Tính độc lập trong hoạt động của Tồ án nói chung của Thẩm phán trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44 - 47)

phán trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án cần bắt đầu từ Thẩm phán, những người đại diện cho công lý, bảo vệ cơng lý. Chính vì vậy, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của Vịêt Nam năm 1946 đã quy định về nguyên tắc xét xử: Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Lịch sử phát triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn với bốn bản Hiến pháp được ban hành tại những thời điểm lịch sử khác nhau. Tuy có sự

thay đổi rất nhiều thể chế, hệ thống tổ chức bộ máy song nguyên tắc độc lập của các Thẩm phán trong hoạt động xét xử đều được quy định trong các bản Hiến pháp và các đạo luật khác được ban hành như Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự. Nguyên tắc này khẳng định trong hoạt động xét xử, Thẩm phán không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi đưa ra các nhận định đánh giá và phán quyết. Đồng thời, đòi hỏi Thẩm phán phải nâng cao trách nhiệm, buộc họ nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, chủ động nghiên cứu hồ sơ của vụ án, phải có trách nhiệm xét xử đúng pháp luật, phải ngăn chặn được sự lạm dụng địa vị pháp lý trong quan hệ tố tụng, không bị lệ thuộc vào những lý do của những người tham gia tố tụng hay những kết luận của cơ quan tổ chức đưa ra.

Việc duy trì tính độc lập của Thẩm phán là cần thiết để đạt được mục đích của xét xử và để thực hiện đúng chức năng của nó trong xã hội có tự do và tuân thủ các quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án, không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được can thiệp, tác động đến hoạt động xét xử của Thẩm phán. Thẩm phán phải trung thực, chính trực và tơn trọng tính độc lập của tư pháp thơng qua việc tránh có những hành vi sai trái, không lương thiện và tránh sự biểu hiện những hành vi đó trong tất cả các hoạt động của mình.

Bảo đảm được tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tồ án nói chung, giải quyết vụ án của Thẩm phán nói riêng sẽ đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, hạn chế được mức thấp nhất bản án, quyết định bị sửa, huỷ do lỗi chủ quan của Toà án.

Kết luận chương 1

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân là một lĩnh vực của áp dụng pháp luật nói chung. Với việc trình bày khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án

hơn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân, đồng thời phân tích các giai đoạn, nội dung áp dụng pháp luật cũng như các yếu tố bảo đảm áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề ra giải pháp ở chương 3.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w