Các vụ việc liên quan tới các hình thức giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 82 - 88)

tục tại Tòa án khá rườm rà, phức tạp. Quá trình giải quyết việc xét xử quá lâu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xét xử nhiều cấp cũng làm cho việc giải quyết không thể đi đến cuối cùng một cách nhanh chóng. Do đó, với tâm lý như vậy, không nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết bằng Tòa án. Mặt khác, do đối tượng tranh chấp là một loại tài sản mang tính đặc thù vô hình, pháp luật chưa có quy định cụ thể về loại đối tượng này. Pháp luật chỉ phân quyền giải quyết tranh chấp còn cách thức giải quyết thì không có. Chính vì thế mà bản thân Tòa án cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình xét xử khi mà các thẩm phán là những người không có chuyên môn trong việc đánh giá các tài sản này.

2.3. Các vụ việc liên quan tới các hình thức giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ tài sản trí tuệ

Vụ việc thứ nhất: Công ty Foremost là công ty chuyên sản xuất các loại sữa, trong đó có sản phẩm sữa đặc có đường mang nhãn hiệu "Trường Sinh". Ngày 11-12-1996 Công ty Foremost đó đăng ký nhãn hiệu "Trường Sinh" tại Cục Sở hữu trí tuệ và tháng 6-1998 đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ cho nhãn hiệu "Trường Sinh". Cuối năm 1998, Công ty Foremost phát hiện trên thị trường có sản phẩm sữa đậu nành do xưởng Trung Thực (nay là công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh) sản xuất cũng mang nhãn hiệu "Trường Sinh". Công ty Foremost cho rằng, sự xuất hiện của sản phẩm sữa đậu nành "Trường Sinh" trên thị trường đã làm giảm uy tín, giảm doanh thu sản phẩm bán ra trên thị trường vì đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Công ty Foremost đã tiến

hành khởi kiện Công ty Trường Sinh ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa "Trường Sinh" và bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền. Công ty Trường Sinh đã đưa ra các lý lẽ phản đối và khẳng định đây là hai sản phẩm không cùng nhóm, cho nên không thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Sự trùng hợp về tên gọi "Trường Sinh" chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không thể làm phương hại đến Công ty Foremost, và không thể gây thiệt hại. Tòa án đã lấy ý kiến của Bộ Thương mại, Bộ Y tế và Cục SHTT. Theo quan điểm của Bộ Thương mại thì đối chiếu với danh mục của Bộ Thương mại, sản phẩm sữa đặc có đường của Foremost thuộc nhóm 29, còn sản phẩm sữa đậu nành Trường Sinh thuộc nhóm 32, do đó, đây là hai sản phẩm không cùng nhóm và không có sự xâm phạm (Công văn số 2275/BTM- QLCL ngày 13-6-2002 của Bộ Thương mại). Theo quan điểm của Bộ Y tế thì đây là hai sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên có vi phạm hay không thì thuộc thẩm quyền kết luận của Cục SHTT. Còn Cục SHTT cho biết đã từ chối cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn hiệu "Sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh" của Công ty Trường Sinh ở thời điểm năm 1998 và sau khi Công ty Foremost có đơn gửi Cục SHTT về việc Công ty Trường Sinh đã xâm phạm quyền được bảo hộ của mình, Cục SHTT đã hai lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay việc sử dụng nhãn hiệu "Trường Sinh" cho sản phẩm sữa đậu nành. Cục SHTT cũng đã gửi công văn số 27 ngày 13-01-2000 cho Tòa án để khẳng định rõ về hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ của Công ty Foremost.

Cũng chính vì sự thiếu thống nhất về quan điểm giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ này đã dẫn tới nhiều trường hợp, sau khi có phán quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với vụ án rồi nhưng các bên đương sự vẫn viện dẫn các ý kiến đối lập với loại ý kiến được tham khảo để ra phán

quyết để tiếp tục khiếu nại, yêu cầu xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, gây ra khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến ổn định xã hội [38].

Vụ việc thứ hai: Tranh chấp giữa công ty Perfetti Van Melle S.p.a và công ty cổ phần bánh kẹo Nhật Mỹ như sau: Công ty cổ phần bánh kẹo Nhật Mỹ đã sản xuất và bán ra thị trường sản phẩm kẹo mút Cogola, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu kẹo mút Golia của công ty Perfetti Van Melle đã được đưa ra thị trường trước đó và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu số 103790. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, công ty Perfetti Van Melle S.p.a đã gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền với các yêu cầu: (i) buộc công ty cổ phần bánh kẹo Nhật Mỹ chấm dứt hành vi sản xuất và bán sản phẩm kẹo mút Cogola; (ii) thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mang nhãn hiệu kẹo mút Cogola; (iii) bồi thường thiệt hại cho công ty Perfetti Van Melle S.p.a với trị giá 200.000.000 đồng. Đây là tranh chấp phát sinh từ quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng [42].

Vụ việc thứ ba: Vụ Nguyên đơn – Công ty TNHH Văn hóa Sáng tạo Việt (First News) khởikiện bị đơn – Công ty TNHH Hội Việt Úc do trung tâm Anh ngữ của bị đơn có hành vi sao chép sách, đĩa CD các giáo trình TOEIC, TOEFL iBT mà Nguyên đơn nắm giữ bản quyền tại Việt Nam để bán trái phép cho các học viên.

Tháng 10/2011, First News yêu cầu Bộ công an và sở Văn hóa thông tin và truyền thông tiến hành khám xét và xử phạt các đối tượng nêu trên. Tháng 12/2011, Bộ Công An kết hợp với Sở Văn hóa thông tin và truyền thông tiến hành khám xét các trung tâm ngoại ngữ thuộc Công ty TNHH Hội Việt Úc, và một số cơ sở khác, tịch thu hàng loạt sách vi phạm bản quyền.

Ngày 21/2/2012 tại Hội Nhà Báo Việt nam, Công ty First News – Trí Việt đã lên tiếng về việc các trường ngoại ngữ vi phạm bản quyền sách các tựa sách (600 Toeic essential For The TOEIC Test, TOEIC Analyst, Stater TOEIC,

Target TOEIC, Very Easy TOEIC, Building Skills for the TOEFL Ibt, Developing Skills for the TOEFL Ibt, Mastering Skills for the TOEFL Ibt) và khởi kiện nếu các trường cố tình tái phạm. Tháng 3/2012, sau khi thu thập đầy đủ tang chứng, vật chứng vi phạm bản quyền của 10 trường ngoại ngữ, Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt – First News cùng Văn phòng Luật sư Người nghèo khởi kiện Công ty TNHH Hội Việt Úc (Trung tâm Anh ngữ Quốc Tế Úc Châu và trường Anh Văn Hội Việt Úc) ra Tòa án Nhân dân TP HCM.

Sau ba lần hòa giải trước tòa án kéo dài trong 3 tháng, tại buổi họp báo 14/6/2012 do First News tổ chức, Công ty TNHH Hội Việt Úc, trường Quốc Tế Úc Châu đã thừa nhận hành vi sai trái, chấp nhận bồi thường với mức phạt 380 triệu và ký kết hợp đồng sẽ mua sách của First News [42].

Đánh giá chung:

Nhìn chung, các tình huống nêu trên chủ yếu được giải quyết thông qua phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Các vụ tranh chấp thông qua thương lượng hòa giải khó có thể thu thập được thông tin vụ việc do tính bảo mật thông tin và giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp. Vì thế, dù có tranh chấp xảy ra thì nếu áp dụng phương thức hòa giải hoặc thương lượng thì hầu như không có nguồn thông tin nào được công khai. Chỉ khi thông tin đưa ra xét xử tại Tòa án thì vụ việc mới được công khai và dư luận mới được biết đến. Bởi khi xét xử tại Tòa án, chỉ trừ khi các bên có yêu cầu thì vụ việc mới được xét xử kín. Hầu hết các vụ việc giải quyết tại Tòa án đều sẽ công khai để còn thể hiện tính giáo dục và răn đe pháp luật.

Phương thức trọng tài không được các doanh nghiệp tin tưởng áp dụng nên vụ việc giải quyết qua trọng tài dường như là không có. Một mặt là phương thức trọng tài chưa thực sự phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, mặt khác là do tính đặc thù của tranh chấp tài sản trí tuệ, hoặc là các doanh nghiệp chỉ muốn thỏa thuận trong hòa bình tránh ảnh hưởng đến uy tín

hình ảnh doanh nghiệp thì chỉ áp dụng thương lượng, hòa giải mà có thể đảm bảo được tính bảo mật cao, hoặc là khi đã có sự xâm phạm mạnh mẽ khiến các bên doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải áp dụng phương thức kiện ra tòa để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp cũng như thiệt hại của mình. Đồng thời, trong thời đại mà công nghệ thông tin luôn có tác động nhanh chóng đến mọi thành phần trong xã hội, đôi khi sử dụng phương thức kiện ra Tòa án cũng sẽ là một động thái loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường, làm người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ngày một tin tưởng hơn, vừa thu hút người tiêu dùng khác thay đổi lựa chọn và tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Thay vì lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông thường, doanh nghiệp thường thông qua các cơ quan Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả, Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, Thanh tra quản lý thị trường, Cơ quan hải quan, Công an kinh tế… để xem xét vấn đề cho doanh nghiệp mình về khả năng thực hiện.

Với các đối tượng tài sản trí tuệ thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, các đối tượng này không cần tiến hành đăng ký mà được xác lập quyền ngay từ khi tác phẩm hoàn thành. Liên quan đến sở hữu quyền tác giả có hai loại chủ thể gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hoặc tác giả và chủ sở hữu tác phẩm là hai chủ thể độc lập. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận rõ ràng quyền và lợi ích thu được từ tài sản trí tuệ (đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả) thì rất dễ xảy ra tranh chấp. Khi đó, cơ quan tiến hành xác lập và bảo vệ quyền tác giả sẽ là cơ quan xem xét tính đúng sai của vấn đề này. Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền xem xét chính là Cục bản quyền tác giả Việt Nam. Trong trường hợp các bên vẫn không đồng ý với Quyết định của cơ quan này thì các

Không giống như bảo hộ sở hữu quyền tác giả, với các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như “sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp”, các tài sản trí tuệ này muốn được xác lập quyền bảo hộ phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cơ quan này có vai trò xem xét điều kiện và khả năng bảo hộ độc quyền cho các đối tượng này. Vì là cơ quan xác lập quyền, cơ quan này đồng thời cũng là cơ quan thực thi và bảo vệ quyền cho các đối tượng sở hữu công nghiệp. Trường hợp phát sinh tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp, các chủ thể chỉ cần cảm thấy quyền tài sản trí tuệ bị xâm phạm đều có thể gửi yêu cầu đến Cục Sở hữu trí tuệ để xử lý. Tuy nhiên, không phải lúc nào quyết định ban hành của Cục cũng làm các chủ thể “thỏa mãn” với phương án của mình. Khi đó, Quyết định của Cục SHTT cũng có thể bị khiếu nại lên để tiếp tục được xử lý. Trường hợp khiếu nại không thành công, các chủ thể vẫn không hài lòng với quyết định đó, các chủ thể trong quan hệ tranh chấp vẫn có thể kiện ra Tòa án xét xử. Như vậy, trong mọi trường hợp, phương án lựa chọn cuối cùng của các chủ thể nếu không thể giải quyết được vấn đề của mình thì đều đi theo con đường giải quyết qua Tòa án.

Một số cơ quan chức năng khác cũng đóng vai trò hỗ trợ xem xét khả năng xâm phạm như: Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ có chức năng tiến hành “Giám định” các đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp một chủ thể cho rằng: tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp, ví dụ kiểu dáng công nghiệp của một chiếc mũ bảo hiểm, bị bên khác sản xuất với thiết kế gần giống hệt. Tuy nhiên, không thể bằng cảm quan thông thường để đánh giá một đối tượng mà bị coi là xâm phạm khi nhận thấy có khả năng gây nhầm lẫn tương tự. Khi đó, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ sẽ có vai trò giám định hai mẫu vật (mũ bảo hiểm của cả bên bị xâm phạm và bên được cho là có thể xâm phạm). Bằng chuyên môn của mình, các chuyên viên sẽ tiến hành giám

định mẫu vật và đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chủ thể nghĩ rằng mình bị xâm phạm là đúng, kết quả giám định đôi khi không giống như họ nghĩ ban đầu. Trường hợp chủ thể đó không đồng ý với kết quả này, họ có thể khiếu nại quyết định của Viện trực tiếp giám định mẫu vật hoặc kiện lên Tòa án. Hay cơ quan hải quan là cơ quan thực hiện biện pháp kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Mặc dù xét cho cùng, mọi tranh chấp tài sản trí tuệ vẫn phải áp dụng phương thức giải quyết qua Tòa án, song đại đa số các bên trong quan hệ tranh chấp nếu không thể tự thỏa thuận đàm phán với nhau thì họ thường thông qua các cơ quan chức năng để hỗ trợ xem xét vấn đề trước thay vì lựa chọn cơ quan trọng tài vì các cơ quan này không có chuyên môn đánh giá xem xét tính chất của tài sản trí tuệ một cách chính xác.

Do đó, các vụ việc chủ yếu tranh chấp giải quyết qua con đường Tòa án vì nó là cơ quan xem xét cuối cùng cũng như tính chất đặc biệt của tài sản trí tuệ mà dẫn đến sự lựa chọn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 82 - 88)