Trong lĩnh vực hành pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 96 - 98)

3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp

3.3.2.Trong lĩnh vực hành pháp

Đảm bảo cho pháp luật ban hành được thi thực một cách có hiệu quả, Nhà nước cũng cần có đưa ra những phương án đảm bảo thực hiện sau:

- Một là, tuyên truyền pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ để các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được rõ hơn về vai trò và ý nghĩa quan trọng của tài sản trí tuệ mà họ tạo ra. Việc bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình không chỉ để tránh được sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Các cơ quan có chức năng xác lập quyền bảo hộ như Cục Sở hữu trí tuệ,

Bộ Khoa học Công nghệ cần tổ chức thêm các chương trình hoạt động giao lưu với doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc để giúp họ nâng cao được ý thức bảo hộ quyền lợi cho mình. Doanh nghiệp có bảo hộ được chặt chẽ quyền sở hữu của mình thì sẽ giảm được những tranh chấp không đáng có.

- Hai là, kỹ năng thương lượng là kỹ năng cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng. Không nhất thiết lúc nào khi tranh chấp xảy ra cũng phải là người đại diện có thẩm quyền đứng ra thương lượng. Doanh nghiệp có thể thuê luật sư, Đại diện sở hữu công nghiệp đứng ra hỗ trợ thực hiện thương lượng thay cho giám đốc.

- Ba là, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ trọng tài viên, nâng cao năng lực xử lý giải quyết tranh chấp. Hiện nay, đội ngũ trọng tài viên đa phần trình độ chuyên môn chưa cao, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Do đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo trọng tài viên thông qua các chương trình liên kết trong và ngoài nước cùng với sự hướng dẫn của những trọng tài uy tín, chuyên gia trên thế giới.

- Bốn là, tuyên truyền pháp luật trọng tài thương mại để các chủ thể kinh doanh có thể hiểu rõ hơn vai trò và khả năng giải quyết của trọng tài. Số lượng vụ việc giải quyết bằng trọng tài còn rất khiêm tốn trong trên thực tế. Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để các nhà kinh doanh nhận thức được rằng giải quyết bằng trọng tài không những giúp các bên có quyền chủ động lựa chọn mà còn tạo cơ hội bảo vệ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh (mộ trong những đối tượng tiêu biểu của quyền sở hữu tài sản trí tuệ), đồng thời duy trì được quan hệ làm ăn lâu dài giữa các bên tranh chấp.

- Năm là, lập kế hoạch rà soát và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, thẩm phán theo hướng chuyên sâu về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, đa số cán bộ, Thẩm phán của các Tòa án còn thiếu kiến thức có hệ thống về

sở hữu trí tuệ, số cán bộ, Thẩm phán được đào tạo về sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Do vậy, cần chú trọng xây dựng các mục tiêu và chương trình đào tạo có hệ thống để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ở các Tòa án hiện nay [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 96 - 98)