Thềm lục địa được quy định trong pháp luật của các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 46 - 54)

Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về thềm lục địa

1.4. Cơ sở pháp lý để xác định ranh giới của thềm lục địa được quy định

1.4.1. Thềm lục địa được quy định trong pháp luật của các quốc gia

Hiện nay nhiều nước ven biển đã lần lượt quy định thềm lục địa của nước mình dựa trên các tiêu chuẩn và nội dung của Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp quốc như:

a. Quan điểm cuả Philipin

Năm 1968 Philipin đã ra Tuyên bố số 370 về chủ quyền đối với thềm lục địa của mình và tháng 11 năm 1978 lại ký sắc lệnh số 1596 chủ quyền của mình đối với một số vùng biển rộng lớn hình 6 cạnh, diện tích tới 24 vạn km2 nằm ngoài đường biên giới cũ theo hiệp ước và bao gồm toàn bộ quần đảo

Trường Sa của Việt Nam (trừ đảo Trường Sa) Philipin thành lập trên vùng này một đơn vị hành chính độc lập thuộc tỉnh Palanaon và đặt tên là Kalayan.

b. Quan điểm của Inđônêxia

Inđônêxia là quốc gia thành viên của cả Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa và Công ước Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982.

Năm 1969, Inđônêxia ra tuyên bố về giới hạn thềm lục địa của mỡnh, dựa trờn nguyờn tắc khụng vượt quá đường trung tuyến cách đều đường cơ sở quần đảo của Inđônêxia và đường cơ sở của các quốc gia hữu quan.

c. Quan điểm của Arập

“Thềm lục địa về mặt pháp lý của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.”

Tóm lại: Trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì ranh giới phía ngoài được tính như sau:

- Nối các điểm tận cùng ở nơi mà bề dày các lớp đá trầm tích ít nhất là bằng 1% khoảng cách ngắn nhất giữa một trong các điểm đó tới chân dốc lục địa hay:

- Nối các điểm nhất định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất 60 hải lý. - Các điểm nối trên sẽ không được ở cách đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải là 350 hải lý hay thêm 100 hải lý kể từ đường nối những điểm ở độ nước sâu .2500m.

- Đường ranh giới được vạch ra theo các phương pháp trên là những đường thẳng nối các điểm cách nhau không quá 60 hải lý

d. Tuyên bố của Hội nghị Monte Video (Urugoay) ngày 8/5/1970

“Quốc gia ven biển có quyền thăm dò, bảo quản và khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa tới độ sâu của nước ven biển cho phép khai thác các tài nguyên ấy”. Nước ven biển có quyền thăm dò, khai thác và bảo quản bảo vệ các công trình, thiết bị, máy móc đó đồng thời quốc gia ven biển có quyền quản lý và bảo quản các tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và các tài nguyên không phải là sinh vật hoặc những tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư, tức là các sinh vật mà ở giai đoạn đánh bắt được thì là bắt đầu trên đáy

biển hoặc dưới lòng đất của đáy biển không ai được tiến hành những hoạt động ở thềm lục địa hoặc đòi các quyền đó mà không có sự đồng ý của nước ven biển.

e.Tuyên bố của Hội nghị Lima (Peru) ngày 8/8/1970:

“Nước ven biển có quyền thăm dò, bảo quản và khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển tiếp giáp với bờ biển, đáy và lòng đất dưới đáy biển ở đó cũng như đối với đáy vì lòng đất của thềm lục địa để thúc đẩy sự khai thác tối đa về mặt kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân”.

Ngoài ra, đại đa số các nước ven biển trên thế giới đã có các quy định dưới nhiều hình thức khác nhau về thềm lục địa (sắc lệnh, pháp lệnh, tuyên bố) để khẳng định các quyền của mình, tiêu biểu là Nga trong Điều 1 nói rõ: “Các quy định ngày 11/1/1974 để bảo vệ thềm lục địa của Nga là bảo vệ các quyền chủ quyền của Nga đối với thềm lục địa để thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia của Nga và bảo đảm việc tiến hành nghiên cứu thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động khác trên thềm lục địa của Nga”.

f. Quan điểm của Việt Nam quy định về thềm lục địa.

Ngay kể từ khi mới giành độc lập, Việt Nam đã tuyên bố những quyền cơ bản, đó là: “độc lập tự chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. ở đây quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được xác định trên đất liền, hải đảo, vùng trời, và vùng biển trong đó có thềm lục địa của Việt Nam.

Như vậy, ngay từ khi mới ra đời nước ta đã xác định chủ quyền của mình đối với thềm lục địa: “vùng đất kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam”. Trong các bản tuyên ngôn độc lập, trong hội nghị Giơnevơ. Đây có thể coi là nguồn của Luật biển Việt Nam và quan điểm của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một đặc điểm nữa là sự ra đời và phát triển của Việt Nam đã tồn tại và cùng phát triển với những xu thế tiến bộ của Luật biển.

Từ năm 1945 đến năm 1954 do bận tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, nước ta chưa có mội tuyên bố cụ thể nào về chủ quyền và quyền tài phán đối với từng vùng biển cụ thể, nhưng trên những cơ sở pháp lý và trên danh nghĩa nước ta vẫn có chủ quyền đối với những vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền tài phán của quốc gia mình.

Đến Hội nghị Luật biển lần thứ nhất tại Giơnevơ năm 1958 Việt Nam không tham gia cũng chưa có một phát biểu gì về khái niệm thềm lục địa,

nhưng cùng với xu thế phát triển chung của những quan điểm tiến bộ trên thế giới về thềm lục địa, phù hợp với chủ quyền về quyền tài phán của nhà nước Việt Nam đối với thềm lục địa. Chúng ta cũng chia sẻ quan điểm đó, tuy chưa chính thức ban hành một văn kiện nào về vấn đề này.

Cho đến sau 1975 đất nước ta được hoàn toàn giải phóng thống nhất chủ quyền được thực hiện một cách đầy đủ nhất, toàn diện nhất trên thực tế cũng như về mặt pháp lý quốc tế đối với các vùng biển trong đó có thềm lục địa.

Nên đến khóa VI của Hội nghị Luật biển lần thứ III nước ta đã tham gia với tư cách là một thành viên chính thức.

Quan điểm của Việt Nam trong Hội nghị Luật biển thể hiện cùng các nước xã hội chủ nghĩa đã nghiên cứu tất các các phương diện pháp lý của thềm lục địa như: về địa chất, độ sâu, khoảng cách, chủ trương có một giải pháp dung hoà hợp lý, về nguyên tắc không chấp nhận mở rộng thềm lục địa quá xa nhưng cũng không đồng tình với cách sát nhập thềm lục địa với vùng đặc quyền kinh tế.

Quan điểm đó được thể hiện một cách đầy đủ toàn, diện nhất trong bản tuyên bố lịch sử ngày 12 tháng 5 năm 1977 về vùng biển Việt Nam trong đó phần về thềm lục địa.[35]

“Thềm lục địa của Nước Cộng hoà xã hội bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa của nơi ấy mở rộng ra đến 200 hải lý kể từ đường cơ đó”.

Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ, và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật, và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư ở thềm lục địa Việt Nam.

Đây là một bản tuyên bố có tầm cỡ lịch sử đã xác định chủ quyền một cách cụ thể toàn diện của từng vùng biển của Nhà nước Việt Nam trong đó có thềm lục địa, diện tích và chủ quyền của Việt Nam không chỉ có 329.600km lục địa nữa. Tuyên bố này cũng phù hợp với các quan điểm tiến bộ khai thác trên thế giới và Luật biển quốc tế.[35]

- Có chủ quyền về mặt thăm dò, khai thác nguồn lợi thiên nhiên ở thềm lục địa, quyền này là quyền tuyệt đối có nghĩa là nếu nước Việt Nam không thăm dò hay không khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình thì cũng không ai có quyền tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác mà không có được sự thoả thuận của Việt Nam.

- Các tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bao gồm: tài nguyên khoáng sản, và tài nguyên không sinh vật khác ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như các cơ thể sống thuộc loài định cư: tức là các cá thể mà vào các thời kỳ có thể đánh bắt được hoặc là chúng không di động trên mặt đáy biển hay trong lòng đất dưới đáy biển hoặc là không có khả năng tự di động nếu như không có tác động thường xuyên của vật lý đối với đáy biển trong lòng đất dưới đáy biển.

- Nước Việt Nam được quyền cho phép và điều chỉnh việc khoan ở thềm lục địa dù với bất kỳ mục đích nào, việc đặt các ống dẫn dầu ở thềm lục địa phải được sự thoả thuận của Việt Nam và phải phù hợp với các quy định của Công ước.

- Nước Việt Nam có quyền tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm.

- Nước Việt Nam có quyền xây dựng những công trình thiết bị cần thiết cho việc thăm dò, khai thác thềm lục địa và thiết lập một vùng an toàn xung quanh những kiến trúc đó với một chiều rộng là 500m kể từ những điểm ngoài cùng các công trình thiết bị.

- Việc nghiên cứu khoa học ở vùng thềm lục địa phải có sự đồng ý của nhà nước Việt Nam.

* Về nghĩa vụ

- Nước Việt Nam không cản trở quy chế pháp lý của vùng nước phía trên, không phận phía trên của vùng nước ấy.

- Không cản trở quyền các nước khác đặt dây cáp ngầm và ống dẫn ngầm trên thềm lục địa. Việc phác hoạ kế hoạch đặt các ống dẫn dầu đều phải được sự đồng ý của nhà nước Việt Nam.

Như vậy, quy định của Việt Nam về thềm lục địa dựa trên các nguyên tắc đã được quốc tế xác nhận về giới hạn phía ngoài của thềm lục địa, Việt Nam đã kết hợp các yếu tố địa chất là: “rìa lục địa” và yếu tố khoảng cách là “200 hải lý” kể từ đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế ngày 7-5-2009, Chớnh phủ VN đó trỡnh Ủy ban Ranh giới

thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của VN. Trước đó ngày 6-5, VN và Malaysia cũng đó phối hợp trỡnh Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. Việc trỡnh cỏc bỏo cỏo này là việc làm bỡnh thường của quốc gia thành viên nhằm thực hiện nghĩa vụ của mỡnh theo đúng quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Về mặt quyền và nghĩa vụ đối với thềm lục địa, những quy định của Việt Nam đã thể hiện những nội dung cơ bản của xu hướng phát triển mới của Luật biển hiện đại.

Trên cơ sở Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977, ngày 29 tháng 1 năm 1980 Chính phủ nước Việt Nam đã ban hành tiếp hai Nghị định số 30 và 31/CP quy định rõ thêm về việc tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ:

“Tàu thuyền nước ngoài không được tiến hành mọi hoạt động điều tra, thăm dò hoặc nghiên cứu các tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật ở lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế ở Việt Nam nhằm mục đích kinh tế hay mục đích khoa học trừ trường hợp được phép của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 11). Và “Tàu thuyền nước ngoài không được ra vào vùng an toàn rộng 500m tính từ điểm ngoài cùng của các công trình, thiết bị, đảo nhân tạo, dùng để thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà Việt Nam đặt hoặc cho phép đặt ở các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Những tàu thuyền đi ngang bên ngoài vùng an toàn này cũng phải tuân thủ những quy tắc bảo đảm an toàn hàng hải để không làm tổn hại đến sự an toàn của các công trình đó.” (Điều 19).

Bên cạnh những vùng thềm lục địa đã được xác định rõ thì vẫn còn có thềm lục địa của Việt Nam gối lên thềm lục địa của các nước láng giềng. Cho nên vấn đề đặt ra cần phải phân định rõ ràng thềm lục địa của Việt Nam với các nước có liên quan. Vấn đề này Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương như sau: “Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên” (theo Tuyên bố ngày 12/5/1977).[35]

Như vậy, Việt Nam chủ trương dùng con đường “thương lượng” để giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa. Nguyên tắc chủ đạo để thương lượng là tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với Luật biển quốc tế và tập quán quốc tế. Tuy không nói rõ ra nhưng Việt Nam chủ trương giải quyết trên cơ sở “ nguyên tắc công bằng”. Sở dĩ theo nguyên tắc này vì đặc điểm tình hình bờ biển và thềm lục địa của Việt Nam đa dạng không thể dùng một phương pháp phân định nhất quán đối với tất cả mọi trường hợp mà phải tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể thì mới công bằng được.

g. Quan điểm của ấn độ

Trong “Đạo luật về lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và những vùng biển khác” (1976) có quy định tại Điều 6 khoản 3:

- “ ở vùng thềm lục địa của mình, Liên bang ấn độ có quyền chủ quyền vì mục đích thăm dò, khai thác, bảo vệ, và quản lý tất cả các tài nguyên”

- “Các đặc quyền và quyền tài phán đối với việc xây dựng, duy trì hay điều hành các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị ngoài khơi và các hệ thống, các trang thiết bị cần thiết cho việc thăm dò khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa”

- “Quyền tài phán riêng biệt để cho phép, điều chỉnh và kiểm soát việc nghiên cứu khoa học”

1.4.2.Các điều ước quốc tế song phương và đa phương quy định về thềm lục địa.

Trong hàng ngàn điều ước quốc tế đa phương hiện hành trên thế giới thỡ cỏc điều ước quốc tế về biển chiếm một tỷ lệ khá lớn và có tầm quan trọng đặc biệt vỡ cỏc vấn đề liên quan đến biển là những vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến phần lớn các hoạt động của loài người trên hành tinh. Yêu cầu nội luật hoá các điều ước về biển để đảm thực thi nghiêm chỉnh các điều ứơc quốc tế về biển cũng chính là nghĩa vụ và nhu cầu bức xúc của từng quốc gia trước vấn đề bảo vệ và khai thác biển vỡ lợi ớch của nhõn loại.

Tuy vừa được hình thành, chế độ pháp lý của thềm lục địa đã mau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)