Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thềm lục địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 87 - 92)

3.1 .Vị trí và cấu trúc thềm lục địa của Việt Nam

3.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến thềm lục địa

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam, trung bỡnh khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ này của thế giới), không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng 3.000 hũn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng l.700 km2, trong đó, có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích lớn hơn l km2 và khoảng trên l.400 đảo chưa có tên. Vỡ vậy, biển đó gắn bú mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xó hội, đảm bảo quốc phũng, an ninh, bảo vệ mụi trường của mọi miền đất nước.

Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thỡ nước Việt Nam ngày nay không chỉ có phần lục địa "hỡnh chữ S" mà cũn cú cả vựng biển rộng trờn 1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tớch Biển Đông, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta.

Việt Nam là một quốc gia ven biển, biển gắn liền với đất nước và con người Việt Nam trong tất cả quá trỡnh hỡnh thành và phỏt triển dõn tộc. Lịch sử, quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của luật biển Việt Nam cú thể chia ra làm bốn thời kỳ:

Luật biển trước khi phương Tây tới

-Luật biển dưới thời thực dân (1858 - 1954)

-Luật biển trong giai đoạn đất nước bị phõn chia (1954-1975) -Luật biển từ khi đất nước thống nhất (sau 1975)

Do hoàn cảnh chiến tranh, Việt Nam chỉ thực sự có điều kiện ban hành quy định pháp lý về biển từ năm 1977. Với tuyên bố của Chính phủ ngày 12- 5-1977, Việt Nam trở thành nước đầu tiên trong khu vực thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á, bao gồm cả Inônêxia và Philíppin, hai quốc gia quần đảo phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 trước khi Công ước có hiệu lực. Các văn bản pháp lý cơ bản về luật biển của nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:

- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-5-1977 về lónh hải, vựng tiếp giỏp, vựng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lónh hải Việt Nam ngày 12-11-1982.

- Các Bộ luật như Bộ Luật hàng hải, Luật dầu khí, Luật biờn giới quốc gia, các Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về xử 1ý vi phạm hành chớnh trong cỏc hoạt động liên quan đến biển như môi trường, thủy sản, hàng hải, đầu khí, bảo đảm an ninh quốc phũng trờn cỏc vựng biển Việt Nam.

Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào ngày 23-6-1994 (Công ước có hiệu 1ực từ ngày 16-11-1994) Việt Nam đó tỏ rừ ý chớ thực hiện cỏc quyền trong cỏc giới hạn cho phộp của Cụng ước, có tính đến quyền tự do của các quốc gia khác.

Cùng với việc phê chuẩn Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Việt Nam cũng phê chuẩn một số Công ước biển chuyên ngành về Hàng hải quốc tế IMO,

- Công ước SOLAS về cứu hộ trờn biển, London 01-11-1974 - Cụng ước về mớn nước

- Công ước MARPOL ngày 02-11-1973 và phần bổ sung năm 1978 về phũng chống ụ nhiễm biển

- Công ước về mức trọng tải- (Load lines) 1976

- Công ước về cấp chứng chỉ cho các thành viên, 1978 - Công ước về tránh va đâm 1978

- Công ước về dung tích tàu

Về nội luật, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật riêng quy định về vấn đề bảo vệ ô nhiễm môi trường biển và thềm lục địa, song trong một số văn bản luật khác có một số điều khoản liên quan quy định về vấn đề này như:

- Nghị định 30/ CP (29/11/1980) trong đó có Điều 16,17 đưa ra các quy định chung về ô nhiễm tàu thuyền.

- Luật bảo vệ môi trường (27/12/1993)

- Nghị định 175 CP (18/10/1994) về áp dụng Luật môi trường

- Nghị định số 26/CP của Chính phủ ban hành kèm theo Quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường biển đưa ra một khung pháp lý chung về bảo vệ môi trường.

Điều 29 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm 200) quy định bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang và các tổ chức xã hội. Trên cơ sở này Việt Nam đã xây dựng Luật môi trường 2003.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm xử lý các chất thải có hại cho môi trường nói chung đồng thời tận dụng các chất thải sử dụng vào mục đích khác. (Điều 11)

Việt Nam sắn sàng bắt tay với các quốc gia khác giải quyết vấn đề môi trường.

Trong khi đó thì Luật dầu khí yêu cầu: [20]

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, an toàn cho người và tài sản. (Điều 4).

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ môi trường, thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, loại trừ ngay các nguyên nhân gây ra ô nhiễm và có trách nhiệm khắc phục hậu quả do sự cố ô nhiễm môi trường gây ra. (Điều 5)

Cùng với Luật dầu khí, Việt Nam còn có “Quy chế bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí biển” quy định rõ những nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động dầu khí trong việc bảo vệ môi trường biển.

Không chỉ quan tâm đến việc ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm từ các hoạt động nói trên, Việt Nam còn chú trọng đến quy định tới việc bảo vệ các loài sinh vật biển.

Theo Điều 8 Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nêu rõ: “ Mọi tổ chức, các cá nhân phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản và cấm việc sử dụng hoá chất độc hại làm tê liệt hoặc làm chất hàng loạt để khai thác nguồn thuỷ sản, việc rò rỉ chất độc hại có nồng độ vượt mức giới hạn, phá rừng ngập mặn hay các rặng san hô.”

Như vậy, Việt Nam đã có một số quy định về bảo vệ môi trường biển. Song trong tương lai Việt Nam cần phải xây dựng những Luật, quy phạm riêng biệt về bảo vệ môi trường biên nói chung và thềm lục địa nói riêng.

* Về nghiên cứu khoa học trên thềm lục địa.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học biển Việt Nam có Nghị định 242/HĐBT (5/8/1991) “Quy định các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Các quy định của Việt Nam về nghiên cứu khoa học biển hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Công ước. Tuy vậy,Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc đồng ý mặc nhiên và quy định: Trong thời hạn 4 tháng kể từ khi bên nước ngoài xin vào nghiên cứu khoa học, phía Việt Nam sẽ trả lời về quyết định của mình (Điều 4).

- Quốc hội nước ta đó phờ chuẩn Cụng ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 vào ngày 23/6/1994. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Nhà nước ta đó chớnh thức húa cơ sở pháp lý quốc tế về phạm vi cỏc vựng biển và thềm lục địa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo. Đồng thời, thể hiện quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cụng bằng, khuyến khớch sự phỏt triển và hợp tác trên biển. Ngày 18/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đó ký ban

hành Nghị định số 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển gồm 5 chương, 37 điều - quy định hoạt động của người, tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài trong khu vực biên giới biển nhằm quản lý, bảo vệ biờn giới quốc gia trờn biển, duy trỡ an ninh trật tự an toàn xó hội trong khu vực biờn giới biển.

- Qua các bản tuyên bố của Chính phủ ta đã nêu bật được khái niệm và quy chế của thềm lục địa theo đúng xu hướng phát triển chung của luật biển quốc tế hiện nay. Nó đã góp phần tích cực thúc đẩy việc hoàn chỉnh chế độ pháp lý của thềm lục địa như chúng ta đã ghi trong bản Công ước 1982. Nhưng bản tuyên bố này chỉ là bước đầu để đưa ra các nguyên tắc cơ bản để xây dựng luật biển của nước ta. Theo xu thế chung của toàn thế giới trong việc xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa thì chúng ta cần phải hệ thống văn bản pháp luật về biển phù hợp hơn nữa khi mà trình độ khoa học trong quá trình khai thác ngày một tiến bộ.

Tóm lại, quy chế pháp lý thềm lục địa Việt Nam đã được nước ta quy

định phù hợp với Luật biển quốc tế, phù hợp với yêu cầu và lợi ích quốc gia song còn chưa hợp lệ và đầy đủ với hệ thống các văn bản pháp luật về biển của nước ta, có thể nói rằng chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu ban hành văn bản luật hoặc pháp lệnh về biển với nội dung toàn điện, điều chỉnh thống nhất các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đồng thời tạo một khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên biển. Bên cạnh đó, vấn đề thực thi pháp luật biển cũng hết sức quan trọng.

Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống cũn của dõn tộc Việt Nam. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đó ra Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” nhằm nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước mạnh về biển, trong đó đề ra các mục tiêu và những giải pháp chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nước ta có quan hệ thương mại song phương với trên 100 nước, quan hệ đầu tư với trên 60 quốc gia và vùng lónh thổ, tham gia cỏc tổ chức quốc tế như Ngân hành thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bỡnh Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... Tới đây, các hoạt động hợp tác song phương,

đa phương diễn ra sẽ rộng lớn trong nhiều lĩnh vực cả về kinh tế, quốc phũng, an ninh và đối ngoại... Trong đó, hoạt động trên biển sẽ diễn ra với quy mô và cường độ lớn hơn, thuận lợi xen lẫn thách thức. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời, kiên quyết, kiên trỡ bảo vệ chủ quyền vựng biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để nước ta mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang bị cho quốc phũng - an ninh, tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia thành viên trong khu vực và quốc tế... với mục đích cao nhất là ổn định để phát triển đất nước, sử dụng biển tương xứng với tầm vóc của nó trong cơ cấu kinh tế cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, các cấp các ngành có liên quan đến khai thác và bảo vệ biển cần có chiến lược của riêng mỡnh trong chiến lược tổng thể của quốc gia, trong đó cần có những giải pháp và bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước và tranh thủ được vốn và kỹ thuật trong hợp tác quốc tế để vươn ra làm chủ biển khơi, phục vụ phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế đất nước với tốc độ nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)