Quản lý việc sử dụng vốn chủ sở hữu thực hiện đầu tư tài chính và vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 74)

2.4. Quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu CTCP

2.4.3. Quản lý việc sử dụng vốn chủ sở hữu thực hiện đầu tư tài chính và vấn đề

đề sở hữu chéo

2.4.3.1. Quản lý việc sử dụng vốn chủ sở hữu thực hiện đầu tư tài chính

Ở nƣớc ta hiện nay, việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp đã trở thành hoạt động đầu tƣ tài chính phổ biến của các DN. Chính bởi vậy, pháp luật quy định một số điều kiện cần phải tuân thủ đối với các DN hoạt động trong một số ngành và lĩnh vực khi tiến hành các hoạt động đầu tƣ tài chính.

Một công ty có thể góp vốn vào một công ty khác dƣới hình thức mua cổ phần hoặc phần vốn góp nhằm duy trì quan hệ chi phối công ty mẹ - công ty con hoặc duy trì quan hệ liên kết kinh doanh. Để nắm quyền chi phối, công ty mẹ quyết định đầu tƣ thành lập công ty con. Quyết định đầu tƣ tài chính này vừa giúp công ty mẹ thực hiện chiến lƣợc kinh doanh chung và đồng thời có thể tạo điều kiện để gọi vốn từ nhiều nhà đầu tƣ. Việc góp vốn mua cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty con giúp cho công ty mẹ có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nhận khoản lợi nhuận từ góp vốn vào công ty con. Bên cạnh đó, thông qua quan hệ góp vốn, công ty mẹ có thể mở rộng quy mô doanh thu, lợi nhuận thông qua các giao dịch với công ty con.

Tuy hoạt động đầu tƣ tài chính diễn ra khá phổ biến nhƣng những công ty kể trên về cơ bản vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình, hoạt động đầu tƣ tài chính phần lớn mang tính không thƣờng xuyên.

Việc đầu tƣ mua cổ phần hoặc phần vốn góp về nguyên tắc sẽ đƣợc thực hiện từ nguồn vốn tự có của công ty. Tuy nhiên, LDN hiện nay không quy định cụ thể về giới hạn đầu tƣ vào một công ty và giới hạn đầu tƣ trên số vốn điều lệ của Công ty. Các quy định về hạn mức đầu tƣ chỉ áp dụng đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Ví dụ nhƣ mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thƣơng mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thƣơng mại đó vào một DN không đƣợc vƣợt quá 11% vốn điều lệ của DN nhận vốn góp; Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thƣơng mại vào các DN, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thƣơng mại đó không đƣợc vƣợt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thƣơng mại [Điều 129Luật các Tổ chức tín dụng 2010].

Khi góp vốn thành lập công ty con, công ty mẹ sẽ bị giảm vốn khả dụng dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong khi đó, nếu công ty mẹ tiếp nhận công ty con, vốn chủ sở hữu của công ty mẹ sẽ tăng lên tƣơng ứng với vốn điều lệ công ty con và khi đó công ty mẹ có trách nhiệm trong định hƣớng hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty con, đồng thời hỗ trợ công ty con trong việc xử lý các khoản nợ.

Công ty con có thể đƣợc hình thành từ việc thực hiện một Dự án đầu tƣ. Thẩm quyền quyết định việc góp vốn thành lập công ty con trong CTCP thuộc về HĐQT. Tuy nhiên, việc góp vốn thành lập công ty con hoặc thực hiện dự án để thành lập công ty con phải nằm trong định hƣớng kinh doanh đã đƣợc ĐHĐCĐ thông qua. Lúc này, nếu hoạt động đầu tƣ tài chính này có hiệu quả, lợi nhuận của công ty mẹ thu đƣợc từ công ty con sẽ cấu thành nên lợi nhuận chung của công ty. Khi đó, các cổ đông của công ty mẹ sẽ đƣợc hƣởng lợi nhuận phân chia từ công ty mẹ sau khi công ty hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.Mặt khác, hoạt động đầu tƣ tài chính này cũng không tránh khỏi rủi ro dẫn đến việc không tạo ra lợi nhuận trên vốn đầu tƣ hoặc bán cổ phần hoặc phần vốn góp với giá bán nhỏ hơn giá mua ban đầu. Lúc này, việc xác định trách nhiệm trong đầu tƣ sẽ căn cứ vào tính hợp pháp của quyết định đầu tƣ và việc thực hiện trách nhiệm của ngƣời quản lý, ngƣời đại diện theo pháp luật và những ngƣời có liên quan. Có thể không khó để xác định trách

đến thua lỗ do vi phạm nghĩa vụ của ngƣời quản lý, điều hành, có lỗi vô ý hoặc cố ý làm thiệt hại, thất thoát tài sản của công ty. Tuy nhiên, LDN hiện hành còn chƣa có quy định về miễn trừ trách nhiệmcủa thành viên HĐQT và tổng giám đốc hoặc giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để bảo vệ những đối tƣợng này trƣớc những rủi ro khách quan có thể xảy ra.

Trong khi đó, pháp luật ở một số nƣớc ví dụ nhƣ Nhật Bảnquy định chế độ miễn một phần trách nhiệm đối với thành viên HĐQT trong một số trƣờng hợp: (1) Khi có nghị quyết đặc biệt của ĐHĐCĐ đƣợc 2/3 tổng số cổ đông có mặt thông qua; (2) khi có một nửa số thành viên HĐQT (trừ thành viên bị xem xét trách nhiệm) thông qua trong công ty có thiết lập ban kiểm soát. Trƣờng hợp này phải đƣợc quy định trong điều lệ; (3) khi hợp đồng ghi nhận miễn một phần trách nhiệm. Trƣờng hợp này cũng cần đƣợc ghi nhận trong điều lệ công ty [11; tr 127].

2.4.3.2. Sở hữu chéo

Sở hữu chéo hay việc nắm giữ cổ phần lẫn nhau giữa các công ty là khá phổ biến. Điều này giúp cho các công ty có thể có ảnh hƣởng lẫn nhau, đồng thời giúp đa dạng hóa danh mục đầu tƣ của công ty. Bối cảnh toàn cầu hóa và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thị trƣờng đã, đang và sẽ còn tạo ra những động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tƣ chéo vào nhau, và do đó, sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dƣới mọi hình thức sẽ ngày càng phức tạp. Sở hữu chéo có thể là trực tiếp hay gián tiếp, trong cùng một pháp nhân hay thông qua một pháp nhân thứ ba giữa các DN hoặc ngân hàng. Sở hữu chéo luôn có tác động 2 mặt đối với nền kinh tế và với bản thân mỗi chủ thể tham gia các sở hữu loại này.

Một mặt, trong trƣờng hợp tốt nhất, sở hữu chéo góp phần cải thiện sự hỗ trợ vốn, công nghệ, kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa các đối tác; thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế và thƣơng mại giữa Việt Nam và quốc tế; góp phần nâng cao năng lực quản trị, tài chính, công nghệ, nhân sự, mở rộng quy mô, thị phần, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nhất là đối với DN và ngân hàng nhỏ; hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các DN, ngân hàng. Hơn nữa, sở hữu chéo cho phép công ty khai thác đƣợc các cơ hội và tiềm năng kinh doanh có lợi trên thị trƣờng; đa dạng hóa hoạt động và phân tán rủi ro kinh doanh; đồng thời,

Mặt khác, trong nhiều trƣờng hợp, sở hữu chéo gây hệ lụy khôn lƣờng cả vi mô và vĩ mô, nhất là khi nó bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay để che giấu tình trạng kém cỏi về tài chính của các chủ thể có liên quan. Sở hữu chéo gây tình trạng mù mờ về sở hữu thực, thực trạng lỗ, lãi và trách nhiệm giải trình, dẫn đến làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với DN. Việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng tạo điều kiện để cho các DN sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay đƣợc vốn từ ngân hàng kia. Đặc biệt nguy hại nếu sở hữu chéo bị lạm dụng và biến tƣớng thành sự lũng loạn để thiết kế bộ máy lãnh đạo DN và ngân hàng tham gia sở hữu chéo chỉ bao gồm những "ngƣời trong cuộc" và họ có quyền, có cách chi phối, vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát nội bội và kiểm toán bên ngoài, khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của DN, đồng thời đe dọa đổ vỡ lớn cho hệ thống chung. Khi bị lạm dụng có chủ đích với quy mô lớn và thƣờng xuyên, sở hữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo, vô hiệu hóa các giới hạn và nguyên tắc an toàn tài chính theo quy định, nguồn vốn và các dòng tiền không đƣợc đánh giá đúng và giám sát chặt chẽ, sự thâu tóm bất hợp pháp thậm chí biến công ty lớn thành công ty gia đình hay chỉ của một vài cá nhân.

Bên cạnh đó, một trong những vi phạm có liên quan đến việc sở hữu chéo đó là hành vi chuyển giá giữa công ty con với công ty mẹ hoặc giữa các công ty con của cùng một công ty mẹ với nhau. Thủ đoạn của hành vi vi phạm này là việc các DN này mua bán lòng vòng hàng hóa, nguyên vật liệu với nhau với mức giá thấp hơn giá thị trƣờng nhằm giảm thuế TNDN phải đóng do có sự khác nhau về thuế suất TNDN giữa các DN bình thƣờng và các DN đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế (các DN này hoạt động tại những khu vực có điều kiện khó khăn).

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam chƣa có các quy tắc điều chỉnh cụ thể đối với việc sở hữu chéo. Ngày 30/12/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ 242/2009/TT-BTC hƣớng dẫn quản lý tài chính đối với các DN Nhà nƣớc và quản lý vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào các DN. Thông tƣ này quy định các công ty con không đƣợc phép góp vốn vào công ty mẹ. Công ty con và các công ty phụ thuộc không đƣợc phép mua cổ phần của các công ty trong cùng tập đoàn. Đối với các ngân hàng thƣơng mại, Điều 103.6 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 cho phép ngân hàng thƣơng mại, công ty con của ngân hàng thƣơng mại đƣợc mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng

2.4.4. Quy định về chuyển nhƣợng các phần vốn góp

Hầu hết pháp luật về công ty của các nƣớc trên thế giới đều qui định và cho phép chuyển nhƣợng một cách dễ dàng và tự do các loại cổ phiếu do CTCP phát hành từ cổ đông sang chủ sở hữu mới. Các cổ phiếu do CTCP phát hành là hàng hóa nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhƣợng. Trong khi đó đối với công ty trách nhiệm hữu hạn theo qui định của pháp luật Việt Nam thì khi chuyển nhƣợng các phần vốn góp của mình, thành viên đó phải chuyển nhƣợng trƣớc hết cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc chỉ đƣợc chuyển nhƣợng cho ngƣời không phải là thành viên công ty trong trƣờng hợp các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết. Đó là lý do giải thích vì sao có rất nhiều ngƣời muốn đầu tƣ vào CTCP chứ không muốn đầu tƣ vào các loại hình DN khác. LDN 2014 quy định cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác trừ trƣờng hợp quy định bao gồm: (1) Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ đƣợc chuyển nhƣợng cổ phần phổ thông của mình cho ngƣời không phải là cổ đông sáng lập nếu đƣợc sự chấp thuận của ĐHĐCĐ và (2) Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhƣợng cổ phần[Điểm d khoản 1 Điều 110 LDN 2014].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Có thể thấy rằng, pháp luật hiện nay về vốn chủ sở hữu CTCP tuy đã đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể về các vấn đề liên quan đến xác định vốn điều lệ, tạo lập vốn điều lệ, điều chỉnh vốn điều lệ cũng nhƣ việc quản lý sƣ dụng vốn chủ sở hữu CTCP … Đây là các quy định có ý nghĩa rất quan trọng để tạo điều kiện cho CTCP có thể huy động vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật, là cơ sở để các cổ đông, nhà đầu có thể bảo đảm an toàn nguồn vốn của mình và tạo cơ sở để hạn chế rủi ro cho các chủ nợ trong việc thu hồi nợ khi thực hiện các giao dịch với công ty.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn vốn chủ sở hữu CTCP cũng đƣợc bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi để nó phát huy đƣợc chức năng của nó. Những rủi ro này phát sinh một phần do nguyên nhân khách quan nhƣng cũng không ít lý do xuất phát từ rủi ro pháp lý, khi những quy định của pháp luật còn thiếu, chồng chéo, mâu thuẫn chƣa thống nhất và chƣa tạo đƣợc hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động của CTCP.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU CTCP

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về vốn chủ sở hữu CTCP:

- Một là: Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hƣớng bảo đảm quyền tự do, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cổ đông, nhà đầu tƣ và CTCP trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc đƣợc tạo điều kiện thuận lợicho các chủ thể này trong việc tạo lập vốn, điều chỉnh vốn và quản lý sử dụng vốn vào mục đích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Hai là: Đồng bộ hoá các văn bản pháp luật trong lĩnh vực liên quan đến vốn chủ sở hữu của CTCP và khắc phục các bất cập tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vốn chủ sở hữu CTCP. Hiện nay, các quy định của pháp luật có liên quan đếnvốn chủ sở hữu của CTCP nhƣ: Mệnh giá cổ phần, huy động vốn, điều chỉnh vốn, chào bán cổ phần… đƣợc quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật, do nhiều cơ quan Nhà nƣớc ban hành. Điều này dẫn đến thực tế là đôi khi các quy định về cùng một vấn đề chƣa có sự thống nhất, đồng bộ, gây khó khăn cho các chủ thể khi áp dụng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, các văn bản pháp luật cần đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

-Ba là: Sớm xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lývề các vấn đề liên quan đếnvốn chủ sở hữu nhƣ xác định vốn điều lệ, tạo lập vốn điều lệ, điều chỉnh vốn điều lệ, mệnh giá cổ phần, chia tách, gộp cổ phiếu… của CTCP nhằm đảm bảo phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

- Bốn là: Công tác quản lý của Nhà nƣớc về vốn của CTCP nên tập trung vào việc theo dõi biến động về vốn chủ sở hữu và mối tƣơng quan của nó với vốn vay trong tổng số vốn kinh doanh. Cần nâng cao vai trò của công tác kế toán, kiểm toán vốn chủ sở hữu và hoạt động công khai minh bạch thông tin, báo cáo tài chính. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo lập, huy động vốn, chào bán cổ phần và sử dụng vốn chủ sở hữu để phát hiện và ngăn chặt kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

3.2. Một sốkiến nghịhoàn thiện pháp luật về vốn chủ sở hữu:

3.2.1. Các hình thức góp vốn

Nhƣ đã phân tích ở trên, LDN 2014 quy địnhgóp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá đƣợc bằng Đồng Việt Nam. Trong khi

đó, theo quy định tai Điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá

và quyền tài sản”.

Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp làm vốn của công ty, với điều kiện các tài sản này phải là các tài sản có thể đƣợc chuyển giao trong giao lƣu dân sự một cách hợp pháp, bởi góp vốn là một hành vi chuyển giao tài sản, do đó phải tuân thủ những quy tắc chung có liên quan đến việc chuyển giao tài sản. Do vậy, có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 74)