Nguyên nhân của những bất cập trong pháp luật giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 88)

tranh chấp tài sả trí tuệ trong doanh nghiệp ở Việt Nam

- Thứ nhất, một trong những nguyên nhân thấy rõ trong việc giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở Việt Nam đó chính là chưa có pháp luật điều chỉnh cụ thể. Chưa nói đến đối tượng cụ thể là tài sản trí tuệ, pháp luật về giải quyết tranh chấp chỉ được ghi nhận là một phần nhỏ trong luật thương mại 2005. Cho đến nay, Nhà nước vẫn chưa có một đạo luật riêng về giải quyết tranh chấp khiến quy định những vấn đề chung nhất khi có mâu thuẫn, xung đột xảy ra và cách thức giải quyết, trình tự thủ tục cụ thể, hiệu lực thi hành ra sao. Thêm vào đó, tài sản trí tuệ cũng là một vấn đề pháp lý mới chưa được pháp luật ghi nhận và quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào. Có chăng là các quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ

năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, Luật SHTT chỉ liệt kê các đối tượng nào là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà không có một khái niệm về “Tài sản trí tuệ”. Như đã phân tích, tài sản trí tuệ là một khái niệm bao hàm rộng hơn, các đối tượng là thuộc quyền sở hữu trí tuệ chỉ mà một trong các loại tài sản trí tuệ.

- Thứ hai, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có ý thức và hiểu được giá trị đích thực tài sản trí tuệ của mình. Nhiều khi việc họ tiến hành đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ cũng chỉ vì theo trào lưu mà bản thân chưa hiểu được chính xác quyền và lợi ích của mình. Nhiều doanh nghiệp đôi khi chỉ cần nghe rằng “bảo hộ độc quyền” là họ thấy cần phải đăng ký bảo hộ mà không nắm rõ được ý nghĩa và phạm vi bảo hộ của các đối tượng đó. Hoặc đôi khi tâm lý cho rằng đăng ký thì để làm gì nếu kinh doanh không thuận lợi. Vì thế, các doanh nghiệp thường tập trung vào phát triển sản phẩm, phát triển thị trường của mình trước, tiến hành các hoạt động trưng bày giới thiệu, quảng cáo sản phẩm. Sau khi cảm thấy sản phẩm hay phương thức này đạt hiệu quả kinh tế thì lúc đó họ mới quan tâm đến đối tượng sở hữu trí tuệ cần bảo hộ. Song, chính vì với tâm lý đó và những đối thủ cạnh tranh hiểu được giá trị của việc bảo hộ tài sản trí tuệ, họ tiến hành bảo hộ các đối tượng đó trước. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lấy lại tài sản trí tuệ của mình. Lúc đó, tranh chấp xảy ra và các bên lại phải đối mặt với việc chứng minh tài sản đó là của mình, đương nhiên không phải lúc nào cũng có thể làm được điều đó.

- Thứ ba, doanh nghiệp đôi khi không chú ý theo dõi hoạt động sở hữu trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh nên không phản ứng một cách kịp thời với một số hành vi của họ có thể xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của mình như: sử dụng/ đăng ký nhãn hiệu tương tự và có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp, sao chép một phần các tác phẩm (hoa văn, họa tiết, bao bì mẫu thiết kế, thông điệp/giai điệu quảng cáo..) để lợi dụng thành

quả đầu tư hoặc hòa loãng phong cách của nhãn hiệu. Theo đó, hình ảnh của nhãn hiệu của doanh nghiệp, sao chép hoặc sử dụng trái phép các sáng chế/ giải pháp hữu ích/ phần mềm... của doanh nghiệp. [11. tr 12]

+ Thứ tư, Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành đã bổ sung các quy định quan trọng về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204) và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), tuy nhiên do tính chất đặc thù của loại tài sản “quyền sở hữu trí tuệ” nên nhiều trường hợp nguyên đơn không chứng minh được thiệt hại hoặc xác định không đầy đủ về những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn thiệt hại thực tế xảy ra). Các căn cứ để xác định thiệt hại về vật chất như mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại hoặc các thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ trên thực tế là rất khó để xác định một cách chính xác và đầy đủ. Do vậy, khi giải quyết những vấn đề này Tòa án đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xác định thiệt hại để có được phán quyết chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự [38].

+ Cuối cùng là, hoạt động bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ được xác lập tại Việt nam còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là vai trò của hệ thống Tòa Án trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn mờ nhạt. Việc giao thẩm quyền và trách nhiệm cho một số cơ quan hành chính (Quản lý thị trường, Công an kinh tế, Hải quan..) phải xử lý cả các hành vi xâm phạm quyền (không phải là hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ),…. Chính vì lẽ đó, các phương thức giải quyết tranh chấp ít được các doanh nghiệp quan tâm và đạt hiệu quả thấp.

Chương 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 3.1. Cơ sở kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống và chính trị liên quan đến giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ

Cơ sở kinh tế - xã hội

Sự chuyển biến từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ hơn trước rất nhiều. Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay, nhu cầu về một thị trường đầu tư tiềm năng, môi trường kinh doanh an toàn đòi hỏi pháp luật phải được đảm bảo minh bạch, công bằng.

Trong thời kỳ hậu công nghiệp, nền kinh tế tri thức đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của xã hội. Với việc mở cửa hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới, mong muốn trở thành một thị trường đầu tư tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư kinh doanh từ khắp nơi trên thế giới, pháp luật Việt Nam phải đảm bảo tạo ra “sân chơi” an toàn cho mọi chủ thể. Bên cạnh việc ký kết các điều ước quốc tế, hiệp định đa phương, song phương thì pháp luật Việt Nam cũng phải đảm bảo một cơ chế an toàn cho các nhà đầu tư. Điều đó không chỉ giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm khi đầu tư phát triển vào Việt Nam mà còn giúp cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính các doanh nghiệp trong nước hợp tác quốc tế với nước ngoài.

Khi mà nền kinh tế tri thức đóng vai trò trọng tâm trong việc phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia thì những tài sản được tạo từ quá trình lao động đó luôn được coi trọng và đánh giá cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được giá trị của các tài sản được hình thành từ lao động bằng “chất xám” đó. Do đó, sau khi hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam sẽ không tránh khỏi những xung đột, tranh chấp trong hoạt

động kinh doanh ngay cả trong lĩnh vực thương mại nói chung và tranh chấp tài sản trí tuệ nói riêng. Những xung đột đó đôi khi xuất phát từ việc pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc phải giải quyết tranh chấp như thế nào.

Các chủ thể kinh doanh Việt Nam hiện nay, với những doanh nghiệp lớn hoặc chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì cũng đã chú ý tới việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình trước khi đưa ra thị trường khu vực. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ những chủ thể kinh doanh nhỏ lẻ, doanh nghiệp tầm trung thì họ vẫn chưa thực sự quan tâm và hiểu được sự quan trọng của tài sản trí tuệ của chính mình. Các doanh nghiệp ở Việt Nam có phát triển thì nền kinh tế xã hội mới phát triển.

Giải quyết được tranh chấp thương mại nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo công bằng cho mọi thành phần kinh tế được tự do cạnh tranh trên cơ sở pháp luật, tạo niềm tin và yên tâm cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Việc giải quyết các tranh chấp thương mại sẽ góp phần tạo ra kỷ cương trật tự trong kinh doanh, hạn chế được phần nào tiêu cực cạnh tranh không lành mạnh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Cơ sở văn hóa- truyền thống và chính trị:

Do ảnh hưởng của truyền thống Nho giáo – một trong những nền tảng quan trọng hình thành nền hệ tư tưởng của người Việt Nam, theo đó đạo lý cơ bản về ngũ thường “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Trên nền tảng này, người Việt đã xây dựng và giữ gìn lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của mình một truyền thống đoàn kết và cố kết cộng đồng, luôn coi trọng và đề cao tinh thần tương thân, tương ái, quan niệm trọng tình nghĩa “chín bỏ làm mười”. Vì vậy khi có tranh chấp thì biện pháp áp dụng trước tiên là thương lượng, hòa giải, thông qua đó để hiểu nhau hơn và giải quyết được mẫu thuẫn và vẫn giữ được tình người. Còn một quan niệm nữa đó là “lấy hòa làm trọng” trong cách

đối nhân xử thế cho thấy người Việt có tâm lý ngại kiện cáo [38]. Do đó, khi xảy ra bất kỳ sự xung đột lợi ích nào, thương lượng và hòa giải là hai phương thức thường được người Việt ưu tiên áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, các phương thức này vẫn còn nhiều lỗ hổng khi áp dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ tranh chấp. Pháp luật về giải quyết tranh chấp cần lưu ý hơn đến hai hình thức giải quyết này để có những quy định phù hợp hơn. Đặc biệt, khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng, các sản phẩm trí tuệ được tạo thành sẽ ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều chủ thể doanh nghiệp. Nếu có tranh chấp xảy ra, để đảm bảo uy tín cũng như bí mật của mình, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương thức thương lượng và hòa giải để giải quyết vấn đề, tránh gây sự chú ý của dư luận. Do đó, các phương thức này cần được pháp luật quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp.

3.2. Các định hƣớng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ tài sản trí tuệ

Để cải thiện được những hạn chế còn tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản trí tuệ, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tự tin hợp tác với nhau, giúp cho kinh tế xã hội được phát triển ổn định bền vững, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp mang ý nghĩa quan trọng và thiết yếu. Do đó, cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trên cơ sở chọn lọc, tiếp thu các quy định về giải quyết tranh chấp trên thế giới để hoàn thiện các phương thức giải quyết tranh chấp mang bản sắc pháp luật Việt nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trong phạm vi liên quan đến tài sản trí tuệ, xuất phát từ những bất cập còn tồn tại trong pháp luật điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ, tác giả đưa ra một số những định hướng như sau:

 Thuật ngữ “tài sản trí tuệ cần được pháp luật bổ sung và ghi nhận là một trong các loại tài sản của doanh nghiệp. Pháp luật cần quy định cụ thể và chi tiết đối tượng này trong văn bản pháp luật như: Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ.

Đối với phương thức thương lượng, hòa giải:

- Cần quy định thương lượng, hòa giải là phương thức bắt buộc phải tiến hành khi có tranh chấp xảy ra trước khi tranh chấp được đưa đến các cơ quan trọng tài, tòa án để giải quyết.

- Xây dựng những quy định cần thiết về điều kiện, trình tự thủ tục khi tiến hành thương lượng, hòa giải, những vụ việc nào thì phải thương lượng, hòa giải, nội dung và phương pháp tiến hành.

- Xem xét khả năng áp dụng của án lệ, tập quán để coi đó như một nguồn của pháp luật về giải quyết tranh chấp.

- Xây dựng cơ chế ủy quyền trong hoạt động thương lượng. Rõ ràng, không phải lúc nào người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp cũng là người có khả năng thương lượng giỏi. Vai trò của Luật sư, chuyên gia thương lượng, cố vấn pháp lý ở nước ngoài là rất quan trọng, tuy nhiên vấn đề này chưa được quan tâm ở Việt Nam. Các chủ doanh nghiệp ủy quyền cho luật sư tham gia vào việc giải quyết tranh chấp cho từ lúc bắt đầu cho đến khi giải quyết xong.

Đối với phương thức giải quyết bằng trọng tài và Tòa án:

- Quy định mở rộng thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại để giảm bớt gánh nặng công việc cho Tòa án, không phân biệt chủ thể kinh doanh đã đăng ký hay chưa đăng ký kinh doanh.

- Các cơ quan chức năng có thẩm quyền xác lập, ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ như Cục Sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền tác giả, cơ quan hải quan cần phải hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan Tòa án hay trọng tài để việc giải quyết tranh chấp được tiến hành thuận lợi.

- Phát triển hệ thống cơ quan trọng tài Việt Nam một cách rộng rãi hơn để các doanh nghiệp biết đến sự có mặt và vai trò của cơ quan trọng tài. Nhà nước cần phải tạo điều kiện để thành lập cơ quan trọng tài có mặt ở các tỉnh trên cả nước như hệ thống Tòa án các cấp. Có như vậy, sự lựa chọn giải quyết thông qua trọng tài mới có cơ hội được các chủ doanh nghiệp lựa chọn.

3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ sản trí tuệ

3.3.1. Trong lĩnh vực lập pháp

Một là, để góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, xét về lâu dài Nhà nước cần ban hành Luật về giải quyết tranh chấp. HIện nay, pháp luật về vấn đề này không nằm trong một đạo luật cụ thể mà nằm rải rác ở các lĩnh vực khác nhau. Luật về giải quyết tranh chấp được hình thành sẽ tạo nên khung pháp lý mang tính nguyên tắc vận dụng vào thực tế giải quyết các vấn đề tranh chấp nói chung, và tranh chấp tài sản trí tuệ nói riêng.

Hai là, pháp luật cũng cần bổ sung các vấn đề về thương lượng trong Luật thương mại 2005. Trong trường hợp thương lượng thành công thì cần phải có quy định về hiệu lực thi hành để đảm bảo các bên trong quan hệ tranh chấp nghiêm túc thực hiện. Pháp luật có thể quy định thương lượng như một hợp đồng, nội dung thương lượng phải được lập thành một văn bản để ràng buộc pháp lý với nhau. Đồng thời, pháp luật cần quy định đây là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc được áp dụng đầu tiên khi có tranh chấp xảy ra. Ba là, hòa giải cũng được cần được quy định về hiệu lực thi hành nếu hòa giải thành. Cũng giống như thương lượng, hòa giải chỉ là phương thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)