Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 50 - 52)

Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ ngày 01/01/1997 cùng với sự tái lập của tỉnh Vĩnh Phúc sau khi tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú trên cơ sở quyết định thành lập số 1177/QĐ-QLTA ngày 30/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, bao gồm Toà án nhân dân cấp tỉnh thực hiện xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động thuộc thẩm quyền; Các Tồ án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động thuộc thẩm quyền.

Từ những ngày đầu mới thành lập Toà án các cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về chun mơn nghiệp vụ, nhiều đồng chí khơng có chỗ ở, cơ

quan khơng bố trí được phải đi lại cách trụ sở làm việc xa nhà, nhiều đồng chí phải đi thuê nhà ở, từ đó làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tư tưởng, đời sống của cán bộ trong ngành. Song, với tinh thần khắc phục khó khăn, vươn lên khơng ngừng, Tồ án nhân dân các cấp ở tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng ổn định và phát triển, trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của cán bộ Tịa án nói chung, của Thẩm phán nói riêng đã được nâng lên từng bước; trụ sở mới đã từng bước được đầu tư xây dựng, phương tiện làm việc đã được tăng cường. Số lượng cán bộ ngành Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc lúc đầu chỉ có 69 người, trong đó có 20 Thẩm phán. Được phân làm 2 cấp, cấp huyện có 6 tồ với 49 cán bộ, trong đó có 14 Thẩm phán; cấp tỉnh có 20 cán bộ, trong đó có 6 Thẩm phán. Đến nay, toàn ngành Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có 141 người, trong đó có 52 Thẩm phán (9 Thẩm phán tỉnh, 43 Thẩm phán cấp huyện) đạt 100% Thẩm phán có trình độ Đại học và là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, 01 đồng chí có trình độ Thạc sỹ Luật, 10 đồng chí đang theo học Cao học Luật, 01 đồng chí có trình độ cử nhân chính trị, 11 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 01 đồng chí có trình độ Trung cấp chính trị; 06 Thẩm tra viên và đều có trình độ Đại học, có 01 đồng chí đang theo học Cao học Luật, 01 đồng chí có trình độ Cử nhân chính trị, 01 đồng chí có trình độ Trung cấp chính trị; 63 Thư ký, đạt 95% có trình độ Đại học và có 7 người đang theo học Cao học Luật; 3 chun viên đều có trình độ Đại học Luật, và 17 chức danh khác.

Như vậy, trong những năm qua, toàn ngành Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu lớn trong việc xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức đáp ứng việc thực hiện chức năng nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và giáo dục cơng dân trong tồn xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Bằng hoạt động xét xử của mình, Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất và pháp chế xã hội chủ nghĩa được tôn trọng, mọi hành vi xâm phạm đến

quyền làm chủ của con người, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân đều được Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc xử lý nghiêm minh, kịp thời, giáo dục công dân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, góp phần đóng góp quan trọng vào việc ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá ở địa phương.

Để đáp ứng yêu cầu giải quyết các loại án Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc ln chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, hàng năm tồn ngành cử 05 cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt để tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ, xét xử tại Học viện tư pháp và cử 01 đến 02 cán bộ đi học Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị. Bên cạnh đó, trên cơ sở năng lực, trình độ, khả năng công tác và điều kiện của từng cán bộ, của từng Phịng, Tịa thuộc Tồ án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Toà án nhân dân cấp huyện để bố trí điều động cán bộ, Thẩm phán cho phù hợp với trình độ chun mơn và điều kiện cơng tác.

Trong những năm qua, Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc ln khắc phục khó khăn về con người, về kinh phí và về cơ sở vật chất để hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, đã và đang tích cực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từng bước được đổi mới về tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng xét xử, đã đóng góp quan trọng vào việc ổn định chính trị, trật tự an ninh xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w