Nguồn lợi sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 59 - 62)

1.5.1 .Nguồn lơi về mỏ, khoáng sản

1.5.4. Nguồn lợi sống

a.Sinh vật biển

Đối với sinh vật biển, thềm lục địa là một môi trường sinh sống và phát triển tốt. Có rất nhiều loại cá sống được trong nước biển sâu hàng 1000m.

Trong tổng trữ lượng cá trên biển và đại dương thế giới có khoảng 800 triệu tấn thì hiện nay mới khai thác được khoảng 8%/ diện tích bằng khoảng 15% diện tích toàn bộ. Trong đó có trên 2/3 tổng số cá đánh được là phạm vi biên của thềm lục địa.

Để tăng sản lượng cá trong một tương lai không xa cùng với việc đánh bắt cá, người ta có thể tạo ra khu chăn nuôi cá ở vùng biển của mỗi nước là nơi có đủ thức ăn những chất dinh dưỡng và những điều kiện sinh tồn cần thiết. ở đó người ta có thể tạo ra những hàng rào bằng sóng âm thanh hoặc điện tử để ngăn không cho cá nuôi bỏ đi và ngăn cá dữ từ ngoài vào. Do vậy, mức khai thác cá ở vùng nội thuỷ và thềm lục địa có thể tăng lên gấp đôi. Nhiều nước cũng đã thí nghiệm nuôi tôm biển, sò, vẹm, và đã đạt được kết quả rất tốt, có nơi thu hoạch khoảng 4kg/1m2.

ở Vịnh Bắc Bộ theo điều tra sơ bộ, người ta ước tính có khoảng 190 động vật nổi và trên 1500 loài động vật đáy đại dương. Trong đó có rất nhiều loài cá có giá trị dinh dưỡng cả về kinh tế rất cao như tôm he, mực, đồi mồi, hải sâm, và bào ngư rất giầu dinh dưỡng, sò huyết chứa lượng sinh tố B12 cao có thể làm thức ăn và chứa các loại thuốc quý.

Theo tài liệu địa lý hải dương thế giới, sản lượng cá hàng năm trong Vịnh Bắc Bộ thuộc vùng nhiệt đới bán cầu Bắc có thể khai thác từ 60.000 tấn đến 1 triệu tấn.

ở vùng biển miền Nam nước ta khai thác hàng năm từ 60 đến 70 vạn tấn cá. Như vậy, cả miền Nam, miền Bắc nếu quản lý tốt thì hàng năm cũng đạt được hàng triệu tấn cá.

ở ngoài khơi nước ta còn có nhiều vùng côn đảo nên cũng có nhiều hải sản quý như hải sâm, đồi mồi, trong những vành đai san hô lớn. Giữa mỗi côn đảo là một vùng lặng sóng tạo thành những hang ổ của nhiều loài cá sinh sống có nhiều loại hải sản mà bờ biển gần đất liền của ta không có như loài ốc tai voi cá đuôi bằng 2-3 cái chiếu, trứng chim biển ở trên quần đảo san hô cũng là một đặc sản quý.

b. Rong biển

Ngoài động vật biển còn cung cấp cho ta một loài thực vật rất quý, còn được gọi là rong biển. Rong biển chứ nhiều Prôtêin khoảng 50%, dễ trồng, ít bị mất mùa, cho thu hoạch cao 15.000tấn/1km2. Nhiều loài rong biển ăn rất ngon, rất bổ có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh, chất đạm. Khai thác được nhiều loại rong biển có thể thay thế được chất đạm cung cấp trong thịt cá, sữa, trứng, có loài như rong Clorenla có lượng Anbamin nhiều gấp 3.3 lần đỗ lạc và gấp 60 lần gạo. Loài rong này còn chứa nhiều Axittamin các Axit này rất cần cho việc chuyển hoá chất có chứa anbuymin và nhiều loại vitamin quý như B1,B12.

Các loài rong biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những các chất dinh dưỡng mà còn có cả sản lượng của chúng trong 1 năm rong biển còn cung cấp hàng chục tấn chất xanh, nếu chỉ cấy trồng trên 1 diện tích tương đương với 20% diện tích thềm lục địa thì hàng năm có thể thu hoạch được một lượng thức ăn khổng lồ khoảng 1.000 triệu tấn chia theo đầu người trên thế giới được khoảng 2 người. Tính ra gần 1kg /1đầu người trong 1 ngày, vì thế rong biển có thể được coi là một nguồn thức ăn quan trọng của loài người.

Ngoài việc dùng làm thức ăn, rong biển còn có thể dùng làm nguyên liệu dệt thành vải sợi, các loại quần áo may làm bằng vải dệt sợi rong nước Philatxpadech nhẹ hơn và đẹp hơn các loại vải khác.

ở Vịnh Bắc Bộ qua thăm dò sơ bộ đã tìm ra 150 loài rong biển, có cả loài quý hiếm như rau câu, chứa nhiều chất dinh dưỡng cao có thể làm thức ăn hoặc có thể dùng làm chế biến ra Agaril - một loại nguyên liệu có chứa gần 50 công dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa hoc. Trữ lượng rong biển ở Vịnh Bắc Bộ nhiều hàm lượng Agaril trong rau câu cũng rất cao từ 25- 45 % trọng lượng. Loại rau câu này dễ trồng, phát triển nhanh, sản

lượng cao có thể phát triển quanh năm và có thể thu hoạch 2-3 tấn.Trong đó cũng là một đặc điểm đáng chú ý của rong biển Việt Nam.

Thế giới sinh vật biển hết sức phong phú và giàu có, đặc biệt là những sinh vật tài nguyên đó lại tập trung ở thềm lục địa. Nên thềm lục địa hiện nay là nơi tập trung của mọi sự chú ý của các nước trên thế giới.

Tóm lại: Ngày nay, thềm lục địa thu hút sự chú ý của rất nhiều quốc

gia. Nó đụng chạm quyền lợi không chỉ của các nước ven biển mà của cả nhiều nước không có biển. Do đó, càng có nhiều nước ven biển hướng ra thềm lục địa của mình và khẩn trương khai thác sự giàu có của thềm lục địa.

Ngoài ra, thềm lục địa còn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng về chiến lược quân sự xét theo góc độ an ninh của các quốc gia ven biển. Thềm lục địa có thể được sử dụng để đặt các trang thiết bị phục vụ mục đích quân sự. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và to lớn của thềm lục địa có thể được sử dụng cho công nghiệp quốc phòng. Tất cả những cái đó làm cho việc khai thác và sử dụng thềm lục địa vượt ra khỏi khuôn khổ sử dụng và khai thác cổ truyền của vùng biển này và làm cho vùng đó có thêm những ý nghĩa kinh tế, chính trị và chiến lược kinh tế quân sự to lớn trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)