Các định hƣớng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 93 - 95)

tài sản trí tuệ

Để cải thiện được những hạn chế còn tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản trí tuệ, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tự tin hợp tác với nhau, giúp cho kinh tế xã hội được phát triển ổn định bền vững, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp mang ý nghĩa quan trọng và thiết yếu. Do đó, cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu các quy định về giải quyết tranh chấp trên thế giới để hoàn thiện các phương thức giải quyết tranh chấp mang bản sắc pháp luật Việt nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong phạm vi liên quan đến tài sản trí tuệ, xuất phát từ những bất cập còn tồn tại trong pháp luật điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ, tác giả đưa ra một số những định hướng như sau:

 Thuật ngữ “tài sản trí tuệ cần được pháp luật bổ sung và ghi nhận là một trong các loại tài sản của doanh nghiệp. Pháp luật cần quy định cụ thể và chi tiết đối tượng này trong văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ.

Đối với phương thức thương lượng, hòa giải:

- Cần quy định thương lượng, hòa giải là phương thức bắt buộc phải tiến hành khi có tranh chấp xảy ra trước khi tranh chấp được đưa đến các cơ quan trọng tài, tòa án để giải quyết.

- Xây dựng những quy định cần thiết về điều kiện, trình tự thủ tục khi tiến hành thương lượng, hòa giải, những vụ việc nào thì phải thương lượng, hòa giải, nội dung và phương pháp tiến hành.

- Xem xét khả năng áp dụng của án lệ, tập quán để coi đó như một nguồn của pháp luật về giải quyết tranh chấp.

- Xây dựng cơ chế ủy quyền trong hoạt động thương lượng. Rõ ràng, không phải lúc nào người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp cũng là người có khả năng thương lượng giỏi. Vai trò của Luật sư, chuyên gia thương lượng, cố vấn pháp lý ở nước ngoài là rất quan trọng, tuy nhiên vấn đề này chưa được quan tâm ở Việt Nam. Các chủ doanh nghiệp ủy quyền cho luật sư tham gia vào việc giải quyết tranh chấp cho từ lúc bắt đầu cho đến khi giải quyết xong.

Đối với phương thức giải quyết bằng trọng tài và Tòa án:

- Quy định mở rộng thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại để giảm bớt gánh nặng công việc cho Tòa án, không phân biệt chủ thể kinh doanh đã đăng ký hay chưa đăng ký kinh doanh.

- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác lập, ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ như Cục Sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền tác giả, cơ quan hải quan cần phải hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan Tòa án hay trọng tài để việc giải quyết tranh chấp được tiến hành thuận lợi.

- Phát triển hệ thống cơ quan trọng tài Việt Nam một cách rộng rãi hơn để các doanh nghiệp biết đến sự có mặt và vai trò của cơ quan trọng tài. Nhà nước cần phải tạo điều kiện để thành lập cơ quan trọng tài có mặt ở các tỉnh trên cả nước như hệ thống Tòa án các cấp. Có như vậy, sự lựa chọn giải quyết thông qua trọng tài mới có cơ hội được các chủ doanh nghiệp lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 93 - 95)