình tự giám đốc thẩm và kịp thời chỉ ra những thiếu sót về áp dụng pháp luật của cấp sơ thẩm. Đồng thời định hướng cho Toà án nhân dân cấp dưới khắc phục những thiếu sót đó của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn 2005 - 2009, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xét xử 11 vụ án hơn nhân và gia đình theo trình tự giám đốc thẩm, qua đó đã phát hiện những sai sót của cấp sơ thẩm trong q trình áp dụng pháp luật của Tồ

án nhân dân cấp huyện từ giai đoạn điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ đến việc xét xử tại phiên tồ. Đa số những kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đều được Uỷ ban thẩm phán chấp nhận và chỉ ra những sai sót cụ thể, xử huỷ án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm phải áp dụng pháp luật giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu. Đồng thời thông qua việc giám đốc thẩm, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổng kết rút kinh nghiệm trong toàn ngành Toà án tỉnh Vĩnh Phúc, phát hiện được những bất cập trong các văn bản pháp luật, những khó khăn của việc áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hơn nhân và gia đình. Từ đó, Tồ án có kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án trong giải quyết án hơn nhân và gia đình, đồng thời đảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và tồn ngành Tồ án nhân dân nói chung.

- Đối với thẩm quyền giải quyết theo trình tự tái thẩm, trong giai đoạn 2005 - 2009, khơng có kháng nghị của cấp có thẩm quyền, Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc không thụ lý giải quyết vụ án nào.

* Những tồn tại, thiếu sót:

Dựa trên kết quả áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, bên cạnh những ưu điểm, những mặt đã đạt được thì Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vẫn cịn những tồn tại, thiếu sót nhất định làm giảm hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật. Cụ thể:

Với kết quả giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình theo trình tự sở thẩm và phúc thẩm, Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc còn để tồn đọng một số lượng án lớn chưa được giải quyết, đặc biệt là án giải quyết theo trình tự sơ thẩm. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự chưa được giải quyết kịp thời.

Trong công tác giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình theo trình tự phúc thẩm, mặc dù được coi là loại cơng việc chủ yếu của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, luôn được chú trọng tập trung giải quyết những vẫn cịn nhiều vụ án khơng được giải quyết đúng, triệt để làm cho các đương sự khơng nhất trí với phán quyết cuối cùng của cấp phúc thẩm nên không chịu chấp hành bản án và quyết định thi hành án mà tiếp tục khiếu nại lên Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan khác của Đảng và Nhà nước. Qua xem xét, kiểm tra, Toà án nhân dân tối cao đã phát hiện được một số vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sai và đã tiến hành xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm để khắc phục, uốn nắn những sai sót đó. Trong giai đoạn 2005 - 2009, Tồ án nhân dân tối cao đã huỷ một phần của 05 vụ án hơn nhân và gia đình của cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc để giao hồ sơ cho Toà án nhân dân cấp huyện xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w