Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 76 - 78)

2.2. Các quy định về hình thức giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ

2.2.3.Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Không giống như phương thức thương lượng hay hòa giải, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định cũng tương đối chặt chẽ. Theo quy định của khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003: “Trọng tài thương mại là phương thức giải

quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh này quy định” [19].

Theo quy định tại Luật trọng tài thương mại năm 2010 “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại” [36, Điều 3, Khoản 1].

Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam đến nay đã phát triển theo xu hướng chung của luật trọng tài quốc tế. Cả nước hiện nay mới có sáu trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tại quốc tế Việt Nam (VIAC); Trung tâm trọng tài quốc tế châu Á- Thái Bình Dương, Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội, Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long, Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ, Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn.

Có thể nói Luật trọng tài thương mại 2010 ra đời như “xương sống” cho pháp luật về trọng tài. Theo đó, các quyết định trọng tài nếu các bên không tự nguyện thực hiện có thể bị cưỡng chế thi hành. Phương thức này được đánh giá là linh động và hiệu quả hơn Tòa án khi mà các bên chủ thể Tuy nhiên, dường như liên quan đến tài sản trí tuệ, pháp luật lại “thiên vị” khi mà dành thẩm quyền xét xử cho Tòa án với phạm vi rộng hơn trọng tài thương mại.

Bộ luật TTDS năm 2004 quy định về các tranh chấp trong hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án như sau:

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi loại hình tổ chức của công ty [30].

tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư sinh lợi. Mà đã là tranh chấp thương mại thì sẽ thuộc thẩm quyền của trọng tài. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành vì các bên trong quan hệ tranh chấp không thỏa mãn điều kiện các bên tranh chấp là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh. “Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà

các bên tranh chấp là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh” [6]. Do đó, các tranh

chấp sở hữu tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ cũng chỉ thuộc thẩm quyền của trọng tài khi các bên là cá nhân tổ chức có đăng ký kinh doanh. Từ đó, thẩm quyền của trọng tài hẹp hơn nhiều so với Tòa án.

Như vậy, khi tranh chấp tài sản trí tuệ phát sinh, Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử khi mà tranh chấp đó phát giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc tranh chấp giữa cá nhân và doanh nghiệp. Đối với trường hợp tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, thực ra các thành viên này cũng là các cá nhân kinh doanh nhưng trực thuộc doanh nghiệp nên vẫn có thể thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài. Do sự hạn chế như vậy khiến cho phương thức giải quyết qua Trọng tài tại Việt Nam ít được sự quan tâm của các chủ thể. Nếu không muốn quá tốn kém và chỉ muốn giải quyết vấn đề trong êm đẹp, các bên trong quan hệ tranh chấp chỉ cần thương lượng hay hòa giải với nhau là đủ. Còn nếu đã muốn yêu cầu xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại, các bên sẽ chọn con đường tố tụng tại Tòa án để giải quyết.Đó là lý do phần nào Trọng tài không có nhiều sức thu hút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 76 - 78)