Quy định về các nguyên tắc ký kết hợp đồngvà thực hiện hợp đồng xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng xây dựng theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 54)

2.2. Pháp luật về hợp đồng xâydựng ở Việt Nam

2.2.2. Quy định về các nguyên tắc ký kết hợp đồngvà thực hiện hợp đồng xây

HĐXD công trình sử dụng vốn NSNN còn phải tuân thủ các nguyên tắc điều chỉnh riêng đối với loại hợp đồng được quy định tại các văn bản hướng dẫn như Nghị định 37 và quy định về mẫu HĐXD. Các quy định về hợp đồng xây dựng có giá trị pháp lý cao, đầy đủ và hoàn thiện. Pháp luật quy định về đối tượng của hợp đồng xây dựng là phù hợp với thực tế, là cần thiết trong quá trình thực hiện dự án.

2.2.2. Quy định về các nguyên tắc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xây dựng dựng

2.2.2.1 Các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

Trong định nghĩa HĐXD nêu: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực

hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng” [18,

Khoản 1, Điều 138]. Bộ luật dân sự được coi là Bộ luật gốc, luật nền tảng, cơ sở quy định về các quyền và nghĩa vụ chung của các chủ thể trong mọi giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, xuất phát từ các giao dịch dân sự diễn ra trên thực tế rất nhiều, đa dạng và phong phú nên có một số loại hợp đồng không phải chỉ áp dụng các quy định chung của Bộ luật dân sự, mà còn cần có những quy định riêng chuyên ngành điều chỉnh nội dung của hợp đồng cho phù hợp với đặc thù của loại hợp đồng đó và có như vậy mới đầy đủ, đúng, thể hiện được hết bản chất của hợp đồng đó được. Chính vì thế, việc điều chỉnh bởi nguyên tắc ký kết luật chuyên ngành là cần thiết, phù hợp. Hợp đồng xây dựng là một trong số loại hợp đồng đó. HĐXD vừa chịu sự điều chỉnh của BLDS và Luật xây dựng cũng như các đạo luật có liên quan.

Hợp đồng xây dựng được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc:

“Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, hợp tác, không trái pháp luật, đạo đức xã hội, cùng có lợi, mọi thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia;

Việc đảm bảo những điều kiện cần thiết để thực hiện công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng của bên giao thầu, bảo đảm đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;

Hợp đồng được ký kết sau khi hoàn thành lựa chọn nhà thầu và kết thúc đàm phàn hợp đồng với nhà thầu trúng cả thầu( cả trường hợp đấu thầu và chỉ định thầu) cho Bên giao thầu. Hợp đồng xây dựng gắn liền với quá trình lựa chọn nhà thầu;

Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu(nếu có) vào hợp

đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác” [32, Điều 138,

Khoản 2].

Nội dung hợp đồng được ký kết phải nêu rõ trách nhiệm trước pháp luật đối với: các cam kết thực hiện công việc của BNT theo mục tiêu đầu tư của dự án và thời hạn hoàn thành công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng; Việc đảm bảo những điều kiện cần thiết để thực hiện công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng của BGT, kể cả việc đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho các công việc theo hợp đồng; các thuận cam kết của các bên có liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng.

Ngoài các nguyên tắc ký kết hợp đồng nói trên, nếu hợp đồng xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì còn phải đảm bảo các nguyên tắc đặc thù quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

“Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi

Đối với loại hợp đồng này, sự can thiệp của Nhà nước là rất lớn, nếu các cơ quan quản lý nhà nước có sự phân công quản lý cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ thì việc thực hiện hợp đồng trên thực tế sẽ đạt hiệu quả cao. Tình trạng trốn tránh trách nhiệm trong quản lý nhà nước được hạn chế đi rất nhiều. Bên cạnh đó, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ về việc thẩm định năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu do năng lực của nhà thầu là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện dự án.

2.2.2.2 Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định theo cơ sở Điều 431 Bộ Luật dân sự 2005: thực hiện hợp đồng đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin

cậy lẫn nhau [30, Điều 431] .Theo quy định khi thực hiện hợp đồng xây dựng

các bên hợp đồng phải đảm bảo các nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng nói chung theo quy định Luật Xây dựng số 2014. Cụ thể như sau:

“Các bên phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật; không xâm phạm đến lợi ích của

Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác”. [32,

Khoản 3, Điều 138].

Thông qua quá trình lựa chọn nhà thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng, các bên có thể lựa chọn đối tác theo đúng nhu cầu của mình phù hợp với đặc điểm của từng công trình và dự án cụ thể. Thông qua quan hệ HĐXD, các bên giao thầu và bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm pháp lý trực tiếp với nhau về kết quả công việc trên cơ sở những điều khoản các bên đã thể hiện trong nội dung hợp đồng, đã cam kết và xác nhận bằng đàm phán, ký kết. Như vậy tóm lại quy định về cơ sở ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng trong luật công và luật tư

có mối quan hệ chặt chẽ và liên quan mật thiết với nhau, nền tảng, hỗ trợ cho nhau trong một chỉnh thể thống nhất và hoàn chính trong việc quy định về cơ sở ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng. HĐXD được cụ thể hóa trên cơ sở pháp lý rất quan trọng cho việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng xây dựng theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 54)