Giảm vốn điều lệ CTCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 59 - 67)

2.2. Quy định của pháp luật về tăng, giảm vốn chủ sở hữu CTCP

2.2.2. Giảm vốn điều lệ CTCP

Giảm vốn điều lệ đƣợc hiểu là việc CTCP tiến hành điều chỉnh giảm vốn điều lệ của mình theo điều kiện thực tế hoặc theo quy định của pháp luật. Hiện nay, nhu cầu giảm vốn điều lệ của CTCP là rất lớn và hoàn toàn chính đáng. Thậm chí, theo UBCK đây đang là vấn đề bức thiết đặt ra, nhất là trong bối cảnh quá trình tái cấu trúc DN đang đƣợc thúc đẩy. Nhu cầu giảm vốn này xuất phát từ các lý do sau:

- Thứ nhất: CTCP đƣợc tiến hành thành lập và huy động vốn với số vốn điều lệ xác định, nhƣng sau một thời gian hoạt động, các cổ đông không đóng góp đủ số vốn cần thiết để lƣợng vốn thực góp bằng lƣợng vốn điều lệ đã đăng ký. Thị trƣờng ghi nhận nhiều công ty đăng ký số vốn khổng lồ nhƣng vốn thực tế rất thấp, thậm chí không có vốn, không nhân viên. Vì vậy, công ty muốn điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng số vốn thực góp.

- Thứ hai: CTCP đƣợc thành lập và góp vốn đầy đủ. Vốn điều lệ đƣợc các cổ đông thanh toán đầy đủ, đúng quy định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, CTCP muốn giảm vốn điều lệ do thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trƣớc, bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ, kinh doanh thua lỗ và có nhu cầu phát hành cổ phiếu dƣới mệnh giá (tuy nhiên không đủ nguồn thặng dƣ vốn để bù đắp).

Ngoài ra, giảm vốn điều lệ đang là một đề tài gây tranh luận. Luồng quan điểm thứ nhất dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội khi rất nhiều DN muốn đƣợc điều chỉnh giảm vốn điều lệ và họ cho rằng cần phải có quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho CTCP đƣợc giảm vốn điều lệ. Trong khi đó, quan điểm thứ hai của một số nhà làm luật và chuyên gia quan ngại rằng, nếu cho phép giảm vốn điều lệ khi DN bị lỗ, dễ tạo ra trào lƣu “làm sạch” báo cáo tài chính của DN, mở đƣờng cho DN tẩy lỗ, từ đó có thể tạo ra những rủi ro đối với nhà đầu tƣ, tác động tiêu cực đến các chủ nợ, thậm chí lừa dối các chủ nợ... Trong quá trình hoạt động của DN, tài sản có thể tăng lên hoặc giảm đi so với vốn điều lệ ban đầu. Do vậy, vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của DN chỉ còn giá trị tham khảo. Ý nghĩa quan trọng nhất của nó là cơ sở để phân chia lợi ích cho các cổ đông và đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ. Trƣờng hợpDN lỗ hàng nghìn tỷ đồng, nếu quy định pháp luật cho phép, họ sẽ xóa sạch khoản lỗ bằng việc giảm vốn bằng đúng số lỗ này, ví dụDN có vốn góp 1.000 tỷ đồng, bằng vốn điều lệ. Tại thời điểm xin giảm vốn, DN có tổng nợ 1.500 tỷ đồng. Hoạt động kinh

DN này xin giảm vốn điều lệ về 100 tỷ đồng, rút 900 tỷ đồng ra khỏi DN và sau đó tuyên phá sản. Khi đó, ai sẽ chịu trách nhiệm cho khoản nợ 1.500 tỷ đồng? Liệu có xảy ra khiếu kiện giữa các chủ nợ và với cơ quan quản lý, vì đã cho phép cổ đông rút vốn trong khi luật chƣa có quy định?

Cũng bởi đây là một vấn đề phức tạp, còn nhiều tranh cãi nên các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng còn nhiều mẫu thuẫn, chồng chéo, thậm chí có những quy định mang tính bất khả thi. Cụ thể:

Đối với trường hợp thứ nhất: CTCP đƣợc tiến hành thành lập và huy động vốn với số vốn điều lệ xác định, nhƣng sau một thời gian hoạt động, các cổ đông đã đăng ký mua nhƣng không góp đủ số vốn điều lệ ban đầu đã cam kết.

Theo quy định của LDN 2005, CTCP đƣợc quyền đăng ký giảm vốn điều lệ. Cụ

thể, Khoản 9 Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ quy định: “Sau 03 năm, kể từ ngày

được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu, nếu số cổ phần được quyền phát hành quy định tại khoản 4 Điều 84 của LDN 2005 không được bán hết, công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành.”.

Tuy nhiên, việc giảm vốn điều lệ của CTCP trên thực tế gần nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Bởi, xuất phát từ quy định về vốn điều lệ của CTCP tại Khoản 4 Điều 6

Nghị định 102 nêu trên: “Vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã

phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập DN, vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký

DN”. Bên cạnh đó, Khoản 4 điều 40 Nghị định 43 về Đăng ký DN quy định: “Vốn điều

lệ CTCP không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán”. Với các quy định này nhà làm luật muốn đảm bảo vốn điều lệ là số vốn có thực hoặc sẽ có thực Nhƣ vậy, với những CTCP thành lập sau ngày Nghị định 43 nêu trên có hiệu lực, thì vốn điều lệ của DN chỉ là số cổ phần đã phát hành và đƣợc thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đƣợc cấp đăng ký DN. Nhƣ vậy, vốn điều lệ không bao gồm

cổ phần đƣợc quyền chào bán thì làm sao DN có tình trạng “cổ phần được quyền phát

Trở lại với quy định phải thanh toán đủ số cổ phần đã phát hành trong thời hạn 90 ngày. Vậy, trong thời hạn này, nếu có cổ đông không thanh toán đủ, CTCP có đƣợc quyền đăng ký giảm vốn điều lệ hay không? Ta có thể nhận thấy là LDN 2005 không quy định về việc giảm vốn điều lệ trong trƣờng hợp này. Mặc dù LDN 2005 không quy định về giảm vốn điều lệ trong trƣờng hợp này. Tuy nhiên, có thể xử lý số cổ phần không đƣợc thanh toán đủ theo cách sau: Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; huy động ngƣời khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; ngƣời nhận góp vốn đó đƣơng nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Cổ đông sáng lập chƣa góp cổ phần theo đăng ký đƣơng nhiên không còn là cổ đông của công ty. Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chƣa đƣợc góp đủ, thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chƣa góp đủ đó [Khoản 3 Điều 84 LDN 2005].

So với LDN 2005, LDN 2014 đã cho phép DN điều chỉnh giảm vốn điều lệ so với khi đăng ký trong trƣờng hợp các cổ đông sáng lập CTCP không góp đủ vốn nhƣ cam kết ban đầu.LDN 2014 quy định các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN, trừ trƣờng hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. HĐQT chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua. Nếu sau thời hạn quy định trên, có cổ đông chƣa thanh toán hoặc chỉ thanh toán đƣợc một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì (1) Cổ đông chƣa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đƣơng nhiên không còn là cổ đông của công ty và không đƣợc chuyển nhƣợng quyền mua cổ phần đó cho ngƣời khác; (2) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tƣơng ứng với số cổ phần đã thanh toán; không đƣợc chuyển nhƣợng quyền mua số cổ phần chƣa thanh toán cho ngƣời khác; (3) Số cổ phần chƣa thanh toán đƣợc coi là cổ phần chƣa bán và HĐQT đƣợc quyền bán và (d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã đƣợc thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo

LDN 2014 đã có bƣớc tiến đáng kể trong việc hạn chế thực trạng đăng ký vốn khống, vốn ảo đã tồn tại nhiều năm nay khi yêu cầu CTCP giảm vốn điều lệ khi số cổ phần cổ đông đã đăng ký mua không đƣợc thanh toán đầy đủ trong thời hạn cam kết. Tuy nhiên, đứng từ góc độ của bên thứ ba, quy định mới này vẫn chƣa dung hòa đƣợc mục đích quản lý của nhà nƣớc đối với việc góp vốn trong công ty với lợi ích hợp pháp của bên thứ ba cho quyền đòi nợ công ty đó, bao gồm cả việc xác định rõ ràng chủ thể phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ đang tồn đọng.

Chúng ta cùng xem một ví dụ sau “Công ty cổ phần A đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 06/05/2015, với vốn điều lệ đăng ký là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 06/08/2015, các cổ đông của công ty A chỉ góp đƣợc 5 tỷ đồng. Trƣớc đó, vào ngày 20/05/2015, công ty A có ký một hợp đồng mua hàng và theo đó, có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho công ty B khi nhận hàng (“Nghĩa vụ Tài chính”).”

Theo quy định của LDN 2014, trong trƣờng hợp số cổ phần đã đăng ký mua không đƣợc góp đầy đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (“GCNĐKDN”) [Điểm d, Khoản 3, Điều 112, LDN 2014], Công ty A phải đăng ký giảm vốn điều lệ bằng số vốn góp đã thanh toán là 5 tỷ đồng. Ngoài ra, để đảm bảo Công ty A có thể thực hiện đƣợc Nghĩa vụ Tài chính cho Công ty B sau khi giảm vốn điều lệ, luật cũng quy định rằng Công ty A phải có văn bản cam kết thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho Công ty B và các đối tác khác sau khi đƣợc giảm vốn điều lệ [Điều 44, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP].

Chúng ta thấy rằng luật chỉ quy định Công ty A phải có văn bản cam kết bảo đảm thanh toán các khoản nợ đến hạn sau khi giảm vốn, mà không bắt buộc phải có sự đồng ý từ Công ty B trƣớc khi Công ty A tiến hành giảm vốn. Do đó, Công ty B dƣờng nhƣ hoàn toàn bị động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bởi ngoài việc tiến hành khởi kiện, Công ty B cũng có thể phải giải quyết vấn đề này thông qua việc yêu cầu phá sản đối với Công ty A do sau khi Công ty A giảm vốn, số vốn điều lệ hiện có còn không đủ để trả cho số nợ đến hạn.

Điều quan trọng ở đây là LDN 2014 và các văn bản hƣớng dẫn chƣa có cơ chế hƣớng dẫn để bảo đảm việc thanh toán cho Công ty B và xác định trách nhiệm cụ thể của Công ty A hay các cổ đông đối với khoản nợ đến hạn này nếu Công ty A không đủ khả năng thanh toán sau khi giảm vốn điều lệ.

Ở đây, việc xác định các cổ đông của Công ty A hay chính Công ty A phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ đến hạn còn còn tùy thuộc vào thời điểm phát sinh Nghĩa vụ Tài chính của Công ty A đối với Công ty B. Chúng ta sẽ xem xét ba (03) thời điểm quan trọng dƣới đây:

* Nếu Nghĩa vụ Tài chính phát sinh trong thời hạn cam kết góp vốn

Theo quy định hiện nay, cổ đông của Công ty A chƣa thanh toán hoặc chƣa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua (“Giá trị đã Đăng ký”) thì phải chịu trách nhiệm đối với các Nghĩa vụ Tài chính của Công ty A phát sinh trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đƣợc cấp GCNĐKDN tƣơng ứng với Giá trị đã Đăng ký. Do đó, nếu nghĩa vụ thanh toán khoản nợ tiền hàng 7 tỷ với Công ty B phát sinh trong thời hạn cam kết góp vốn thì ngoài Công ty A, các cổ đông chƣa góp đủ vốn điều lệ cũng phải liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ theo tỷ lệ tƣơng ứng với tỷ lệ đăng ký mua cổ phần của Công ty A tại thời điểm thành lập [Khoản 4, Điều 112, LDN 2014].

* Nếu Nghĩa vụ Tài chính phát sinh sau thời hạn cam kết nhƣng trƣớc khi đăng ký giảm vốn

Theo quy định của LDN hiện hành, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn cam kết góp vốn, Công ty A phải đăng ký giảm vốn điều lệ tƣơng ứng với giá trị đã thực góp. Do vậy, nếu Nghĩa vụ Tài chính của Công ty A phát sinh trong thời hạn này mà chƣa đƣợc thực hiện thì rõ ràng có một số vấn đề sau cần đƣợc làm rõ:

+ Thứ nhất: Các cổ đông của Công ty A chƣa góp hoặc chƣa góp đủ số cổ phần đăng ký mua có phải liên đới chịu trách nhiệm cùng với Công ty A cho Nghĩa vụ Tài chính theo tỷ lệ tƣơng ứng với tỷ lệ đăng ký mua cổ phần tại thời điểm thành lập hay không?

+ Thứ hai: Công ty B có quyền yêu cầu cơ quan cấp phép không cho Công ty A đƣợc giảm vốn điều lệ nếu biết và chứng minh đƣợc việc giảm vốn điều lệ của Công ty A có thể làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của họ hay không?

+ Thứ ba: Cơ quan cấp phép liệu có thể căn cứ vào yêu cầu của Công ty B để từ chối giảm vốn điều lệ cho Công ty A hay không?

* Nếu Nghĩa vụ Tài chính phát sinh sau khi đăng ký giảm vốn

Nếu Nghĩa vụ Tài chính của Công ty A đối với Công ty B phát sinh sau khi đăng ký giảm vốn thì theo quy định chỉ có Công ty A có trách nhiệm thanh toán khoản

vốn khác. Nếu Công ty A, trong khả năng tài chính của mình, vẫn không thể thanh toán đầy đủ số tiền hàng thì Công ty B, nếu không chọn khởi kiện để đòi nợ trong một vụ kiện dân sự thì sẽ có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty A. Dù áp dụng một trong hai cách, rủi ro đƣơng nhiên thuộc về bên Công ty B vì tổng số vốn điều lệ hiện có của Công ty A vẫn thấp hơn giá trị khoản nợ nên Công ty B sẽ không nhận đƣợc đầy đủ số tiền nợ. Trƣờng hợp yêu cầu phá sản, nếu Công ty A có thêm một số chủ nợ khác thì Công ty B sẽ chỉ nhận đƣợc một phần số tiền còn lại của Công ty A.

Đối với trường hợp thứ hai:CTCP muốn giảm vốn điều lệ do thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trƣớc, bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ, kinh doanh thua lỗ và có nhu cầu phát hành cổ phiếu dƣới mệnh giá (song không đủ nguồn thặng dƣ vốn để bù đắp).

Theo quy định của LDN thì cổ đông không đƣợc rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dƣới mọi hình thức, trừ trƣờng hợp đƣợc công ty hoặc ngƣời khác mua lại cổ phần. Trƣờng hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và ngƣời có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra. Bên cạnh quy định không cho cổ đông rút vốn, LDN hiện hành và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng không có quy định về các trƣờng hợp giảm vốn điều lệ khi DN thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trƣớc, bị buộc phải huỷ bỏ cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 59 - 67)