Nhu cầu giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 41 - 46)

1.2. Tranh chấp tài sản trí tuệ và nhu cầu giải quyết tranh chấp

1.2.2. Nhu cầu giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Theo suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển trải qua hàng nghìn năm của xã hội loài người đã chứng minh rằng, tri thức luôn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển nhân loại. Và tài sản sở hữu trí tuệ chính là kết tinh tri thức của loài người. Tài sản trí tuệ ngoài một số đặc điểm của các tài sản thông thường như có thể mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế... còn mang một đặc điểm đặc thù, khác biệt với tài sản thông thường là ở tính chất vô hình do vậy mà khó kiểm soát trên phạm vi rộng nên dễ dàng phát sinh tranh chấp.

Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi mà tài sản sở hữu trí tuệ ngày càng đa dạng về chủng loại và gia tăng không ngừng về số lượng cũng như giá trị thì kéo theo đó cũng là sự gia tăng không ngừng về những tranh chấp liên quan với tính chất ngày càng phức tạp. Và tất nhiên, khi tranh chấp gia tăng thì nhu cầu giải quyết tranh chấp cũng là một nhu cầu khách quan đòi hỏi cần được giải quyết kịp thời để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế nói riêng cũng như sự phát triển của xã hội nói chung. Có thể thấy, xuất phát từ mức độ phổ biến và tính chất đa dạng của tranh chấp tài sản sở hữu trí tuệ mà nhu cầu giải quyết tranh chấp tài sản sở hữu trí tuệ là rất lớn. Điều này thể hiện ở phạm vi tranh chấp rất rộng và tính chất ngày càng phức tạp.

Tài sản sở hữu trí tuệ với đặc điểm có thể hình thành trong mọi lĩnh vực của đời sống như: ca nhạc; văn học, điện ảnh, mỹ thuật, điện tử, y học; chế tạo máy… theo đó, tranh chấp tài sản sở hữu trí tuệ đương nhiên cũng diễn ra trong phạm vi rất rộng. Nếu xét trên tiêu chí phân loại theo đối tượng của luật

sở hữu trí tuệ Việt Nam bao gồm 3 bộ phận: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, thì tranh chấp tài sản Sở hữu trí tuệ diễn ra trên tất cả các bộ phận, nhưng phổ biến nhất phải kể đến tranh chấp trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả như: Tranh chấp phần mềm máy tính, chương trình máy tính; bài hát; quyền phát sóng chương trình truyền hình, chường trình biểu diễn.

Ví dụ có thể kể đến như: theo báo Thanh Niên online đưa tin ngày 8/5/2014 tình trạng băng đĩa lậu tràn lan trên thị trường khó kiểm soát nổi: “Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương và đoàn kiểm tra liên ngành thị xã Thuận An (Bình Dương) thu giữ trên 100.000 băng đĩa lậu tại cơ sở kinh doanh số 22/12, khu phố Đông (Phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An, Bình Dương)” trong đó có cả đĩa ca nhạc, phim ảnh đến trò chơi điện tử… đây mới chỉ là một vụ “nhỏ xíu” trong vô vàn những vụ khác mà cơ quan nhà nước đã phát hiện ra hoặc chưa kịp phát hiện. Bên cạnh đó, tranh chấp xuất phát từ nạn vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam diễn ra như một... chuyện bình thường. “Theo thống kê của Hiệp hội phần mềm quốc tế, trong năm 2004 Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm với con số chiếm 92%, ngang bằng Trung Quốc. Như vậy, cứ 100 cái máy tính ở Việt Nam thì chỉ có 8 cái mua bản quyền, còn 92 cái là vi phạm và đứng trước nguy cơ tranh chấp. Sang năm 2005, mức độ vi phạm bản quyền máy tính ở Việt Nam vẫn chiếm đến 90% và vẫn là nước vi phạm cao nhất thế giới (trong khi Trung Quốc còn 86%).

Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng là theo số liệu của cơ quan thanh tra của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, thì hiện này hiện tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam vào khoảng 80% tuy vẫn xếp vào hàng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới nhưng đã có dấu hiệu giảm (về tỉ lệ%). Do đó các cơ quan chức năng nỗ lực thanh tra để giảm tỉ lệ này xuống

Bên cạnh quyền tác giả, trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tình hình tranh chấp cũng diễn ra “rôm rả” không kém. Trong đó tranh chấp với số lượng dẫn đầu phải kể đến tranh chấp nhãn nhãn hiệu hàng hóa, tiếp đó là kiểu dáng và sáng chế. Theo đánh giá của bộ khoa học công nghệ Việt Nam, hầu như mọi chủng loại sản phẩm hàng hóa được kinh doanh, buôn bán trên thị trường đều có hàng giả, hàng nhái mẫu mã sản phẩm khiến người tiêu dùng lúng túng, không thể phân biệt được đâu là “hàng chính hãng” và dâu là “hàng ăn theo”: từ thực phẩm tiêu: thực phẩm, đồ uống, quần áo, giày dép, đến các sản phẩm cao cấp hơn như mỹ phẩm, sản phẩm chức năng, máy xay, dược phẩm.... Dường như, giờ đây chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng, hàng giả, hàng nhái tức các sản phẩm chứa yếu tố vi phạm sở hữu công nghiệp luôn song hành cùng hàng chính hãng, và nhiều khi người tiêu dùng dành nhắm mắt đưa chân. Xâm phạm, tranh chấp SHTT xảy ra ở tất cả các khâu kể từ khâu sản xuất, chế biến đến lưu thông và xuất nhập khẩu. Những đối tượng vi phạm này có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị, thậm chí các siêu thị và trung tâm thương mại lớn cũng không thể thoát khỏi sự len lõi, bấu víu của sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm sở hữu công nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, đối tượng dễ bị xâm phạm, dẫn đến tranh chấp về SHTT có thể phát sinh là việc “nhái” sản phẩm của các đơn vị sản xuất có uy tín trên thị trường. Theo thông tin từ Công ty Unilever Việt Nam – đơn vị chuyên sản xuất hóa mỹ phẩm và chất giặt tẩy, từ năm 2000 đến nay, tổng cộng có trên 60 mẫu mã sản phẩm nhái các nhãn hiệu của đơn vị này bị Cục SHTT kết luận có hành vi xâm phạm [55].

Sự vi phạm được thể hiện dưới nhiều hình thức nhưng chủ yếu là hàng có chất lượng kém hơn nhưng lợi dụng mẫu mã gần giống và tên gọi na ná với loại hàng được ưa chuộng. Bên cạnh nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế ít xảy ra tranh chấp hơn do đặc thù số lượng ít nhưng

những tranh chấp, những hành vi xâm phạm vẫn diễn ra đầy rẫy, khiến các nhà chức trách đau đầu. Tranh chấp kiểu dáng cũng diễn ra trên rất nhiều đối tượng như xe máy, bao bì hộp thuốc, sản phẩm gia dụng như giường, võng … mà điển hình có thể kể đến như:

Tranh chấp giữa Công ty TNHH Trường Sơn (nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm kem xoa bóp Sungaz) và Công ty Quang Minh (được Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho Gau Misa). Kiểu dáng sản phẩm thuốc của hai đơn vị này không có sự khác biệt đáng kề về kiểu dáng, thiết kế bao bì, màu sắc, hình dáng tuýp thuốc rất dễ dẫn đến sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng [56].

Hình 1.1: Ảnh xâm phạm kiểu dáng công nghiệp (ảnh sưu tầm)

Hay gần đây, là tranh chấp giữa kiểu dáng bao bì sản phẩm mỳ Hảo Hảo của công ty Ace Cook với bao bì sản phẩm mỳ Hảo Hạng của công ty Asia Food đã làm dậy sóng truyền thông, dẫn đến một làn sóng tảy chay, phản đối các sản phẩm của của Asia Food từ người tiêu dùng do sản phẩm của Asia Food bị cho là nhái kiểu dang bao bì của Ace Cook. Có thể thấy những tranh chấp này không những ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn có thể là “cái án tử” đối với bên vi phạm khi đi ngược lại lẽ phải công lý và đi ngược lại quyền lợi của người tiêu dùng.

Bảng 1.2: Thống kê số liệu xử lý xâm phạm quyền SHCN trong 5 năm gần đây

(Trích nguồn từbáo cáo thường niên năm 2014 của Cục SHTT)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm nhiều nhất. Điều này cũng cho thấy được tài sản trí tuệ dần đóng vai trò và có sức ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng các vụ vi phạm tăng lên dần theo các năm chứng tỏ nhu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng lớn.

Phạm vi rộng và tính chất phức tạp của tranh chấp tài sản sở hữu trí tuệ không chỉ thế hiện ở đối tượng của tranh chấp rộng khắp mà còn thể hiện trên phương diện chủ thể của các tranh chấp. Cụ thể, các tranh chấp không chỉ giới hạn trong nội bộ doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp trong nước mà có nhiều trường hợp là tranh chấp với các doanh nghiệp nước ngoài. Dự kiến, nếu sân chơi sở hữu trí tuệ Việt Nam còn tiếp tục “tranh tối tranh sáng” như hiện tại những tranh chấp này sẽ còn tiếp tục gia tăng về cả số lượng và tính chấp phức tạp khi Việt Nam hội nhập, mà phần đa là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vào vai các “bị đơn” hoặc đơn vị nhận thư cảnh báo.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tài sản sở hữu trí tuệ ngày càng tăng cũng như nhu cầu giải quyết tranh chấp rất lớn theo tác giả thể hiện nhiều điểm, có thể kể tới như: Giá trị và nhu cầu sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ ngày càng tăng nhưng cơ chế xử lý chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả. Bên cạnh đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp ở việt nam (Trang 41 - 46)