Góp vốn điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 32 - 34)

2.1. Quy định của pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu CTCP

2.1.3. Góp vốn điều lệ

Nhƣ chúng ta đã biết, CTCP là một thực thể kinh doanh đƣợc tạo lập nên trên cơ sở sự góp vốn của các cổ đông. Cũng chính bởi lẽ đó, góp vốn là nội dung quan trọng bậc nhất trong việc thành lập CTCP. Nghĩa vụ căn bản của thành viên công ty đƣợc pháp luật quy định không gì khác là việc góp vốn. Đối với công ty có nhiều thành viên nhƣ CTCP, khi đã cam kết góp vốn, thành viên đã tự ràng buộc mình trở thành con nợ của công ty. Khi ấy, công ty với tƣ cách là một pháp nhân riêng biệt chính là chủ nợ của các cổ đông. Pháp luật của các nƣớc đều xác lập và quy định một cách cụ thể về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của CTCP với tƣ cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực và tƣ cách chủ thể riêng, tồn tại độc lập và tách biệt với các cổ đông trong công ty.

LDN 2014 quy định: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của

công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập DN hoặc góp thêm vốn điều lệ của DN đã đƣợc thành lập.Thời hạn để các cổ đông hoàn tất các thủ tục góp vốn thông qua việc mua cổ phần đã đăng ký là 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký DNtrừ

hạn khác ngắn hơn. HĐQT chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định chế tài đối với việc góp vốn

chậm. Tuy nhiên, phản ánh vấn đề này Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931 quy định: “Nếu

khế ước không có kỳ hạn hay một điều kiện gì , thì chính ngày hôm ấy, các thành viên phải nộp phần mình đã hứa góp, nếu không thì đương nhiên phải trả hoa lợi cùng lời lãi và đồng thời phải bồi tổn hại vì lẽ chậm trễ, dù là tiền bạc cũng vậy” (Điều thứ

1205). Ngoài ra, Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936 quy định “Mỗi hội viên đối với hội là

người mắc nợ về phần mình đã góp, và phải góp ngay vào ngày hội thành lập; nếu không đương nhiên phải trả hoa lợi hay tiền lời của phần mình cho hội, chiếu theo số tiền lời luật định, nếu phần góp ấy là một số tiền và có khi lại phải bồi tổn hại nhiều vì lẽ góp chậm nữa” (Điều thứ 1437).

Có thể nhận định rằng góp vốn là một điều khoản thiết yếu của hợp đồng thành lập công ty. Pháp luật Singapore và Malaysia quy định khá chặt chẽ và cụ thể về vấn

đề này: “Trừ khi là một công ty có trách nhiệm vô hạn, hợp đồng thành lập công ty

nhất thiết phải chứa đựng một điều khoản về vốn mà trong đó có tuyên bố về khoản vốn được phép và phân chia vốn đó thành các cổ phần với số lượng ấn định trở thành giới hạn mà công ty có thể được phép quyên góp”.

Ở khía cạnh kinh tế, góp vốn là việc tạo ra tài sản cho Công ty nhằm đảm bảo những chi phí trong hoạt động của Công ty và bảo đảm các quyền lợi của chủ nợ thì ở phƣơng diện pháp lý, góp vốn là việc chuyển giao tài sản hay đƣa tài sản vào sử dụng để đổi lấy quyền lợi của Công ty. Hành vi đổi lấy quyền lợi này khác với hành vi mua bán hay cho thuê ở chỗ: trong hành vi mua bán hay cho thuê, khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản hay quyền hƣởng dụng tài sản thì ngƣời chuyển giao có quyền lợi là đƣợc nhận một khoản tiền từ giá bán (khi bán tài sản) hoặc giá cho thuê (khi cho thuê tài sản); còn trong hành vi góp vốn, khi chuyển giao quyền sở hữu hay quyền hƣởng dụng tài sản cho công ty, thì ngƣời góp vốn không nhận đƣợc bất kì khoản tiền nào mà nhận đƣợc quyền lợi tại công ty tƣơng ứng với phần vốn góp, ngoài ra tùy thuộc vào loại cổ phần đƣợc quy định trong điều lệ công ty mà cổ đông còn có quyền lợi và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)