Chất lượng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 42)

Trong những năm qua, hoạt động xây dựng pháp luật của Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế như: kỹ thuật xây dựng pháp luật chưa cao, việc sử dụng các thuật ngữ và các khái niệm pháp lý trong các văn bản pháp quy nhiều khi không thống nhất; một số thuật ngữ và khái niệm được sử dụng nhiều khi bị gị bó bởi những nội dung chính trị, ít mang tính pháp lý; các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và có hiệu lực pháp luật nhưng nếu khơng có các văn bản quy định chi tiết hoặc văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan có thẩm quyền thuộc lĩnh vực đó thì hầu như khơng thực hiện được hoặc thực hiện nhưng khơng thống nhất. Thậm chí, có những trường hợp văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cũng không làm rõ được hết nội dung của một số quy định của văn bản mà nó giải thích nên phải bổ sung bằng một văn bản khác. Ngoài ra, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhưng khơng có tính khả thi, hoặc khơng có khả năng áp dụng được vào thực tiễn đời sống xã hội lại phải bãi bỏ, hoặc pháp luật không sát vào thực tế, chậm đi vào đời sống, hiệu lực và hiệu quả thấp…

Áp dụng pháp luật phải dựa trên các văn bản pháp luật, muốn áp dụng pháp luật đạt được chất lượng và kết quả tốt, trước hết bản thân văn bản nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung phải có chất lượng cao, phải đảm bảo được các tiều chí như: Hệ thống pháp luật, văn bản pháp luật phải có tính đồng bộ, thống nhất trong nội dung của văn bản pháp luật, không trái Hiến pháp, nội dung các văn bản pháp luật không chồng chéo, mâu thuẫn; Các văn bản pháp luật phải phù hợp giữa nội dung và hình thức, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, bảo đảm ổn định tương đối, chất lượng kỹ thuật lập pháp.

Để áp dụng pháp luật mang tính đồng bộ, phù hợp thì nội dung các văn bản pháp luật không được trái với Hiến pháp, khơng mâu thuẫn với các quy

định hiện hành, có tính khả thi và đáp ứng được u cầu cải cách tư pháp, mặt khác việc hướng dẫn, phổ biến và giải thích các văn bản pháp luật cũng cần được tổ chức thường xuyên và cập nhật liên tục.

Đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án thì chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng áp dụng pháp luật. Bởi lẽ, khi một bộ luật, một pháp lệnh hay một văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật được ban hành, nội dung của các văn bản này sẽ được Toà án áp dụng để giải quyết các tranh chấp hơn nhân và gia đình, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ của đương sự trong vụ án đó. Nếu một văn bản quy phạm pháp luật, một điều luật được áp dụng trong thực tế mà khơng đảm bảo được khả năng thực hiện, khơng có tính thuyết phục và tính chính xác thì sẽ khơng đem lại hiệu quả. Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình, Tồ án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật nội dung và các quy phạm pháp luật có liên quan. Chính vì vậy, nếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đó khơng đảm bảo chất lượng tốt, tính chính xác, tính khả thi cao thì sẽ khơng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, khơng thể hiện được pháp chế của Nhà nước và đề cao tính bảo vệ của pháp luật. Vì vậy, chất lượng của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có tốt thì việc áp dụng pháp luật mới đảm bảo được tính hiệu quả và hiệu lực cao, sát với thực tiễn và đi vào đời sống nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w