Chuyển quyền tài sản góp vốn cho công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 44 - 46)

2.1. Quy định của pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu CTCP

2.1.8. Chuyển quyền tài sản góp vốn cho công ty

Việc góp vốn thực chất là quá trình ngƣời góp vốn chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mìnhđã cam kết góp cho công ty. Công ty chỉ thực sự trở thành chủ sở hữu hợp pháp với tài sản đó chỉ sau khi tài sản đó đƣợc chuyển giao.

Nhƣ đã phân tích ở trên, góp vốn vào công ty có thể đƣợc thực hiện thông qua nhiều loại tài sản khác nhau. Vì vậy, việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty đƣợc điều chỉnh bởi các quy chế pháp lý khác nhau đối với từng loại tài sản khác nhau. Ví dụ nhƣ pháp luật có các quy định riêng đối với việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, tƣơng tự nhƣ vậy, việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu trí tuệ, nhà cửa, công trình, sản nghiệp thƣơng mại… về lý thuyết cũng phải có quy chế riêng.

Việc pháp luật có quy định riêng biệt về mặt hình thức, thủ tục đối với các loại tài sản khác nhau đối với từng loại tài sản đƣợc góp vốn vào công ty là bởi vì ở giai đoạn này công ty là một thực thể nhân tạo mới đƣợc thành lập, chƣa đƣợc vận hành ổn định. Bên cạnh đó, việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty để đổi lấy quyền lợi công ty và trở thành chủ sở hữu chung của công ty là việc làm phức tạp.

2.1.8.1. Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty

- Chuyển giao pháp lý: Điều 36 LDN 2014 quy định đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất), thì ngƣời góp vốn phải làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền. Điều luật dƣờng nhƣ chỉ muốn nhấn mạnh tới nghĩa vụ tiến hành các thủ tục sang tên của ngƣời góp vốn. Đối với tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng

(đối với quyền sử dụng đất), thì quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản góp vốn đƣợc chuyển giao cho công ty kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản đó [Điều 432 và Điều 696 Bộ luật Dân sự 2005]. Việc giao và nhận tài sản góp vốn có thể thực hiện trƣớc hoặc sau khi hoàn tất thủ tục sang tên, tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, trong mọi trƣờng hợp, công ty chỉ trở thành chủ sở hữu đối với tài sản góp vốn (hoặc ngƣời sử dụng đất) kể từ ngày giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đƣợc cấp.

- Chuyển giao vật chất: Đối với tài sản thuộc loại không phải đăng ký quyền sở hữu, nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đƣợc thực hiện bằng cách giao tài sản thì nghĩa vụ giao tài sản đƣợc coi là hoàn thành khi tài sản đƣợc giao đúng tình trạng, đúng số lƣợng nhƣ đã thoả thuận trong hợp đồng góp vốn và tài sản ở trong tƣ thế hoàn toàn

sẵn sàng để ngƣời nhận chiếm hữu. Việc giao và nhận phải đƣợc xác nhận bằng biên bản.

Nhƣ vậy, với quy định chuyển quyền sở hữu, tài sản đem góp vốn chính thức ra đi khỏi sản nghiệp của ngƣời góp vốn và gia nhập vào sản nghiệp của công ty nhận vốn góp. Với tƣ cách là chủ sở hữu, công ty có quyền khai thác công dụng và định

đoạt đối với tài sản đó. Dƣới con mắt của các chủ nợ của công ty, các tài sản đó có thể

bị kê biên để đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ của công ty đối với họ.

2.1.8.2. Thời hạn chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty

LDN hiện hành chƣa có quy định cụ thể về thời hạn chuyển giao quyền sở hữu

tài sản góp vốn vào công ty mà chỉ quy định “thành viên phải góp đầy đủ và đúng hạn

bằng loại tài sản như đã cam kết". Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã quy định về thời hạn chuyển giao quyền sở hữu vốn góp vào công trách nhiệm hữu hạn nhƣ sau: “Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đã cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn

đó” [Khoản 1 Điều 18Nghị định 102/2010/NĐ-CP].

Từ quy định trên ta có thể hiểu thời hạn tối đa mà một thành viên có thể cam kết góp vốn vào công ty là 36 tháng, kể từ ngày công ty đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Trong thời hạn 36 tháng này các thành viên phải hoàn thành việc

2.1.8.3. Xử lí trong trường hợp thành viên góp vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty.

Hiện nay, LDN 2014 chƣa có quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, ta có thể hiểu trong trƣờng hợp ngƣời góp vốn không chuyển giao đúng hạn và đủ số tài sản góp vốn cho công ty nhƣ đã cam kết mà gây thiệt hại cho công ty, cổ đông hiện hữu thì thành viên này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại cho công ty và cổ đông hiện hữu. Ngoài ra, sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà thành viên chƣa chuyển giao quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty thì sẽ mất tƣ cách thành viên công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)