Việt Nam và Philippin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 112 - 114)

3.1 .Vị trí và cấu trúc thềm lục địa của Việt Nam

3.3. Việc xác lập chủ quyền của Việt Nam về thềm lục địa theo các hiệp

3.3.4. Việt Nam và Philippin

Trong quá khứ Philipin là thuộc địa của Tây Ban Nha ngày 10 tháng 12 năm 1898 Tây Ban Nha đã ký một hiệp ước nhượng lại quần đảo Philipin cho Mỹ, đường ranh giới được xác định là phạm vi của Philipin trong hiệp ước Mỹ Anh ngày 3 tháng 1 năm 1930.

Ngày 12 tháng 12 năm 1955 Philipin công bố công hàm bộ ngoại giao rằng “tất cả những vùng biển quanh các đảo tạo thành quần đảo Philipin, không kể bề rộng, bề dài, vùng nông đều là bộ phận không thể tách rời của vùng biển trong lãnh hải thuộc chủ quyền thiêng liêng của Philipin”

Để củng cố các vùng biển từ năm 1961 đến năm 1978 khi Philipin đã liên tiếp ra 4 sắc lệnh quy định các vấn đề về biển của mình.

Bằng sắc lệnh số 3040 ngày 6 tháng 8 năm 1961 và sắc lệnh số 5446 ngày 18 tháng 9 năm 1968 Philipin vạch đường cơ sở vùng nước quần đảo, xác định vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình.

Tiếp ngày 20 tháng 3 năm 1968 Philipin đã ra tuyên bố số 370 về chủ quyền đối với thềm lục địa của mình và tháng 11 năm 1978 lại ký sắc lệnh số 1596 chủ quyền của mình đối với một số vùng biển rộng lớn hình 6 cạnh, diện tích tới 24 vạn km2 nằm ngoài đường biên giới cũ theo hiệp ước và bao gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam (trừ đảo Trường Sa) Philipin thành lập trên vùng này một đơn vị hành chính độc lập thuộc tỉnh Palanaon và đặt tên là Kalayan.

Việc Philipin đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Trường Sa vốn từ lâu đời thuộc về Việt Nam là đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp và tập quán quốc tế.

Như đã trình bày ở trên, đường ranh giới của Philipin được Hiệp ước nhượng lại giữa Tây Ban Nha và Mỹ hoàn toàn không có quần đảo Trường Sa. Nhưng Philipin đã cố ý nhảy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa từ năm 1951 với lời Tuyên bố của Tổng thống đã lấy chứng cứ địa lý để đòi chủ quyền một quần đảo đã thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam từ lâu đời thành chủ quyền của nước mình. Trong khi đó chứng cớ về lịch sử và chứng cớ về pháp lý thì không có. Không chứng minh nổi từ năm 1971 đến năm 1973 lợi dụng thời cơ Việt Nam đang tập trung vào việc chống Mỹ, họ cho quân tới chiếm đóng 5 đảo trên quần đảo và năm 1977 đến năm 1978 xâm chiếm tiếp 2 đảo nữa, cả 7 đảo này đều nằm phía Bắc quần đảo. Họ ra sức củng cố vị trí và chỗ đứng trên quần đảo: chở đất ra biển trồng dừa, cạp thêm đất ra biển để làm đường băng cho máy bay chiến đấu, mở đường hàng không thường kỹ, tổ chức đánh cá, xây kho ướp lạnh, tổ choc thăm dò và khai thác dầu khí ở vùng đông bắc quần đảo.

Đầu năm 1979 Tổng thống Philipin lại tiếp tục công bố một sắc lệnh coi toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ của Philipin và đặt cho nó các tên bất hợp pháp là Kalayan.

Năm 1980 Philipin mở rộng sự lấn chiếm xuống phía Nam quần đảo, chiếm đóng các đảo, các đảo mà họ chiếm đóng gần nhất nơi chiếm đóng cũ là 150 hải lý.

Ngày 25 tháng 4 năm 1982 Philipin đã tổ chức cho Thủ tướng Vitara ra thăm vùng họ chiếm đóng, ngài Tổng thống Vitara đã tuyên bố: “do những hành động vừa qua, chúng ta có thể tiến một cách hoà bình với vùng lãnh hải rộng lớn chung quanh Philipin để xác định những tài nguyên thiên nhiên có thể có ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nhằm phục vụ công cuộc phát triển đất nước chúng ta”

Qua những tuyên bố, chúng ta thấy rõ ý đồ của Philipin: Hậu quả của việc Philipin lấn chiếm bất hợp pháp quần đảo Trường Sa của Việt Nam được biểu hiện bằng việc càng ngày công bố sắc luật về Kalayan.

Năm 1599 Philipin lại ra một sắc luật nữa xác định vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của quần đảo Philipin. Nếu như đường ranh giới của Kalayan coi như một loại đường cơ sở của quần đảo ngoài khu vực rộng lớn đó, Philipin sẽ đòi hỏi thêm một vùng đặc quyền kinh

tế nữa rộng 200 hải lý tính từ ngoài ranh giới Kalayan trở ra nữa. Ngoài ra, Philipin còn đòi hỏi về vùng thềm lục địa dưới đáy biển và đất dưới đáy biển tương ứng như thế nữa.

Với những yêu sách bất hợp pháp và quá đáng của Philipin đã làm cho tính hình tranh chấp trên biển của Việt Nam ngày một phức tạp và khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)