Quy định của pháp luật về thặng dƣ vốnvà các loại quỹ CTCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 67 - 71)

2.3.1. Quy định về thặng dư vốn CTCP

Thặng dƣ vốn cổ phần là một bộ phận cấu thành nên vốn chủ sở hữu nên về lý thuyết việc sử dụng nguồn thặng dƣ vốn này thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ. Về nguyên tắc kế toán, khoản thặng dƣ vốn này cũng nằm trong nguồn vốn và đƣợc hạch toán chung vào vốn chủ sở hữu của DN trong bảng cân đối kế toán. DN hoàn toàn có thể sử dụng nguồn vốn này trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo đúng mục đích sử dụng vốn ghi trong phƣơng án phát hành cổ phiếu đã đƣợc phê duyệt.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể có liên quan, việc sử dụng nguồn thặng dƣ vốn còn phải tuân thủ những quy định của pháp luật.Theo thông tƣ số 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính quy định thời hạn để công ty sử dụng thặng dƣ vốn là 03 năm kể từ khi dự án hoàn thành và đƣa vào khai thác, sử dụng trong trƣờng hợp công ty phát hành cổ phần mới để thực hiện dự án đầu tƣ. Tuy nhiên, hiện nay, Thông tƣ này đƣợc thay thế bằng Thông tƣ số 130/2013/TT-BTC ngày 10/8/2012, theo đó Bộ Tài chính chỉ hƣớng dẫn chung về sử dụng nguồn thặng dƣ vốn

chế trong việc sử dụng nguồn thặng dƣ này. Vì vậy, sau khi hoàn thành việc phát hành, DN có thể sử dụng phần thặng dƣ để chia lại cho các cổ đông dƣới dạng cổ phiếu thƣởng (làm tăng vốn điều lệ và số lƣợng cổ phiếu lƣu hành). DN cũng có thể hoàn tiền lại cho cổ đông, hoặc chuyển sang sử dụng với mục đích khác với mục đích ban đầu nếu phƣơng án phát hành là để phục vụ cho một dự án cụ thể nào đó và DN thực sự không cần đầu tƣ thêm vào dự án đó ngoài số vốn dự định sử dụng trong phƣơng án phát hành. Trong trƣờng hợp sử dụng nguồn thặng dƣ vốn này để tăng vốn điều lệ DN phải tuân thủ Thông tƣ 19/2003/TT-BTC quy định về điều kiện điều kiê ̣n của viê ̣c kết

chuyển thă ̣ng dƣ vốn cổ phần để tăng vốn điều lê ̣ là : “Đối với khoản chênh lệch giữa

giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để cơ cấu lại nợ , bổ sung vốn kinh doanh thì Cty CP chỉ được bổ sung tăng vốn điều lê ̣ sau 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành”. [Tiết b điểm 2 mục A phần IIThông tƣ 19/2003/TT-BTC].

Ngoài ra, theo 200/2014/TT-BTCngày 22/12/2014, phần thặng dƣ vốn phát

hành không đƣợc phép đƣa vào quỹ phúc lợi của DN.

2.3.2. Quy định về các loại quỹ trong CTCP

2.3.2.1. Các loại quỹ và nguồn hình thành:

Các quỹ của DN nói chung và các quỹ của CTCP nói riêng là số tiền đƣợc trích ra từ khoản lợi nhuận sau thuế đƣợc giữ lại cho DN theo tỷ lệ nhất định do chủ sở hữu của Công ty quyết định hoặc từ chi phí, thu nhập tính thuế do pháp luật quy định. Nguồn hình thành các quỹ của DN còn từ một số nguồn khác nhƣ đƣợc viện trợ, tặng thƣởng …

Các quỹ DN đƣợc sử dụng cho từng mục đích chi tiêu riêng nhằm tạo điều kiện cho DN chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, phát triển thị trƣờng, công nghệ và dự phòng những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong tƣơng lai.

Đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế phải thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc. Đối với CTCP việc trích lập các quỹ từ khoản lợi nhuận sau thuế do ĐHĐCĐ quyết định căn cứ theo điều lệ công ty, còn việc trích lập các quỹ từ thu nhập tính thuế…đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Các quỹ của CTCP đƣợc hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ lợi nhuận sau thuế do ĐHĐCĐ quyết định bao gồm: Quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.

+ Quỹ đầu tƣ phát triển: Quỹ này đƣợc dùng để bổ sung vốn điều lệ của Công ty; sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tƣ theo chiều sâu, mua sắm, xây dựng tài sản cố định, cải tiến và đổi mới dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ, mua cổ phiếu, góp cổ phần, nghiên cứu khoa học …

+ Quỹ dự phòng tài chính đƣợc dùng để: Bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi đƣợc xảy ra trong quá trình kinh doanh; Bù đắp khoản lỗ của Công ty theo quyết định của HĐQT hoặc đại diện chủ sở hữu. Hiện nay, quỹ này đã

đƣợc gộp vào Quỹ đầu tƣ phát triển theo quy định tại Thông tƣ 200/2014/TT-

BTCngày 22/12/2014 [Điểm d Khoản 1 Điều 70Thông tƣ 200/2014/TT-BTC].

+ Quỹ khen thƣởng đƣợc dùng để: Thƣởng cuối năm hoặc thƣờng kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong Công ty; Thƣởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong Công ty; Thƣởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài Công ty có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của Công ty.

+ Quỹ phúc lợi đƣợc dùng để: Đầu tƣ xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Công ty; Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên Công ty, phúc lợi xã hội; Góp một phần vốn để đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; Ngoài ra có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những ngƣời lao động kể cả những trƣờng hợp về hƣu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nƣơng tựa, hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

+ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng để phục vụ các mục đích khác nhau theo quyết định của chủ sở hữu công ty.

Việc sử dụng các quỹ nói trên phải thực hiện công khai theo quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nƣớc. Công ty chỉ đƣợc chi các quỹ khen thƣởng, phúc lợi, quỹ thƣởng Ban quản lý điều hành Công ty sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Việc sử dụng quỹ khen thƣởng, phúc lợi do HĐQT hoặc Giám đốc (đối với Công ty không có HĐQT) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn Công ty.

- Các quỹ của CTCP đƣợc hình thành bằng cách trích lập từ thu nhập tính thuế, chi phí nhƣ: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ tiền lƣơng, Quỹ dự phòng

+ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đƣợc dùng để: tạo nguồn tài chính đầu tƣ cho hoạt động khoa học và công nghệ của DN tại Việt Nam thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của DN. Theo Thông tƣ 78/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 2/8/2014), DN đƣợc trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hằng năm trƣớc khi tính thuế thu nhập DN để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

+ Quỹ tiền lƣơng và quỹ dự phòng tiền lƣơng đƣợc dùng để: chi trả tiền lƣơng, tiền ăn ca, tiền phụ cấp thƣờng xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên...) và các khoản tiền thƣởng có tính chất thƣờng xuyên cho ngƣời lao động. DN đƣợc trích lập quỹ dự phòng tiền lƣơng để bổ sung vào quỹ tiền lƣơng của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do DN quyết định nhƣng không quá 17% quỹ tiền lƣơng thực hiện. Việc trích lập dự phòng tiền lƣơng phải đảm bảo sau khi trích lập, DN không bị lỗ, nếu DN bị lỗ thì không đƣợc trích đủ 17%.

+ Các quỹ khác tùy theo quy định hoặc tùy thuộc vào mục đích của chủ sở hữu.

2.3.2.2. Thực trạng việc trích lập và sử dụng một số loại quỹ trong CTCP:

Đối với các loại quỹ của CTCP đƣợc hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ lợi nhuận sau thuế nhƣ: Quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu về cơ bản không phát sinh bất cập do việc trích lập và sử dụng các quỹ này thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu CTCP thông qua ĐHĐCĐ quyết định. Nhà nƣớc không can thiệp sâu vào việc trích lập và sử dụng của các cổ đông, chủ sở hữu công ty. Tuy nhiên, đối với các quỹ đƣợc trích từ chi phí, lợi nhuận tính thuế thì hiện tại vẫn tồn tại một số bật cập điển hình nhƣ với Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2014/NĐ-CP về đầu tƣ và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học - công nghệ (KH-CN), có hiệu lực từ ngày 1-12-2014). Theo Thông tƣ 78/2014/TT-BTC, DN đƣợc trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hằng năm trƣớc khi tính thuế thu nhập TNDN để lập quỹ phát triển KH-CN. Trƣớc đó, luật thuế TNDN năm 2008 cũng quy định về việc trích lập quỹ KH-CN.

Quỹ này đƣợc sử dụng để đầu tƣ tăng cƣờng tiềm lực KH-CN cho DN và cho ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, thực hiện các nhiệm vụ KH-CN của DN; trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động KH-CN của DN; mua máy móc thiết bị kèm theo các đối tƣợng chuyển giao

công nghệ để thay thế một phần hoặc toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn. Quy định pháp lý là nhƣ vậy nhƣng từ năm trƣớc đến nay, hầu hết các DN không dám sử dụng quỹ này để phát triển KH-CN do quy định có nhƣng hƣớng dẫn mù mờ, việc lập, quản lý và sử dụng quỹ quá rắc rối, đồng thời chế tài rất khắt khe nên DN không dám trích lập quỹ. Từ năm 2011 đến tháng 9-2014, TP HCM mới có 76 báo cáo thành lập Quỹ Phát triển KHCN. Trong đó, 30 DN đã trích và sử dụng quỹ với tổng số tiền 430,1 tỉ đồng [46].

Các quy định bất cập, không rõ ràng hoặc gây khó khăn cho DN cụ thể là: Quỹ đƣợc trích lập từ thu nhập trƣớc thuế, DN phải lập hội đồng thẩm định, nghiệm thu theo tiêu chuẩn khoa học nhƣng tiêu chí nào để xác định đạt hay không đạt. Đề tài nghiên cứu phải đƣợc áp dụng trong thực tế nhƣng nếu điều kiện chƣa phù hợp hoặc công trình nghiên cứu đã lạc hậu, không còn khả thi, nghiên cứu bỏ dở thì có đƣợc tính là chi phí hợp lý? Hay nhƣ trong đào tạo KHCN tại DN, nếu DN cho nhân viên đi học ở nƣớc ngoài thì kinh phí đó có đƣợc tính vào chi phí cho phát triển KHCN không, tỉ lệ cho phép là bao nhiêu ? Mặt khác, cơ chế kiểm tra, giám sát chi tiêu hợp pháp của quỹ đang gặp vƣớng do Thông tƣ 123 về thuế TNDN chỉ chấp nhận khoản chi sử dụng cho đầu tƣ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của DN tại Việt Nam là khoản chi hợp pháp. Thông tƣ 78 về thuế TNDN, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 cũng quy định tƣơng tự. Song song đó, chế tài đối với DN trích lập quỹ nhƣng không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích (trong thời hạn 5 năm) thì DN sẽ bị thu hồi số thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó. Ngoài ra, quy định về hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ cũng làm khó DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)