Những trầm tích và kết hạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 57)

1.5.1 .Nguồn lơi về mỏ, khoáng sản

1.5.2. Những trầm tích và kết hạch

Các nhà khoa học đã cho thấy rằng những khối kết hạch sắt, măng gan, ở vùng đáy biển, đại dương có thể tới hàng tỷ tấn. Những khối kết hạch này được tăng lên với một nhịp độ nhanh hơn mức tiêu thụ trên thế giới làm cho đại dương trở thành một nguồn cung cấp vô tận về các thứ kim loại đó.

Theo tài liệu cung cấp được trữ lượng của chất kết hạch sắt-măngan ở vùng đáy biển đại dương cũng đã có từ 300-350 tỷ tấn. Những cục quặng này có loại nhỏ như quả ổi, quả cam, có loại to như qủa dừa, quả mít và chứa trung bình khoảng từ 20-25% măngan, 1,5% sắt, 0,5% côban, 0,6% đồng và một số nguyên tố phóng xạ khác, riêng hàm lượng côban trong toàn bộ chất kết hạch ước tính đã tới gần hai tỷ tấn, trong khi toàn bộ côban trên lục địa là 1triệu tấn tức là 2.000lần nhỏ hơn.

Trong những lòng chảo, những rãnh sâu của thềm lục địa lại thường có những kết hạch phốt pha rít với trữ lượng cũng vô cùng phong phú, như ở Thái Bình Dương (suốt ven bờ từ Caniphooni đến Chilê, ở Nhật, ở Nam Châu Phi) nằm ở độ sâu rất thấp (trung bình từ 100-130m) rất dễ dàng trong việc khai thác. Những lớp bùn đáy biển và đại dương còn chứa nhiều kim loại quý, và những chất phóng xạ như Uran và Teriom, nhôm, đồng, chì. Riêng nhôm và đồng đã chứa tới hàng vạn tỷ tấn.

Trong vùng thềm lục địa nước ta còn có các loại sa khoáng trong trầm tích bờ vụn. Tuy chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng trong thành phần của nó có chứ quặng rất lớn, còn có cả vàng ở đáy biển.

ở khu vực miền Nam nước ta có nhiều loại bùn đỏ dầy hàng trăm mét, trong đó có chứa 20% nhôm và sắt 10% muối măngan và các loại kim loại khác.

Những quần đảo ngoài khơi như Hoàng Sa và Trường Sa của ta có chứa các loại phân phốt phát thiên nhiên rất quý với trữ lượng có thể khai thác khoảng 60-70 chục vạn tấn/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)