Thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 30 - 46)

Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về thềm lục địa

1.3. Khái niệm thềm lục địa về mặt pháp lý

1.3.4. Thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982

Sau những năm 1960 khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng và làm thay đổi khái niệm về chủ quyền quốc gia tiêu biểu là là các quyền về kinh tế, và có sự gia tăng đáng kể về các yêu cầu xem xét lại chế độ đại dương.

Các nước mới tham gia vào cộng đồng quốc tế trong những năm 1960 đã làm đa dạng trật tự pháp lý quốc tế được hình thành trước khi các nước đó giành được độc lập và theo họ trật tự đó có trước và về căn bản phụ vụ lợi ích cho các quốc gia đứng đầu về hàng hải và có công nghiệp phát triển.

Nhiều quốc gia mới không phê chuẩn Công ước Luật biển 1958 và sự căng thẳng ngày càng gia tăng về quyền tài phán đối với các tài nguyên thiên nhiên của các đại dương đã làm thất vọng một số nước khác trong việc phê chuẩn các Công ước 1958, trong đó có “Công ước về thềm lục địa”.

Những phát triển kỹ thuật trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và chuyển biến trong việc đưa việc tìm kiếm dầu ở đáy biển ngày càng ra xa ngoài khơi đã gây ra nhiều vấn đề cần lưu ý: Kỹ thuật thăm dò và khai thác ở ngoài khơi không còn ở dừng lại mực nước sâu 200m mà đã tiến xa hơn với độ sâu 500m, thậm trí còn hơn cả 500m. Do vậy các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Mỹ La Tinh, lo sợ các hạm đội đánh cá từ xa vơ vét các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật sống của họ, họ đã đòi quyền tài phán đối với các tài nguyên thiên nhiên của cả biển và đáy biển trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và chuyển biến trong việc đưa việc tìm kiếm dầu ở đáy biển ngày càng ra xa ngoài khơi đã gây ra nhiều vấn đề cần lưu ý: Kỹ thuật thăm dò và khai thác ở ngoài khơi không còn ở dừng lại mực nước sâu 200m mà đã tiến xa hơn với độ sâu 500m, thậm trí còn hơn cả 500m. Do vậy các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Mỹ La Tinh, lo sợ các hạm đội đánh cá từ xa vơ vét các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật sống của họ, họ đã đòi quyền tài phán đối với các tài nguyên thiên nhiên của cả biển và đáy biển trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển. Về thềm lục địa thì quyền tài phán đó có thể mở rộng hơn nữa. Những đòi hỏi này được nhắc lại trong hàng loạt các tuyên bố chung mà hầu hết các nước trong khu vực là thành viên như (Tuyên bố của Hội nghị Monte video ngày 8 tháng 5 năm 1970).

Trước tình hình đó Liên Hợp quốc đã triệu tập hội nghị thứ 3 về Luật biển. Hội nghị bắt đầu họp từ 1973, đã họp trong tất cả 11 khoá. Công ước 1982 về Luật biển (sau đây gọi là Công ước 1982 hoặc Công ước Luật biển) được thông qua tại Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về biển, là một văn kiện toàn diện về biển. Công ước không chỉ được các quốc gia có biển mà ngay cả các quốc gia không có biển cũng rất qua tâm. Nó không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà cũn là văn bản pháp điển hoá các quy định

manh tính tập quán. Chính điều này đó giải thớch vỡ sao Cụng ước 1982 được các quốc gia viện dẫn và áp dụng một cách rộng rói ngay cả khi nú cũn chưa có hiệu lực. Với 320 điều khoản chứa đựng trong 17 phần và 9 phụ lục, Công ước 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế và là một trong những thành tựu có ý nghĩa trong lĩnh vực luật quốc tế của thế kỷ XX. Lần đầu tiờn trong lịch sử, Cụng ước 1982 đưa ra các quy định tổng thể có tính chất bao trùm trong hầu hết các lĩnh vực biển: cách xác định các vùng biển, chế độ pháp lý của cỏc vựng biển, cỏc quy định về hàng hải và hàng không, sử dụng, khai thác và quản lý cỏc tài nguyờn biển, sinh vật và không sinh vật, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển, đấu tranh chống các tội phạm trên biển, vấn đề phân định biển và giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến biển.[32]

Theo đánh giỏ của nhiều chuyờn gia thỡ Cụng ước 1982 là một công ước tương đối bỡnh đẳng và tiến bộ, thể hiện quá trỡnh đấu tranh và nhượng bộ giữa hai trường phái: tự do biển cảchủ quyền quốc gia. Công ước Luật biển vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng giỳp cỏc quốc gia trong việc quản lý, khai thỏc và sử dụng biển cú hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyờn biển vừa là cơ sở pháp lý cho cỏc quốc gia giải quyết cỏc tranh chấp phỏt sinh liờn quan đến biển.

Tuy vậy, Công ước 1982 không phải là một “văn bản chết”. Trong thời gian tồn tại của Công ước 1982, vẫn luôn có những phát triển, thay đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý biển mà Cụng ước đó thiết lập. Cú nhiều cụng ước và thoả thuận của cộng đồng quốc tế như Thoả thuận ngày 29/7/1994 về thực hiện Phần XI của Công ước Luật biển 1982, Công ước áp dụng các điều khoản của Công ước Luật biển năm 1982 liên qua đến bảo tồn và quản lý các đàn cá xuyên biên giới và các đàn cá di cư xa, Công ước vừa trấn áp các hành động không hợp pháp chống lại an toàn hàng hải là Nghị định thư về trấn áp các hành động không hợp pháp chống lại an toàn các giàn khoan cố định trong thềm lục địa năm 1999. Việc thực thi một cách thiện chí Công ước Luật biển năm 1982 đó trở thành nghĩa vụ đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có biển.

Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, tức là sau 12 tháng kể từ ngày nước Guyana (nước thứ 60) phê chuẩn Công ước vào ngày 16 tháng 11 năm 1993. Đến tháng 11 năm 1996 Công ước đó cú 108 nước phê chuẩn. Công ước Luật biển 1982 vừa là cơ sở pháp lý

quốc tế quan trọng giỳp cỏc quốc gia trong việc quản lý, khai thỏc, sử dụng và bảo vệ cú hiệu qủa nguồn tài nguyờn thiờn nhiờn của biển cả vừa là cơ sở pháp lý cho cỏc quốc gia trong việc giải quyết cỏc tranh chấp phỏt sinh từ biển cả.

Tại Hội nghị này, thềm lục địa là một trong những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề trong Luật biển đều liên quan chặt chẽ với nhau, cho nên để tiến tới một Công ước mới phải giải quyết trên cơ sở “cả gói”. Do đó, việc xác định thềm lục địa phải được đặt ra trong bối cảnh đó. Điều mà hầu hết trong toàn bộ Hội nghị đều thống nhất xem lại những tiêu chuẩn “độ sâu 200m” và “khả năng khai thác”. Tiêu chuẩn độ sâu 200m cần phải được thay thế, nhưng chưa biết nên thay ở độ sâu là bao nhiêu là hợp lý và bắt đầu xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau.

Để có được một định nghĩa hợp lý, Hội nghi Luật biển lần thứ ba đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn, thông số nhằm đạt tới một định nghĩa thoả đáng cho mọi quốc gia. Định nghĩa đó phải bao hàm khái niệm về mặt địa chất, khái niệm về mặt pháp lý và phải có giới hạn ngoài rõ ràng và cụ thể. Ta có thể xem xét Hội nghị Luật biển lần thứ ba đã đưa ra những giới hạn như thế nào:

* Về giới hạn trong của thềm lục địa

Về mặt địa chất giới hạn trong của thềm lục địa được tính từ bờ biển, nhưng về mặt pháp lý thì giới hạn trong của thềm lục địa là giới hạn ngoài của lãnh hải. Vì thế vấn đề thềm lục địa không thể giải quyết một cách biệt lập mà phải nằm trong một giải pháp “cả gói”. Muốn có giới hạn trong của thềm lục địa thì trước hết phải xác định được chiều rộng của lãnh hải là bao nhiêu. Công ước dự thảo năm 1980 đã quy định chiều rộng của lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy, theo Công ước này thì giới hạn trong của thềm lục địa chính là đường ranh giới ngoài của lãnh hải. Đường ranh giới đó cách đường cơ sở để đo lãnh hải một khoảng cách không quá 12 hải lý, tuỳ thuộc vào bề rộng lãnh hải mà một quốc gia ven biển quy định.

* Vấn đề giới hạn ngoài của thềm lục địa.

Tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3, vấn đề giới hạn ngoài của thềm lục địa đã gây ra nhiều rắc rối cho hội nghị. Vì nó tác động đến nhiều vấn đề, nếu giới hạn này gần bờ biển thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia ven biển, nếu giới hạn này cách quá xa bờ biển thì lại ảnh hưởng đến vùng “tài sản chung của nhân loại”.Do đó, Hội nghị này rất nhiều tiêu chuẩn được đề nghị đều có những mặt thiếu sót riêng của nó. Chính vì thế, mà những vấn đề đó không được Hội nghị chấp nhận.

* Tiêu chuẩn khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải.

Với sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế thì một số nước trong nhóm các nước có hoàn cảnh địa lý đặc biệt đã nêu ra ý kiến bỏ khái niệm “thềm lục địa” và đề nghị đưa ra những nội dung cơ bản của khái niệm “thềm lục địa” vào trong “vùng đặc quyền kinh tế” và đề nghị một tiêu chuẩn khoảng cách là 200 hải lý chung cho cả hai vùng đó: như Ma-Li, Tuy-Ni-Di, Đanmạch, ThuySĩ.Theo tiêu chuẩn này thì rất đơn giản không phức tạp và được các quốc gia không có biển và địa lý bất lợi tán thành. Nhưng đề nghị này không thể chấp nhận được đối với các quốc gia có thềm lục địa rộng hơn 200 hải lý như: Achentina, Canadda, Trung Quốc, Anh, Mỹ.Vì họ cho rằng thềm lục địa có những đặc thù riêng của nó, không thể huỷ bỏ khái niệm thềm lục địa được. Thềm lục địa gắn liền với lục địa theo một sự trải dài tự nhiên. Bởi vì, trên thế giới có hơn 40 quốc gia có thềm lục địa rộng như thế thì tiêu chuẩn khoảng cách 200 hải lý không thể là một giải pháp của Hội nghị. Ngược lại, các nước muốn duy trì khái niệm thềm lục địa đã vận dụng nhận định của Toà án quốc tế được nhắc đi nhắc lại nhiều lần về “sự kéo dài tự nhiên của lục địa ra đến bờ phía ngoài của rìa lục địa”. Ngay trong số những nước muốn giữ khái niệm về thềm lục địa thì quan niệm thì quan niệm của họ về giới hạn phía ngoài của thềm lục địa cũng có những ý kiến khác nhau. Các nước có thềm lục địa rộng, nông đều dựa vào tiêu chuẩn địa chất: Như đề nghị của Nga là áp dụng nguyên tắc “kéo dài tự nhiên của lục địa” để xác định giới hạn ngoài của thềm lục địa. Nhưng nếu thềm lục địa mở rộng ra trên 200 hải lý thì tối đa sẽ là 350 hải lý tính từ đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải hoặc xác định đến độ sâu là 2.500m và cộng thêm 100 hải lý.

* Tiêu chuẩn độ sâu của nước

Tại khoá họp thứ hai ở Caracas 1974, Nga đã đề nghị kết hợp hai tiêu chuẩn rộng và chiều sâu: quốc gia ven biển có thể ấn định giới hạn ngoài của thềm lục địa hoặc bằng chiều rộng 200 hải lý hoặc ở ngoài giới hạn này nơi độ sâu 500m. Mới đầu đề nghị này có sức hấp dẫn, vì rằng giới hạn ngoài của thềm lục địa về mặt địa chất trung bình chỉ ở độ sâu 130m. Theo tiêu chuẩn độ sâu thì việc xác định vị trí cũng dễ dàng không phức tạp như một số tiêu chuẩn khác. Nhưng nó vẫn có một số hạn chế, một số quốc gia như Anh, úc, Canada, Ai-len, cho rằng một giới hạn ngoài như thế sẽ không bao hàm tất cả các phần thềm lục địa của họ, thậm trí loại trừ cả các khu vực mà họ đang

thăm dò khai thác hiện nay. Mặt khác, giới hạn đó không phản ánh đùng tính chất “kéo dài tự nhiên” của lục địa, mà nó chỉ là một tiêu chuẩn địa lý không đủ để xác định giới hạn thềm lục địa một cách hợp lý. Nhật Bản cũng đã gợi ý về giới hạn độ sâu 2500m-3000m. Theo giới hạn này, một số nơi xấp xỉ bờ ngoài của rìa lục địa, nhưng một số nơi thì nó lại bao hàm một phần của đáy đại dương. Vì vậy, tiêu chuân độ sâu của nước không giành được nhiều sự ủng hộ.

* Tiêu chuẩn về chân dốc lục địa

Cũng có kiến nghị lấy chân dốc lục địa làm giới hạn ngoài của thềm lục địa. Vì đây là một tiêu chuẩn rõ ràng nhất, đặc trưng lớn nhất của bề mặt trái đất chỗ gấp khúc lớn nhất và rõ rệt nhất. Nhưng nó cũng có những hạn chế của nó là không phù hợp với khái nhiệm kéo dài tự nhiên của lục địa. Một giới hạn như thế sẽ loại trừ phần bờ lục địa của tất cả các quốc gia ven biển và ở một giới hạn đó không ra tới 200 hải lý. Rõ ràng tiêu chuẩn này không được nhiều quốc gia tán thành.

* Tiêu chuẩn mép ngoài của bờ lục địa

Tiêu chuẩn này phản ánh đúng sự kéo dài tự nhiên của lục địa nên được nhiều quốc gia ủng hộ. Theo đề nghị này thì mỗi quốc gia ven biển đều có một phần thềm lục địa thoả đáng. Vấn đề đặt ra là những quốc gia có thềm lục địa rộng 400-500 hải lý hoặc hơn nữa thì phần thềm lục địa rộng lớn đó có được toàn quyền sử dụng hay không. Mặt khác, độ dốc của bờ lục địa ở mép ngoài giáp với đáy đại dương rất thoải từ 1/1000-1/2500 nên khó mà xác định một cách chính xác giới hạn ngoài của bờ lục địa. Nếu như không có các tiêu chuẩn khác bổ sung thì tiêu chuẩn này cũng không đủ để làm giới hạn ngoài của thềm lục địa.

* Tiêu chuẩn độ dày của trầm tích

Điều này dựa trên sự công nhận rằng bờ lục địa được tạo bởi những lớp trầm tích mỏng hướng ra biển. Vì thế, có thể lấy một độ dày nhất định để làm giới hạn ngoài của thềm lục địa.

- Xác định bề dày trầm tích trực tiếp bằng khoan. Phương pháp này đòi hỏi chi phí cao, càng ở nơi nước càng sâu càng cao, và chỉ cho được các giá trị điểm rời rạc. Ngoài ra,còn tồn tại hàng loạt các khó khăn về mặt kỹ thuật trong khoan, trong sử dụng kết quả, đánh giá kết quả... Đòi hỏi trực tiếp thời gian và chi phí.

- Xác định độ dày trầm tích bằng chạy địa chấn. Phương pháp này đơn giản và rẻ tiền hơn so với khoan nhưng không phải không có những khó khăn. Cần phải biết chuẩn xác tốc độ lan truyền của tín hiệu trong môi truờng trầm tích. Sai số ảnh hưởng rất lớn tới việc mở rộng hay thu hẹp thềm lục địa.

Chẳng hạn lấy khoảng cách từ chân dốc lục địa ra là 60 hải lý (111 ki- lô-mét) thì độ dày trầm tích tại thời điểm đó phải là 1,11 ki-lô-mét. Nếu sai số là 10% tức độ dày trầm tích giảm đi 110 mét * 100% = 11000mét (11ki-lô- mét hay 6 hải lý). Như vậy, ranh giới ngoài của thềm lục địa sẽ bị dịch vào bờ 6 hải lý một thiệt hại quyền lợi đáng kể.

Ngoài ra sự phân bố trầm tích của rìa lục địa thay đổi hết sức khác nhau, trong một số trường hợp rất khó để xác định được điểm tại đó độ dày trầm tích là 1%.

Có thể nói khi dùng phương pháp này cũng gặp phải một số khó khăn trong việc xác định đường ranh giới đó. Nếu lấy nơi độ dày của trầm tích quá mỏng thì một phần diện tích đáy biển to lớn sẽ thuộc về phần thềm lục địa của quốc gia ven biển thậm trí có chỗ bao hàm một phần của đáy đại dương. Nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 30 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)