Giảm vốn điều lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 85 - 87)

3.2. Một sốkiến nghịhoàn thiện pháp luật về vốn chủ sở hữu:

3.2.3. Giảm vốn điều lệ

Nhu cầu giảm vốn điều lệ đối với các CTCP khi công ty giảm nhu cầu về vốn do thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trƣớc, bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ, kinh doanh thua lỗ và có nhu cầu phát hành cổ phiếu dƣới mệnh giá (song không đủ nguồn thặng dƣ vốn để bù đắp) ngày càng tăng. Tuy nhiên, LDN hiện hànhkhông có quy định cụ thể về giảm vốn điều lệ đối với CTCP khiến nhiều DN mất đi cơ hội tái cấu trúc, nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh.

Nhƣ đã phân tích ở trên, quy định về mệnh giá cổ phần nhƣ hiện nay nảy sinh nhiều bất cập và cần đƣợc bãi bỏ. Tuy nhiên, cần khách quan nhìn nhận gốc rễ của quy định này trƣớc khi nghĩ đến việc bãi bỏ nó. Điều này là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý, tuy nhiên, cần khách quan nhìn nhận gốc rễ của quy định này trƣớc khi triển khai thực hiện.Những bất cập hiện tại một phần là do quy định về mệnh giá cổ phần và một phần chủ yếu bắt nguồn từ một nguyên nhân gốc rễ là LDNchƣa có quy định cụ thể, rõ ràng về việc giảm vốn điều lệ, nhƣng LDN lạiquy định khá cụ thể về vấn đề này đối với công ty TNHH.

Vì luật không có quy định cụ thể về việc giảm vốn điều lệ CTCP, nên dẫn đến DN làm ăn kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến thua lỗ và khiến giá trị cổ phần thực tế không phải là 10.000 đồng/CP, mà có khi giảm chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng/CP. Và

chính điều này tạo ra tình trạng vốn ảo tại DN, làm nảy sinh bất cập của quy định về

mệnh giá cổ phần.

Nếu LDN có quy định cụ thể cho phép CTCP đƣợcgiảm vốn điều lệthì bất cập của quy định mệnh giá cổ phần sẽ đƣợc khắc phục từ gốc, tránh tình trạng sửa phần ngọn là bãi bỏ quy định về mệnh giá cổ phần, càng làm rối thêm những bất cập hiện hành. Khi luật cho phép DN đƣợc giảm vốn điều lệ, thì không còn tình trạng chênh lệch giữa mệnh giá cổ phần với giá trị thực tại DN. Chẳng hạn, khi giá trị cổ phần giảm còn 1.000 - 2.000 đồng/CP, thì DN sẽ tái cơ cấu, định giá lại để đƣa giá trị cổ phần thực trở về 10.000 đồng/CP. Điều này vừa tránh tình trạng DN hoạt động không minh bạch do tình trạng vốn ảo gây ra, vừa giúp DN không tốn chi phí để duy trì tình trạng vốn ảo.Trong trƣờng hợp DN đƣợc giảm vốn điều lệ, phần vốn 1 tỷ đồng mà một cổ đông góp vào DN có thể giảm chỉ còn 100 - 200 triệu đồng. Nhƣng đó là luật chơi sòng phẳng của thị trƣờng, nó phản ánh đúng giá trị thực của DN.

Khi đƣợc thuận lợi trong việc giảm vốn điều lệ sẽ giúp DN không còn phải loay hoay với phát hành dƣới mệnh giá, trong khi thực tế pháp luật hiện hành chƣa cho phép thực hiện cơ chế này. Thời gian qua, một số DN phát hành dƣới mệnh giá bằng cách lấy phần thặng dƣ vốn cổ phần tại DN để bù đắp cho chênh lệch giữa thị giá cổ phần và mệnh giá, ở một khía cạnh nào đó là “ăn” vào lợi nhuận của DN, của cổ đông, ảnh hƣởng không tích cực đến thƣơng hiệu của DN.

Thực tế chứng minh, khi giá trị thực của DN đƣợc phản ánh đúng thì DN, cổ đông đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn là duy trì tình trạng vốn ảo. Những mặt lợi là: DN không phải loay hoay tìm cách phát hành dƣới mệnh giá, mà vẫn có thể thuận lợi trong phát hành huy động nguồn vốn mới. DN không phải lãng phí các nguồn lực để “làm đẹp” báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, đây là điều không hiếm gặp ở các DN niêm yết, DN hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nhƣ: chứng khoán, ngân hàng…

Hơn thế nữa, về bản chất khi DN làm ăn thua lỗ, các cổ đông đƣơng nhiên sẽ bị mất vốn và các chủ nợ cũng khó có thể thu lại đƣợc đầy đủ số tiền của mình dù cho vốn điều lệ có ghi với số tiền là bao nhiêu đi chăng nữa. Do đó việc quy định cho phép

DN điều chỉnh vốn điều lệ về mức thực có âu cũng là phù hợp. Qua thực tế hoạt động

của các DN cho thấy, giảm vốn điều lệ là một trong những cơ chế các DN đang rất

trông đợi và cần đƣợc xem xét để điều chỉnh, bổ sung trong thời gian tới.

Theo đó, văn bản pháp luật quy định về việc giảm vốn điều lệ cần phải có những nội dung sau: (1) Các trƣờng hợp đƣợc giảm vốn của CTCP, (2) phƣơng thức giảm vốn điều lệ, (3) thủ tục giảm vốn điều lệ và thông tin công bố quyết định giảm vốn điều lệ.

Thủ tục giảm vốn điều lệ và thông tin công bố quyết định giảm vốn điều lệ nên đƣợc quy định theo hƣớng sau:

- Một là: Đề xuất về phƣơng án giảm vốn điều lệ phải đƣợc HĐQT thông qua trong cuộc họp có ít nhất 2/3 số thành viên HĐQT.

- Hai là: Quyết định giảm vốn điều lệ phải đƣợc thông qua bởi đa số cổ đông tham dự họp ĐHĐCĐ. Quyết định giảm vốn điều lệ bao gồm các nội dung sau: giá trị vốn điều lệ giảm; mục đích của việc giảm vốn điều lệ; thủ tục giảm vốn điều lệ; phƣơng thức giảm vốn điều lệ.

- Ba là: Công ty thực hiện việc đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Công ty phải gửi thông báo về quyết định giảm vốn điều lệ này tới tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định giảm vốn điều lệ đƣợc ĐHĐCĐ thông qua.

- Bốn là: Công ty cần có văn bản cam kết đảm bảo thanh toán đƣợc công bố công khai trên một tờ báo Trung ƣơng trong ba (03) số liên tiếp và cũng phải đƣợc thông báo để có xác nhận đồng ý của chủ nợ và chỉ sau khi thực hiện xong các việc này, cơ quan cấp phép mới xem xét phê chuẩn việc giảm vốn điều lệ theo đề nghị của công ty. Ngƣợc lại, nếu các khoản nợ vẫn cao hơn vốn điều lệ sau khi giảm thì công ty không đƣợc phép giảm vốn, trừ khi các cổ đông mà chƣa góp hoặc góp chƣa đủ số cổ phần đã đăng ký mua cam kết liên đới sẽ thanh toán đủ khoản nợ cho đối tác tƣơng ứng với tỷ lệ đã đăng ký góp vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 85 - 87)