Phân tích tương quan Pearson

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của khách hàng tại công ty cổ phần dược phẩm hoa thiên phú (Trang 32 - 33)

27 Tơi có ý định mua TPCN vào tháng tới trong kế hoạch tiêu thụ

3.5.5 Phân tích tương quan Pearson

Phân tích tương quan Pearson nhằm mục đích lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu giữa 2 biến có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, khơng có sự phân biệt giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như nhau. Nhìn chung r được sử dụng để kiểm tra liên hệ giữa những biến địng lượng (khoảng cách hay tỷ lệ). Theo sách Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc – NXB Thống kê, 2008) đã đưa ra mối quan hệ hệ số tương quan như sau: r > 0,8 thì tương quan tuyến tính rất chặt chẽ. r = 0,6 – 0,8 thì tương quan tuyến tính chặt chẽ. r = 0,4 – 0,6 thì tương quan tuyến tính trung bình. r = 0,2 – 0,4 thì tương quan tuyến tính yếu. r < 0,2 thì tương quan tuyến tính rất yếu hoặc khơng có.

Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng cộng tuyến là chúng cung cấp cho mơ hình những thơng tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến một đến biến phụ thuộc. Hiệu ứng khác của sự tương quan khá chặt giữa các biến độc lập là nó

32

làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa. Để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến, có thể sử dụng hệ số độ sai lệch cho phép.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của khách hàng tại công ty cổ phần dược phẩm hoa thiên phú (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)