2.1. Quy định của pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu CTCP
2.1.7. Định giá tài sản góp vốn
2.1.7.1. Ý nghĩa của định giá tài sản góp vốn
Việc định giá tài sản có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với các cổ đông mà cả đối với chủ nợ của công ty.
việc mua cổ phiếu thì sẽ đƣợc nhận mệnh giá cổ phiếu tƣơng đƣơng với số tiền mà mình bỏ ra. Số cổ phần mà cổ đông nắm giữ là điều kiện kiên quyết để cho cổ đông đƣợc hƣởng các quyền của mình đối với công ty nhƣ: Quyền đƣợc nhận lợi nhuận, quyền đƣợc biểu quyết, quyền đƣợc nhận giá trị tài sản còn lại của công ty khi công ty giải thể, bị phá sản…
Đối với các chủ nợ của công ty, việc định giá tài sản góp vốn giúp cho các chủ nợ nắm bắt đƣợc giá trị thực tế của công ty và yên tâm hơn khi làm ăn đối với công ty. Vì lúc này, tài sản đƣợc định giá là tài sản thuộc sở hữu của công ty và các tài sản này đƣợc công ty dùng để bảo đảm cho các khoản nợ của công ty đối với các chủ nợ. Nếu tài sản đƣợc định giá không đúng với giá trị thực của nó, đến khi có tranh chấp về các khoản nợ hoặc là khi công ty bị giải thể hay bị phá sản thì các chủ nợ sẽ bị thiệt hại do giá trị tài sản còn lại của công ty không đúng với giá trị thực của nó ghi trên sổ sách.
Do vậy, việc định giá tài sản phải tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Có nhƣ vậy việc định giá tài sản mới chính xác và khách quan và mới nói lên đƣợc giá trị tài sản đích thức của công ty qua đó mới đảm bảo đƣợc quyền lợi của các bên có liên quan.
2.1.7.2. Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn
LDN 2014 xác định nguyên tắc tài sản góp vốn phải đƣợc định giá trừ trƣờng hợp các tài sản góp vốn là tiền (bao gồm cả Đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi) và vàng [Khoản 1 Điều 37 LDN 2014]. Phƣơng thức định giá do các thành viên hay các cổ đông sáng lập lựa chọn. Đó là tự mình hoặc hoặc thông qua một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá với điều kiện tài sản đó phải đƣợc chấp nhận là tài sản góp vốn. Điều kiện này là hoàn toàn dễ hiểu để tránh trƣờng hợp các tài sản góp vốn không thỏa mãn yêu cầu của công ty hoặc công ty không có nhu cầu sử dụng tài sản đó. Cũng theo LDN 2014, việc định giá tài sản góp vốn khi thành lập DN phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc nhất trí. Quy định cụ thể hơn về vấn đề này, nhiều nền tài phán không cho phép thành viên góp vốn hay cổ đông góp vốn bằng tài sản phải đƣợc định giá tham gia vào việc biểu quyết việc định giá tài sản góp vốn đó [7; tr. 188] mà họ chỉ có thể đƣa ra các ý kiến, cũng nhƣ giải trình về các vấn đề có liên quan đến tài sản góp vốn đƣợc định giá của mình.
Trong quá trình định giá tài sản xảy ra hai trƣờng hợp, đó là: (1) tài sản đƣợc định giá thấp hơn so với giá trị thực tế và (2) tài sản đƣợc định giá cao hơn so với giá
trị thực tế. Đối với trƣờng hợp thứ nhất sẽ chả có gì đáng quan tâm ngoại trừ ngƣời góp vốn có phần bị thiệt thòi khi đƣợc nhận quyền lợi công ty ít hơn so với giá trị thực tế mà mình đóng góp. Tuy nhiên, điều này cũng ít khi xảy ra và thƣờng không phát sinh tranh chấp giữa các bên. Trái lại, đối với trƣờng hợp thứ hai lại có nguy cơ dễ xảy ra hơn. Có nhiều lý do để lãnh đạo các công ty “cố ý” xác định giá trị tài sản góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế, trong đó không loại trừ các lý do chủ quan có tính chất tiêu cực nhƣ: gia tăng chi phí khấu hao tài sản để giảm số thuế thu nhập DN phải nộp, làm ảo tổng số vốn góp của chủ sở hữu nhằm giả tạo năng lực tài chính của công ty, giúp cho ngƣời góp vốn bằng tài sản (phải định giá) đƣợc hƣởng quyền lợi nhiều hơn các cổ đông, thành viên khác… Khi đó, quyền lợi của công ty, của chủ nợ và của các đồng chủ sở hữu khác đồng thời bị xâm phạm. Do vậy, cần phải xác định trách nhiệm pháp lý, trƣớc hết là trách nhiệm dân sự, cho những cá nhân trực tiếp “thiết lập” các giao dịch góp vốn có tính chất man trá này.
Hậu quả pháp lý của việc định giá tài sản góp vốn cao hơn thực tế đƣợc LDN 2005 dự liệu và quy định nhƣ sau: Nếu tài sản góp vốn đƣợc định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập (khi công ty mới đƣợc thành lập); ngƣời góp vốn hoặc tổ chức định giá và ngƣời đại diện theo pháp luật của DN (khi công ty đang hoạt động) liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị đƣợc định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.[Khoản 2 Điều 30 LDN 2005].
Tuy nhiên, LDN 2014 lại quy định hậu quả pháp lý của việc định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế nhƣ sau: Trƣờng hợp tài sản góp vốn đƣợc định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị đƣợc định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. [ Khoản 3 Điều 37 LDN 2014].
Từ các quy định trên có thể thấy rằng, LDN 2014 đã bỏ quy định ngƣời đại diện theo pháp luật phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế. Theo quan điểm của ngƣời viết thì việc bãi bỏ nội dung này là hoàn toàn hợp
pháp luật và quan trọng hơn ngƣời đại diện theo pháp luật không đƣợc quyết định vấn đề định giá tài sản góp vốn mà chỉ thực hiện theo ý chí của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT. Chính vì vậy, nếu bắt ngƣời đại diện theo pháp luật liên đới chịu trách nhiệm trong việc định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế là “bất công” cho ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty.
Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng, LDN 2014 quy định chặt chẽ hơn LDN 2005 đối với trƣờng hợp định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế khi quy định ngoài việc ngƣời góp vốn phải chịu trách nhiệm khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực họ còn phải cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị đƣợc định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Chính quy định này
sẽ góp phần hạn chế tối đa các trƣờng hợp định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.