Những kết quả đạt được trong áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 62)

các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tồ án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp hơn nhân và gia đình được quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự sau:

- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; - Tranh chấp về cấp dưỡng;

- Các tranh chấp khác về hơn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định. Những tranh chấp trên nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi, cho Tồ án nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện.

Với thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về hơn nhân và gia đình như trên, Toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả trong áp dụng pháp luật vào giải quyết án hơn nhân và gia đình thể hiện trong các mặt như sau:

* Về áp dụng pháp luật trong thụ lý và điều tra vụ án:

Trên cơ sở quy định về quyền khởi kiện vụ án tại Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự thì cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về hơn nhân và gia đình tại Tồ án nhân dân có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 162 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi và nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án hơn nhân và gia đình trong trường hợp Luật hơn nhân và gia đình quy định.

Như vậy, trước khi thụ lý vụ án hơn nhân và gia đình Tồ án phải đối chiếu với những quy định của pháp luật xem người khởi kiện có quyền khởi kiện khơng, nội dung khởi kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án nơi nhận đơn khởi kiện không. Nếu đơn khởi kiện đáp ứng yêu cầu về hình thức và nội dung được quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự và các tài

liệu chứng cứ kèm theo thì Tồ án nơi nhận đơn khởi kiện tiến hành các thủ tục thụ lý vụ án.

Trong thực tiễn những năm qua (2005 - 2009), Toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành làm thủ tục nhận đơn khởi kiện về lĩnh vực hơn nhân và gia đình với số lượng đơn khởi kiện lớn. Tuy nhiên hầu hết các đơn khởi kiện gửi đến Toà án đều chưa đáp ứng được theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, nên Toà án thường phải hướng dẫn làm lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 169 Bộ luật tố tụng dân sự.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng pháp luật để xem xét, phân loại đơn khởi kiện, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án thì Tồ án thông báo cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền của Tồ án khác thì Tồ án nơi nhận đơn (trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận đơn) sẽ ra quyết định chuyển đơn khởi kiện cho Tồ án có thẩm quyền và thơng báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác; trường hợp nội dung khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án thì Tồ án nơi nhận đơn cũng trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận đơn trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Trong quá trình thụ lý đơn khởi kiện vụ án hơn nhân và gia đình tại Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc, Toà án nhân dân đã áp dụng đúng các quy định tại Điều 171; Điều 172, Điều 173, Điều 174 Bộ luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ án, phân công Thẩm phán giải quyết và thông báo thụ lý vụ án để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của đương sự.

Cụ thể về tình hình nhận đơn khởi kiện và kết quả nhận đơn khởi kiện vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện qua bảng 2.1 sau đây:

Bảng 2.1: Kết quả nhận đơn khởi kiện của Toà án nhân dân cấp huyện

ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2005 - 2009

Năm Nhận đơnkhởi kiện

Quyết định giải quyết đơn khởi kiện Thụ lý vụ

án

Chuyển đơn khỏi kiện cho Tồ án có thẩm quyền Trả lại đơn khởi kiện 2005 822 807 03 12 2006 821 806 06 09 2007 806 804 02 0 2008 778 774 0 04 2009 952 948 04 03

Nguồn: Bộ phận Thống kế - Tổng hợp Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Với số liệu trên cho thấy, số lượng đơn khởi kiện gửi đến Toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm có khác nhau, nhưng Tồ án đã áp dụng các quy định của pháp luật để tiến hành giải quyết đơn khởi kiện đúng thẩm quyền, qua đó đã thụ lý vụ án hơn nhân và gia đình với số lượng lớn nhằm đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và quyền lợi của các đương sự. Sau khi Toà án tiến hành thụ lý vụ án, Toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thu thập chứng cứ, điều tra vụ án theo các quy định tại Điều 84 về giao nộp chứng cứ, Điều 85 về thu thập chứng cứ và các điều luật quy định về thu thập chứng cứ của Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể:

Thẩm phán sau khi được phân công giải quyết vụ án đã yêu cầu các đương sự giao nộp các chứng cứ liên quan đến vụ án bởi việc thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình thuộc nghĩa vụ của các đương sự, các đương sự tự viết bản tự khai và ký tên mình. Trong trường hợp đương sự không tự viết được hoặc bản khai không rõ ràng thì Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của đương sự theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự. Việc lấy lời khai của đương sự được tập trung vào những nội dung còn thiếu, Thẩm phán lấy lời khai của đương sự được thực hiện tại trụ sở Toà án, trong trường

hợp cần thiết đương sự khơng thể đến Tồ án được vì những lý do khách quan, chính đáng như đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, bị ốm đau, bệnh tật… thì Thẩm phán có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án. Sau khi ghi xong biên bản ghi lời khai, người khai tự đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận và có dấu của Tồ án, nếu nhiều bản thì có dấu giáp lai, trường hợp biên bản ghi lời khai ở ngồi trụ sở Tồ án thì có người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Ngoài việc lấy lời khai của đương sự, trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của đương sự Thẩm phán cũng tiến hành lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án hoặc ngoài trụ sở Toà án theo quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự.

Bên cạnh việc thu thập chứng cứ thông qua lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, tuỳ vào từng vụ án cụ thể mà Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ khác như: đối chất trong trường hợp thấy có mâu thuẫn trong lời khai của đương sự, người làm chứng; tiến hành trưng cầu giám định; xem xét thẩm định tại chỗ; định giá tài sản; uỷ thác thu thập chứng cứ hay yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.

Quá trình xác minh, điều tra thu thập chứng cứ trên luôn tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của Bộ luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo tính khách quan, cơng bằng để làm rõ bản chất sự thật khách quan của vụ án để có được kết quả cao nhất trong việc điều tra, thu thập chứng cứ của vụ án.

* Về áp dụng pháp luật trong công nhận sự thoả thuận của các đương sự:

Một trong những nguyên tắc cơ bản và là đặc trưng của giải quyết các vụ án dân sự nói chung, vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng là quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự. Đối với thủ tục giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình tại cấp sơ thẩm, thủ tục bắt buộc đó là Tồ án phải tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án không được hồ giải hoặc khơng tiến hành hồ giải được).

Sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ cần thiết liên quan đến vụ án, nếu không thuộc những trường hợp khơng được hồ giải quy định tại Điều 181 Bộ luật tố tụng dân sự và những vụ án khơng tiến hành hồ giải tại Điêu 182 Bộ luật tố tụng dân sự thì Thẩm phán tiến hành thơng báo về phiên hoà giải.

Khi tiến hành hoà giải, Toà án đã áp dụng các quy định về nguyên tắc tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 180, thành phần phiên hoà giải quy định tại Điều 184, nội dung hoà giải quy định tại Điều 185 và lập biên bản hoà giải được quy định tại Điều 186 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Đối với việc giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình, hồ giải để các đương sự tự định đoạt và thoả thuận với nhau là mục tiêu mà ngành Tồ án nhân dân nói chung và Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng ln hướng tới để giải quyết vụ án được nhanh gọn, không mất nhiều thời gian, công sức cũng như tình cảm mà lại đạt được kết quả cao. Chính vì vậy, trong những năm qua, ngành Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Thẩm phán giải quyết vụ án nói riêng ln cố gắng thuyết phục, định hướng cho các đương sự tự thoả thuận với nhau để giải quyết vụ án, làm cho các tranh chấp từ phức tạp trở thành đơn giản. Cụ thể, Toà án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng pháp luật để hồ giải thành và ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự như sau:

Năm 2005 hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự 210 /730 vụ án đạt tỷ lệ 28,76 % vụ án đã giải quyết.

Năm 2006 hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự 312/755 vụ án đạt tỷ lệ 41,3% vụ án đã giải quyết.

Năm 2007 hồ giải thành và ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự 298/770 vụ án đạt tỷ lệ 38,7 % vụ án đã giải quyết.

Năm 2008 hồ giải thành và ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự 377/726 vụ án đạt tỷ lệ 51,93% vụ án đã giải quyết.

Năm 2009 hoà giải thành và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự 402/922 vụ án đạt tỷ lệ 43,6% vụ án đã giải quyết.

Qua kết quả trên, có thể thấy cơng tác hồ giải trong q trình giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc luôn được chú trọng và quan tâm hướng tới để các đương sự thoả thuận với nhau qua đó giảm bớt được một giai đoạn tố tụng kéo dài và cực kỳ phức tạp, tiết kiệm được thời gian, tiền của cho Nhà nước cũng như cho nhân dân đồng thời giải quyết được mâu thuẫn giữa các đương sự.

* Áp dụng pháp luật trong trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án hơn nhân và gia đình:

- Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán giải quyết vụ án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có một trong các căn cứ được quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:

+ Một bên đương sự mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định ngừoi đại diện theo pháp luật;

+ Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;

+ Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự, khi phát hiện có một trong các căn cứ nêu trên thì Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình đó. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình được lập thành văn bản và trong thời hạn năm ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ, Tồ án phải gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định tạm đình chỉ khơng làm chấm dứt việc giải quyết vụ án và đình chỉ tố tụng, cũng khơng xố sổ thụ lý mà chỉ tạm thời bị gián đoạn trong một thời gian nhất định. Khi lý do hay căn cứ tạm đình chỉ vụ án khơng cịn thì Tồ án lại tiếp tục giải quyết vụ án.

Theo số liệu thống kê tại bộ phận thống kê - tổng hợp Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thì năm 2005 Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc ra

quyết định tạm đình chỉ 36 vụ; năm 2006 tạm đình chỉ 39 vụ; năm 2007 tạm đình chỉ 32 vụ; năm 2008 tạm đình chỉ 24 vụ; năm 2009 tạm đình chỉ 45 vụ.

- Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự, khi phát hiện có một trong các căn cứ sau đây thì Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình có thẩm quyển ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình:

+ Nguyên đơn hoặc bị đơn chết, quyền và nghĩa vụ của họ không ai thừa kế;

+ Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện khơng có quyền khởi kiện;

+ Các đương sự thoả thuận khơng u cầu Tồ án giải quyết tiếp vụ án; + Nguyên đơn triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai vẫn vắng mặt;

+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án làm ngừng lại hoạt động tố tụng, xố tên vụ án hơn nhân và gia đình trong sổ thụ lý. Theo số liệu thống kê của ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thì số lượng Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết đình chỉ giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình chiếm tỷ lệ đáng kể trong số các vụ án không phải đưa ra xét xử [xem bảng 2.2].

Bảng 2.2: Kết quả thụ lý và giải quyết theo hình thức đình chỉ vụ án của

Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc (giai đoạn 2005 - 2009)

Năm Thụ lý

Giải quyết Giải quyết không qua xét xử

Vụ Đạt (%) Tổng số vụ đình chỉSố vụ Đạt (%) 2005 807 730 90,5 286 76 26,6 2006 806 755 93,7 382 70 18,3 2007 804 770 95,8 366 68 18,6 2008 774 726 93,8 458 81 17,7 2009 948 922 97,3 487 85 17,5

Đối với các vụ án hôn nhân và gia đình mà Tồ án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chủ yếu là do đương sự

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w