Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc có ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 50)

hưởng đến việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình

Vĩnh Phúc là một tỉnh đồng bằng trung du nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: đồng bằng ở phía nam tỉnh, trung du ở phía bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo. Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sơng Lơ. Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sơng Hồng. Phía đơng giáp hai huyện Sóc Sơn và Đơng Anh - Hà Nội.

Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dịng chính: sơng Hồng, sơng Lơ, sơng Phó Đáy và sơng Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.715km², dân số 470.000 người. Ngày 26-01-1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới,

tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26/11/1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Vĩnh Yên, và 5 huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo và Mê Linh. Tháng 6-1998, tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, lập huyện Tam Đảo mới. Từ 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra và sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Bổ sung từ 1/4/2009 huyện Lập Thạch tách làm 2 là: huyện Sông Lơ và huyện Lập Thạch. Như vậy hiện Vĩnh Phúc có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 hành chính cấp huyện với 137 đơn vị cấp xã gồm 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã.

Vĩnh Phúc hiện nay có tổng diện tích tự nhiên là 1.231,76 km2. Dân số 1.003.047 người, mật độ dân số 814 người/km2. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số của tỉnh. Nhân dân trong tỉnh có truyền thống đồn kết, cần cù, sáng tạo trong sản xuất và đổi mới về cơ chế quản lý, có nguồn lao động dồi dào với trình độ giáo dục tương đối khá.

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng về du lịch với những khu du lịch nổi tiếng đang được tỉnh khai thác như khu du lịch nghỉ mát núi Tam Đảo, hồ Đại Lải, Đầm Vạc, khu du lịch thắng cảnh Chùa Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm...

Với đặc điểm là một tỉnh thuần nông, cơ cấu là nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp. Năm 1997 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng. Đến năm 2004 cơ cấu kinh tế công nghiệp là 49,7%, dịch vụ 26,2%, nông nghiệp 24,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hố, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong thời kỳ 1998 - 2000 rất cao, đạt 18,12%. Giai đoạn 2001 - 2005 tăng trưởng GDP có giảm chút ít, đạt 15,02% sau đó

tăng trưởng trở lại với nhịp độ 19,51% đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng năm 2006 và đạt xấp xỉ 23% vào năm 2007. Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế trên thế giới cũng như những biến động của nền kinh tế trong nước, kinh tế trên địa bàn tỉnh tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn tăng trưởng cao hơn so với cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong thời kỳ 2006 - 2010 là 15,44%. Vĩnh Phúc có hàng trăm doanh nghiệp trong nước và nước ngồi với tổng mức vốn đầu tư khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ đồng, được đầu tư ở 14 cụm, khu cơng nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn. Những năm gần đây là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, các vấn đề xã hội của Vĩnh Phúc cũng được quan tâm phát triển, tỉnh chú trọng vào xây dựng và kiến tạo các cơng trình phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội như trường học, các khu vui chơi giải trí và hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đầu tư đáng kể.

Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đứng trước những khó khăn thách thức đó là: Tỉnh được tái lập trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực xảy ra khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thiên tai trong nước xảy ra liên tục, trong tỉnh hạn hán, bão lốc, lũ quét xảy ra cục bộ làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Điểm xuất phát kinh tế thấp, là một tỉnh thuần nông, đất chật, người đông, dân số ở nông thôn chiếm 90%. Về mặt xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc chậm khắc phục. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy được đầu tư nhưng còn thấp, nhiều mặt quá tải. Tuy tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa đủ điều kiện để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Trong lĩnh vực xã hội cịn có nhiều mặt bức xúc, tỷ lệ người chưa có việc làm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ra trường khơng bố trí, sắp xếp được việc làm còn nhiều. Thu nhập của nhân dân còn thấp và chênh lệch, tỷ lệ

đói nghèo cịn cao, các tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, tệ quan liêu, tham nhũng vẫn cịn gây thất thốt tiền, tài sản của Nhà nước khá nghiêm trọng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc chính đang tồn tại cùng sinh sống, và có nhiều xã thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí cịn thấp, việc tun truyền giáo dục pháp luật tại các vùng nông thôn chưa được tốt, nhận thức của người dân chưa cao, ít am hiểu về xã hội, ít có điều kiện xem sách báo, nghe đài nên những kiến thức về pháp luật còn rất hạn chế. Đặc biệt, những năm gần đây Vĩnh Phúc thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi vào, hình thành nhiều khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, thu hút nhiều nhân công lao động, người dân ra ngồi làm nhiều nhưng trình độ hiểu biết pháp luật cịn thấp nên xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật ngày một gia tăng, đặc biệt tỷ lệ án về hơn nhân và gia đình tăng lên rõ rệt.

Từ những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác nội chính nói chung và cơng tác xét xử của Tồ án nói riêng, trong đó có những ảnh hưởng tới việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tồ án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Ths- Luat học-Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hônnhân và gia đình của Toà án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w