Thẩm quyền quản lý, sử dụng vốn chủ sở hữu CTCP:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 71 - 73)

2.4. Quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu CTCP

2.4.1. Thẩm quyền quản lý, sử dụng vốn chủ sở hữu CTCP:

Căn cứ trên nguyên tắc tách bạch giữa việc sở hữu và quản lý cũng nhƣ giữa sở hữu và điều hành nên ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã phát triển lý thuyết Luật công ty với việc du nhập chế định thành viên HĐQT độc lập và CTCP có thiết lập các ủy ban nhằm thực hiện quyền giám sát của cơ quan quản lý đối

Theo thông lệ chung, LDN nƣớc ta cũng phân định rõ thẩm quyền của ĐHĐCĐ và HĐQT. Thẩm quyền của ĐHĐCĐ chỉ quyết định những nội dung liên quan đến hoạt động tài chính của công ty nhƣ tăng giảm vốn điều lệ, quyết định đầu tƣ hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản, quyết định phƣơng án phân chia lợi nhuận hoặc chia cổ tức, mua lại 10% tổng số cổ phần đã bán. Thẩm quyền của ĐHĐCĐ chỉ bó hẹp đối với những vấn đề quan trọng có liên quan đến việc thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu, tài sản là do cơ chế triệu tập họp định kỳ một năm/lần (tuy nhiên vẫn có thể tổ chức cuộc họp bất thƣờng).

Trong khi đó, HĐQT có thẩm quyền kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần đƣợc quyền chào bán, giá bán cổ phần và trái phiếu, quyết định mua lại cổ phần, quyết định phƣơng án đầu tƣ, dự án đầu tƣ ngoài thẩm quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông, thông qua qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác trừ một số trƣờng hợp theo quy định của pháp luật [40; Khoản 2 Điều 149].

Từ các quy định trên của pháp luật có thể thấy, với những thẩm quyền đƣợc giao, HĐQT chiếm vị trí trung tâm trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP. Vì thế cũng không quá khi nói rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ cơ quan này. Theo LDN hiện hành, cơ quan chủ sở hữu đƣợc ủy quyền cho cơ quan quản lý bầu ra thành viên HĐQT, ban hành điều lệ quy định thẩm quyền, phạm vi của cơ quan quản lý quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất. Trong CTCP, ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với chức danh tổng giám đốc hoặc giám đốc để điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, đồng thời HĐQT cũng có quyền miễn nhiệm và cách chức ngƣời điều hành. Trong khi đó, đối với công ty hai thành viên trở lên, hội đồng thành viên vừa thực hiện việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên vừa bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức tổng giám đốc hoặc giám đốc.

Trong CTCP, khi điều lệ công ty không quy định chủ tịch HĐQT là ngƣời đại diện theo pháp luật thì đƣơng nhiên tổng giám đốc hoặc giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế trong nhiều CTCP không chỉ ở Việt Nam và trên thế giới vẫn tồn tại chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc hoặc giám đốc. Việc kiêm

nhiệm hai chức danh này cùng một lúc sẽ làm mất đi vai trò giám sát độc lập của chủ tịch HĐQT đối với ngƣời điều hành trong quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT. Để tăng cƣờng trách nhiệm của các cơ quan trong nội bộ, cần thiết phải quy định trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát của chủ tịch HĐQT khi kiêm nhiệm chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 71 - 73)