Tiến tới xây dựng về Luật thềm lục địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 131 - 137)

3.3.5 .Việt Nam và Trung Quốc

3.4. Một số đề xuất dưới góc độ pháp luật quốc gia nhằm xác định rõ chủ

3.4.3 Tiến tới xây dựng về Luật thềm lục địa

Hiện nay, các chế độ pháp lý cơ bản của thềm lục địa đã được hình thành và đã được giải quyết ít nhiều trong thực tế. Nhiều quốc gia đã ban hành những đạo luật xác định phạm vi chủ quyền đối với thềm lục địa, đồng thời tiến hành việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên theo chế độ pháp lý mà Công ước Luật biển 1982 đã quy định.

Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Luật biển 1982, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và không ngừng hoàn thiện pháp luật để nhằm thể chế hoá đầy đủ, đồng bộ kịp thời theo xu thế phát triển chung của nhân loại. Tuy nhiên trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về các vùng biển của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đó là chưa có sự tương đồng với luật pháp và thực tiễn pháp lý quốc tế. Mặt khác, còn nhiều mâu thuẫn và chồng chéo, hiệu lực thấp, vẫn còn có những “khoảng chống” chưa có quy tắc pháp lý điều chỉnh. Điều này dẫn đến việc xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa với các nước trong khu vực và trên thế giới đều bị ảnh hưởng ít nhiều.

Nhằm tiến hành xác lập chủ quyền quốc gia của Việt Nam về thềm lục địa một cách có hiệu quả nhất và phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế thì Nhà nước Việt Nam cần sớm ban hành Luật về thềm lục địa để nhằm mục đích:

- Cách xác định phạm vi (thông qua hệ thống đường cơ sở của lãnh hải) - Hoạch định về các vùng biển chồng lấn

- Thái độ, lập trường của quốc gia đối với các tranh chấp đang tồn tại với các nước láng giềng hay các khu vực chồng lấn khác.

- Xây dựng Luật về thềm lục địa về mặt lý luận cũng như thực tiễn, thể hiện và đảm bảo mục đích quản lý có hệ thống và có kế hoạch lâu dài.

- Trong quá trình xây dựng về Luật thềm lục địa trong nước nhưng đồng thời cũng phải tính đến các quan hệ quốc tế, xu hướng chung của các quốc gia, có tính đến những nét đặc thù riêng về vùng thềm lục địa của nước ta và phải phù hợp với pháp luật quốc tế. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta đã là thành viên của ASEAN, tổ chức thương mại quốc tế WTO, đặc biệt là một quốc gia đã phê chuẩn Công ước Luật biển 1982.

- Khi chúng ta xây dựng Luật về thềm lục địa hoàn chỉnh đã khó khi mà thềm lục địa vẫn còn nhiều vùng chồng lấn với các quốc gia khác, đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẫn còn đang trong quá trình tranh chấp với nhiều quốc gia khác.Do vậy, khi chúng ta dự định tiến hành xây dựng ngành luật này, một vấn đề đặt ra là phải đảm bảo hiệu lực pháp lý của ngành luật đó cho nó phải được thi hành.

Trên thực tế, chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiêm tổ chức thi hành, thiếu những cán bộ thi hành am hiểu đầy đủ pháp luật để trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý thềm lục địa nói riêng, quản lý biển nói chung. Điều kiện cần thiết để bảo quản thực thi các biện pháp, hình thức tổ chức quản lý thềm lục địa là phải pháp lý hoá những biện pháp này trong một khuôn khổ một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về quản lý biển. Nhà nước cần xúc tiến việc xây dựng Luật về các vùng biển nói chung và Luật về thềm lục địa nói riêng để tạo cơ sở cho việc quản lý, khai thác một cách có hiệu qủa các vùng biển.

- Mở rộng tăng cường hợp tác quốc tế và thu hút vốn đầu tư cho các hoạt động thăm dò, khai thác thềm lục địa. Việc này là rất quan trọng trong khi ta chưa đủ kỹ thuật cao và vốn lớn để khai thác có hiệu quả thềm lục địa. Trước hết ta cần có sự hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực, các quốc gia có khả năng, quan tâm và mong muốn hợp tác ta trong lĩnh vực này.

- Tập trung vào giải quyết vấn đề phân định vùng thềm lục địa chồng lấn giữa ta và các nước có liên quan để để từ đó có thể đảm bảo ổn định trong khu vực thềm lục địa, tránh xung đột, tạo điều kiện cho việc thăm dò, khai thác, đồng thời tăng cường với các nước nói trên.

- Nhận thức lại một cách thống nhất trên quan điểm và phạm vi quốc gia về vị trí, vai trò to lớn của thềm lục địa trong sự nghiệp xây dung và bảo vệ Tổ quốc. Điều này có tác dụng tương hỗ, qua lại với việc khai thác tốt

thềm lục địa, tăng cường nhận thức để khai thác tốt và thực sự khai thác tốt sẽ nâng cao nhận thức về thềm lục địa.

- Cải tạo và xây dung một số công trình thiết yếu thuộc cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các hoạt động thăm dò và khai thác thềm lục địa. Các cơ quan chức năng sẽ xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện và lựa chọn kỹ lưỡng những vị trí thuận tiện có triển vọng để xây dung đón trước những cơ sở, căn cứ hậu cần, phục vụ những hoạt động giao lưu mới sau này sẽ diễn ra trên các vùng biển, hải đảo, thềm lục địa.

- Tăng cường quản lý thềm lục địa: Muốn quản lý thềm lục địa phải giải quyết hợp lý các vấn đề liên nghành, liên vùng, kết hợp phát triển kinh tế với giữ an ninh quốc phòng.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học thềm lục địa, đồng thời tăng cường công tác đào tạo đảm bảo cán bộ quản lý và nhân lực kỹ thuật cho các hoạt động ở thềm lục địa. Mục tiêu cuối cùng của phát triển linh tế thềm lục địa là: vì con người và do con người. Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân lực kỹ thuật trong các hoạt động này phải được điều tra, bố trí, sắp xếp hợp lý có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để có thể đáp ứng được đòi hỏi của những mục tiêu phương hướng phát triển chiến lược. Nhà nước cần đặc biệt chú ý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở tầm vĩ mô như nhà làm luật quản lý thềm lục địa, quản lý biển, các nhà lập kế hoạch, làm chính sách.

Như vậy, có thể nói Việt Nam đã khẳng định được phương hướng phát triển kinh tế biển, tăng cường mở rộng hợp tác trên biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, bảo đảm trật tự cũng như lợi ích quốc gia trên biển. Việt Nam đã từng bước nội luật hoá hệ thống pháp luật biển của Việt Nam phù hợp với tinh thần và các điều khoản của luật quốc tế.

Kết luận

Tóm lại,ngày nay trên thế giới hầu như bất cứ ở đâu người ta cũng chú ý đến việc nghiên cứu biển và khai thác các tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển. Do đó, việc xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa theo các quy định của pháp luật quốc tế và văn bản pháp luật của mỗi quốc gia đã góp phần không nhỏ vào việc khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, nhất là dầu khí đồng thời còn làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp và bất đồng ở khu vực này. Là một quốc gia ven biển, dựa trên cơ sở luật pháp và tập quán quốc tế, Việt Nam “chủ trương sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.

Sau một thời gian nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của PGS Nguyễn Bá Diến và các thầy cô giáo khác trong bộ môn Luật quốc tế, đến nay luân văn của tôi đã được hoàn thiện với tên gọi “ xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa”.

Do thời gian có hạn, đồng thời đây là một đề tài khó và tương đối phức tạp nên không thể tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong các thầy cô giáo thông cảm và giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo I. Tiếng Việt

1. Bộ Ngoại Giao, Ban biên giới: Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2004. 2. Các văn kiện Luật quốc tế – Tài liệu tham khảo – Trường đại học Ngoại

giao Hà Nội 1979 -1980.

3. Công ước Luật biển 1958 của Liên Hợp quốc (bản dịch không chính thức) 4. Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp quốc, nhà xuất bản Thành phố

Hồ Chí Minh.

5. Phạm Ngọc Chi – Thềm lục địa – những vấn đề pháp lý cơ bản, nhà xuất bản Pháp lý -Viện Quan hệ quốc tế Hà Nội, 1990.

6. PGS.TS Nguyễn Bá Diến – Cùng khai thác chung trong Luật Quốc tế hiện đại – Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, kinh tế – Luật 24(2008).

7. PGS.TS Nguyễn Bá Diến – Vấn đề phân định biển trong Luật Biển quốc tế hiện đại – Tạp chí khoa học Kinh tế – Luật, số 1/2007.

8. Phạm Giảng – Những vấn đề cơ bản của Hội nghị Luật biển lần thứ 3 – Tạp chí thông tin quan hệ quốc tế 10/1978.

9. Hiệp định về biên giới biển Việt Nam – Thái Lan

10. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001- Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

11. Hiệp định khai thác chung Việt Nam - Malayxia

12. Hiệp định phân định Thềm lục địa Việt Nam và Inđônêxia

13. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc 14. Lê Quốc Hùng – Luật biển và vấn đề bảo vệ môi trường

15. Nguyễn Phi Hoàng – Tài nguyên sinh vật ở thềm lục địa – Tạp chí Hải quân 6/1975.

16. Trần Thanh Hà - thềm lục địa và vấn đề phân chia thềm lục địa – Nội san Hải quân 5/1982.

17. Vũ Phi Hoàng – Vùng biển và quyền làm chủ – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 1978.

18. Lưu Văn Lợi – Vùng biển và thềm lục địa của chúng ta – Báo nhân dân 12/5/1980.

20. Luật dầu khí quốc gia

21. Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc ngày 25- 2- 1992 (bản dịch không chính thức)

22. Luật về vùng đặc quyền kinh tế vừ thềm lục địa của Trung quốc ngày 26 – 8 -1996 (bản dịch không chính thức).

23. Nguyễn Ngọc Minh – Luật biển – Nhà xuất bản khoa học xã hội và nhân văn – Hà Nội 1977.

24. Nghị Quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982

25. Phan Tuấn Nam - đàm phán hoạch định thềm lục địa Việt Nam – Inđônêxia tạp chí Biên giới và Lãnh thổ số (12/2002).

26. Phan Tuấn Nam – Công ước Luật biển 1982 và việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam. Tạp chí Biên giới và Lãnh thổ (15/2003). 27. Quan điểm của một số nước về thềm lục địa tại Hội nghị Luật biển 1974-

Tài liệu Vụ Luật pháp quốc tế – Bộ ngoại giao.

28. Bá Sơn – Cuộc đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trên thế giới về Luật biển quốc tế- Tạp chí Cộng sản 8/1977

29. Tạp chí hải quân 5/1977- Vấn đề lãnh hải và nội thuỷ

30. Lê Dương Thắng – Cuộc đấu tranh để quy định chiều rộng lãnh hải trong Luật biển – Tạp chí Luật học số 1/1979

31. Lê Dương Thắng- Vùng đặc quyền kinh tế- Tạp chí Luật học 1/1979 32. Nguyễn Hồng Thao – Những điều cần biết về Luật biển, nhà xuất bản

Công an nhân dân, Hà Nội, 1977.

33. Trung tâm khoa học và xã hội nhân văn quốc gia – Viện thông tin khoa học xã hội- Vị trí chiến lược vấn đề biển và Luật biển ở khu vực Châu á Thái Bình Dương.

34. Ts Nguyễn Hồng Thao và Cn Hoàng Hải Oanh- Việt Nam với việc thực hiện Công ước Luật biển 1982 Tạp chí Biên giới và Lãnh thổ (17/2005). 35. Tuyên Bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải,

vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam ngày 12/5/1977

36. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman năm 1945 (bản dịch không chính thức) 37. Tuyên bố ngày 12 – 5 – 1982 về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều

38. Tuyên bố ngày 15-5- 1996 của Trung Quốc về đường cơ sở thẳng (bản dịch của của Nguyễn Văn Dân)

39. Vấn đề thềm lục địa – Tài liệu Vụ Luật Pháp quốc tế – Bộ ngoại giao.

II. Tiếng Anh

40. A handbook of the new law of the sea, Martinus Nijhoff Publishers

41. Elizabeth Van Wie Davis, China and the law of the sea convention the Edwin Meller Press, 1993.

42. Law of the sea – Definition of the Continental shelf – An Exmination of the Relevant Provisions of United Nations Convention on the Law of the sea.

43. Laws and regulation on the regime of the territorial sea, NeYork, US, 1957.

44. Spratly Archipelago: Is the question of Sovereignty Still relavant Insitue of international legal studies University of the Philipin Law center, Quezon City,1993.

45. United Nations Legislative Series, Law and regulations on the Regime of the High Sea, ST/LEG/SER B1,B16, B18, B19.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 131 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)