Quan điểm của Việt Nam về thềm lục địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 81)

Quan điểm của Việt Nam về thềm lục địa 3.1.Vị trí và cấu trúc thềm lục địa của Việt Nam

Biển cú vai trũ rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lónh thổ đó lợi dụng thế mạnh về biển đạt trỡnh độ phát triển kinh tế rất cao. Do tầm quan trọng của biển, từ lâu cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển khai lực lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay gắt.

Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ''Thế kỷ của đại dương'', bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Riêng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, các nước, nhất là các nước lớn đều có thiên hướng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng biển của mỡnh, vươn ra điều tra, khai thác tài nguyên trên đại dương.

Do ý nghĩa và vai trũ quan trọng của biển nờn sự hợp tỏc quốc tế về biển cũng khụng ngừng được mở rộng, bao gồm việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mà tập trung nhất là Cụng ước biển năm 1982 của Liên Hợp quốc, hỡnh thành cỏc cơ chế, tổ chức hợp tác toàn cầu và khu vực.

Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bỡnh Dương, nối liền châu Âu, Trung Cận Đông với Đông Á và bờ biển phía Tây châu Mỹ. Điều này vừa tạo thuận lợi cho nước ta vươn ra biển, nâng cao vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế của Việt Nam, vừa đặt ra những phức tạp, thách thức do sự cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực trọng yếu này.

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và thuộc loại quan trọng nhất của khu vực châu Á - Thái Bỡnh Dương cũng như của thế giới. biển gắn liền với đất nước và con người Việt Nam trong tất cả quá trỡnh hỡnh thành và phỏt triển dõn tộc.Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đó gắn bú chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Nếu tính cả lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì tổng diện tích biển rộng gấp hơn hai lần diện tích trên đất liền của nước ta.

Biển nước ta giầu có về tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, lại ở vị trí ngã 3 đường nơi giao lưu hàng hải quốc tế một vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Do hoạt động nâng sụt kiến tạo bởi sự chuyển động của các lớp đá thuộc vỏ trái đất, đồng thời do hậu quả của biển tiến thoái lục địa Việt Nam và thềm lục địa Việt Nam đã được hình thành và kiến tạo qua hàng mấy chục vạn năm nay.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự kéo dài tự nhiên của thềm lục địa đó là bờ biển nước ta nơi nào bờ biển khúc khuỷu thì thềm lục địa co hẹp lại còn nơi nào bờ biển bằng phẳng thì thềm lục địa lại trải rộng ra.

- Vùng biển Quảng Ninh chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến tận cửa biển Hải Phòng. Đây là một vùng biển gồ ghề, núi lấn ra biển, biển khoét sâu vào đất liền tạo nên những núi đá, những vịnh. Quá ngoài khơi một chút la fnhững cung đảo bao lấy cả một vùng biển rộng lớn hình thành các vịnh đẹp nổi tiếng như Hạ Long, Hòn Khoái và các cảng thiên nhiên Vạn Hoá, Hòn Gai.

Vùng bờ biển này là bức thềm chuyển tiếp của khối núi đồ sộ vùng Đông Bắc, những núi bi nước biển nhấn chìm thành các đảo và các quần đảo như CôTô, Long Châu.

Nơi đây là một vùng bờ biển phức tạp nhất ở nước ta mà đồng thời cũng là của cả biển Đông. Thềm lục địa nơi đây sâu không quá 100m bao hàm cả Vịnh Bắc Bộ.

- Bên cạnh vùng bờ biển khúc khuỷu đó là một vùng bờ biển thấp, phẳng lì, phù sa kéo dài từ cửa sông Thái Bình đến tận Nga Sơn Thanh Hoá dài 150 km. Đây là một vùng sa trẻ nhất của Sông Hồng. Bờ biển của vùng này là một trong những nơi tranh chấp mãnh liệt nhất của biển và đất liền.

- Bờ biển miền Trung chạy dài từ Nga Sơn đến tận mũi Kê gà Thuận Hải dài 1300km. Đoạn Thanh Hoá đến đèo Hải Vân bờ biển như hình cánh là uốn vào lục địa với địa hình tương đối bằng phẳng.

- Thềm lục địa từ Móng Cái đến đèo Hải Vân rộng ra mép ngoài của nó bao hàm cả Vịnh Bắc Bộ và kéo dài xuống phía Nam, từ đèo Hải Vân trở vào bờ biển hoàn toàn đổi khác, những đảo trước kia chơi vơi sóng nước nay gắn với đất liền hình thành các bán đảo sơn trà khối đảo. Những vùng biển nông được nấp thành đồng ruộng nay đã được khép gần như kín lại làm xuất hiện những đàm lớn sa huỳnh, đầm ô loan. Từ phía nam Bình Định trở vào những khối núi cuối cùng của dãy Trường Sơn chạy ra tận biển rồi thình lình sững

lại trước cảnh trời nước tạo cho vùng biển ở đây lởm chởm, dựng đứng. Những núi đá đâm ra biển như mũi dơn, mũi lay đồng thời biển cũng còn ăn sâu vào đất liền tạo thành các vịnh đẹp nối tiểng như Nha Trang, Cam Ranh.

Ngoài bờ biển miền Trung dải rác nhiều đảo và quần đảo như: Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Hòn Tre, chúng tạo thành những trạm tiền tiêu canh giữ thềm lục địa. Xa hơn nữa là những quần đảo như Hoàng Sa với hơn 36 đảo lớn nhỏ.

Thềm lục địa nơi đây co hẹp lại bởi cách Hội An 80 Km và hẹp nhất là cách núi Lay 20 km. Thềm lục địa miền Trung rất hẹp song giữ vai trò rất quan trọng, tạo lên đường giao lưu Nam Bắc cho các động vật biển một cách thuận tiện.

Vùng bờ biển miền Đông Nam Bộ xuất hiện những cồn cát ăn sâu vào đất liền nay trải ra thành các bãi cát phẳng lỳ, thềm lục địa ở đây lại mở rộng ra làm nền cho những đảo nhỏ, nhấp nhô sóng nước ngoài khơi, gần nhất là những hòn nước, hòn cát, hòn chu lai và xa hơn nữa là quần đảo Trường Sa.

Qua khỏi Vũng Tàu là bờ biển Nam Bộ cả vùng này tạo cho đất liền phía Nam với một vùng biển thấp, chủ yếu là các bãi bồi, ven biển là các sình lầy.

Từ sau vịnh Rạch Giá bờ biển lại xuất hiện những mỏm đá của các dẫy núi đá vôi Hà Tiên. Ngoài khơi là vô số đảo và quần đảo. Phía Đông là Côn đảo, hòn Chứng lớn, hòn Chứng nhỏ. Phía Nam là Hòn Khoai. Phía Tây Nam là các đảo Thổ Chu, Hòn Tre, đảo Phú Quốc.

Thềm lục địa ở bờ biển phía Nam của nước ta nằm gọn trong thềm lục địa của biển Đông nó được phân giới bởi các rìa lục địa bằng hệ thống sông ngầm của thềm Sunđa.

Với địa hình trải rộng như đã đề cập ở trên ta có thể thấy: “Thềm lục địa” ở nước ta vào loại rộng trên thế giới, có độ sâu trung bình từ 30- 40m lại giàu có về tài nguyên khoáng sản đặc biệt là dàu lửa. Không kể những khu vực chắc chắn có dầu trên đất liền thì thềm lục địa ở Vịnh Bắc bộ có dấu hiệu cho thấy có những mạch dầu tập trung với trữ lượng đáng kể. ở vùng thềm lục địa miền Nam nước ta đã phát hiện có những khu vực dầu lửa rất lớn. Theo các chuyên gia dầu mỏ nước ngoài ước tính trữ lượng dầu ngoài khơi Việt Nam có thể chiếm 25% tổng trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông.

Kết quả nghiên cứu thăm dò, khai thác của các nhà địa chất, địa vật lý và hải dương học thì phần thềm lục địa ở khu vực miền Nam nước ta được cấu tạo bởi những lớp thuỷ tra thạch có độ dày rất khả quan nằm ở ba vùng

quan trọng: Quảng trị. Thừa Thiên Huế, Phú Quốc- Hà Tiên và vùng thềm lục địa phía Tây nam Côn đảo. Đặc biệt là theo Uỷ ban thăm dò khoáng sản ngoài khơi Châu á của Liên Hợp quốc (gọi tắt là C.G.O.P) trong một đợt thăm dò vùng biển Tây Nam Việt Nam cho thấy có một lớp trầm tích tra thạch rất lớn chứa dầu 3 dặm, có nơi tới 8 dặm nằm giữa vùng biển phía Tây Nam Việt Nam và các đảo Thổ Chu

Thềm lục địa nước ta còn có nhiều kim loại quý nhưng ta chưa có nhiều điều kiện để thăm dò và khai thác các tài nguyên đó.

Vấn đề quan trọng đặt ra cho nhà nước ta hiện nay là tổ chức thăm dò và khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên ở thềm lục địa như thế nào cho tốt để góp phần vào quá trình phát triển đất nước, góp phần phát triển sự hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực vì lợi ích của dân tộc ta và cũng vì lợi ích chính đáng của các nước được pháp luật quốc tế thừa nhận. Để làm được việc đó ta cần phải xác lập chủ quyền quốc gia đối với thềm lục địa một cách rõ ràng và có những luật lệ điều chỉnh việc thăm dò, khai thác. Những quy định này tất nhiên có tính đến những quy định chung của pháp luật quốc tế mới về Luật biển và ngược lại pháp luật quốc tế mới về biển cũng đang được hình thành sẽ giúp chúng ta quy định một cách hợplý các vùng biển và thềm lục địa.

Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, nhân dân ta đã xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhưng thực ra phải tập trung cao độ mọi cố gắng vào cuộc kháng chiến để đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhằm mục đích giải phóng dân tộc thống nhất đất nước đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nên trong thời gian đó ta chưa có điều kiện để ban hành các quy chế về biển nói chung và thềm lục địa nói riêng.

Ngày 12 tháng 5 năm 1977 Chính phủ nước ta mới chính thức tuyên bố nêu rõ quan điểm và quy định phạm vi, chủ quyền và quyền chủ quyền của ta đối với từng vùng biển và thềm lục địa.

Ngày 23 tháng 5 năm 1977 lần đầu tiên đoàn đại biểu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ 3 khoá VI tại New York.Tuyên bố của nước ta và việc có mặt của đoàn đại biểu ta tại Hội nghị được các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc đang đấu tranh đòi quyền tự quyết cũng nhiệt liệt hoan nghênh và cho rằng việc có mặt của đoàn đại biểu của nước Việt Nam sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc đấu tranh xây dựng Luật biển mới nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh và các quyền lợi chính đáng của các nước cũng như cộng đồng quốc tế ở biển.

Vấn đề về thềm lục địa trong bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 cũng nêu rất rõ quan điểm của Việt Nam:

“ Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không quá 200 hải lý thì thềm lục địa của nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở.

Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư ở thềm lục địa Việt Nam”

Đây là lần đầu tiên Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra tuyên bố phạm vi của mình và những quyền chủ quyền của ta đối với thềm lục địa. Những quyền chủ quyền đó là rất thiêng liêng, là bất khả xâm phạm, đã được luật pháp quốc tế công nhận. Không một quốc gia nào có quyền tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác ở thềm lục địa nước ta mà không được sự đồng ý của Nhà nước ta. Nhà nước ta có toàn quyền ban hành các luật lệ điều chỉnh việc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phần thềm lục địa của mình, có quyền ngăn chặn và trừng trị những hoạt động bất hợp pháp ở thềm lục địa, có quyền khai thác và sử dụng một cách tối đa các tài nguyên ở thềm lục địa để phục vụ cho công cuộc và phát triển đất nước.

Thềm lục địa nước ta rộng tiếp giáp với thềm lục địa của nhiều nước như: Trung Quốc, PhiLipPin, Inđônêxia, Malayixa, Thái Lan và Cămpuchia. Do đó chúng ta cần phải giải quyết việc phân định thềm lục địa với các nước đó trên nguyên tắc công bằng, hợp lý,bảo vệ được lợi ích quốc gia và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Mặt khác thềm lục địa của Việt Nam cấu tạo tự nhiên gồm 4 phần: - Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ

- Thềm lục địa khu vực miền Trung - Thềm lục địa khu vực phía Nam

- Thềm lục địa khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Riêng thềm lục địa của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được Điều 5 Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Tuy nhiên chiều rộng của thềm lục địa riêng của hai quần đảo này sẽ được xác định sau, căn cứ vào một văn bản sẽ được Chính phủ nước CHXHXN Việt Nam công bố. Mặt khác theo Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở khẳng định: “Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn bản tiếp theo phù hợp với Điều 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam”.

-Tại khu vực miền Trung, thềm lục địa ra ngoài khoảng 50 km đó thụt sõu xuống hơn 1.000 m, tức là tại đây chúng ta có thể vận dụng để kéo dài ranh giới thềm 1ục địa ra tới 200 hải lý. Ranh giới ngoài của thềm lục địa tại các khu vực khác được quy định phù hợp với tiờu chuẩn kỹ thuật của Công ước và thoả thuận với các nước liên quan.

Các hoạt động thăm dũ và khai thỏc dầu khớ tại Việt Nam: -Hoạt động thăm dũ và khai thỏ dầu khí tại Việt Nam trước 1975

-Hoạt động thăm đũ và khai thỏc dầu khớ tại Việt Nam 1975 - 1989; -Hoạt động thăm dũ và khai thỏc dầu khớ tại Việt Nam từ 1989.

Văn bản pháp quy cơ bản quy định các hoạt động thăm dũ và khai thỏc dầu khớ tại Việt Nam là Luật dầu khớ ngày 06-7-1993, Luật sửa đổỉ, bổ sung một số điều của Luật dầu khí ngày 09-6-2000, Nghị định số 48/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12-9-2000 quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí;

Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này. Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Hiện nay chúng ta đang khai thác mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Ruby, Rạng Đông, Sư Tử Đen..., đó phỏt hiện được trên 20 vị trí có tích tụ dầu khí. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)