Việt Nam và Malaixia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 102 - 104)

3.1 .Vị trí và cấu trúc thềm lục địa của Việt Nam

3.3. Việc xác lập chủ quyền của Việt Nam về thềm lục địa theo các hiệp

3.3.2. Việt Nam và Malaixia

Năm 1971, Bộ kinh tế của Chính quyền Miền Nam Việt Nam công bố Nghị định về phân lô dầu khí, đồng thời xác định ranh giới thềm lục địa theo phía Việt Nam theo đường trung tuyến giữa bờ biển và các đảo của Việt Nam với bờ biển Malyxia và Thái Lan.

Giữa Việt Nam và Malaixia tồn tại một vùng chồng lấn thềm lục địa rộng khoảng 2.800 km2. Vựng này hỡnh thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Việt Nam Cộng hoà công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaixia công bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do Chính quyền Việt Nam Cộng hoà có tính đến đảo Hũn Khoai, cỏc đảo của cả hai bên, cũn Malaixia chỉ tớnh đến các đảo ven bờ của mỡnh mà bỏ qua Hũn Khoai của Việt Nam (Hũn Khoai cỏch bờ 6,5 hải lý). Đây là khu vực chồng lấn có diện tích không lớn nhưng có tiềm năng về dầu khí.

Năm 1991, để giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Malaixia đề nghị Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt về việc hai nước đàm phán giải quyết vùng chồng lấn.

Trước khi hai nước đi vào đàm phán, ngày 16/02/1989, Công ty dầu khí quốc gia Malaixia (Petronas) đó ký hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) với nhà thầu IPC là người điều hành khu vực lô PM - 3 trùm lên một phần vùng chống lấn. Xuất phát từ nhu cầu khai thác dầu khí phục vụ phát triển của hai nước (diện tích vùng chồng lấn không lớn nếu đàm phán phân định sẽ mất nhiều thời gian) nên ngày 05/6/1992, tại cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ở Kuala Lampur (Malaixia) hai bên đó ký Bản thoả thuận (MOU) về hợp tỏc thăm dũ khai thỏc chung vựng chồng lấn.

Nội dung chủ yếu của Thoả thuận (MOU) này là:

- Hai bên đó chớnh thức xỏc nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục dầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng với yêu sách thềm lục địa do chính quyền Việt Nam Cộng hoà công bố năm 1971) và đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaixia công bố năm 1979. Khu vực xác định này được vạch trên hải đồ của Anh (British Admiralty Chart) số 2414, xuất bản năm 1967.

- Hai bên đồng ý tạm gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác tay đôi thăm dũ và khai thỏc dầu khớ trong khu vực xỏc định này theo thời hạn hiệu lực của Thoả thuận đó ký và dựa trờn cỏc nguyờn tắc sau:

+ Chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lời lói giữa hai bờn + Các hoạt động thăm dũ và khai thác dầu khí sẽ được Petronas (Malaixia) và Petrovietnam (Việt Nam) tiến hành trên cơ sở các dàn xếp thương mại sau khi được Chính phủ hai bên phê chuẩn

+ Thoả thuận này không phương hại tới lập trường cũng như đũi hỏi của mỗi bờn đối với khu vực chồng lấn.

- Nếu có mỏ dầu khí có một phần nằm vắt ngang sang khu vực xác định và một phần nằm bên thềm lục địa của Malaixia hoặc Việt Nam thỡ hai bờn sẽ thoả thuận để thăm dũ khai thỏc.

- Vấn đề quản lý nhà nước đối với các hoạt động dầu khí trong vùng chồng lấn mặc dù không được nói cụ thể trong MOU nhưng về mặt nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, quản lý cảng xuất dầu và cụng trỡnh trờn biển, quản lý nhà nước về thuế, biên phũng... Tuy nhiờn, do vựng biển nằm xa đất liền, không thuận lợi cho việc triển khai tất cả các hoạt động quản lý nêu trên nên Việt Nam có thể uỷ quyền cho phía Malaixia thực hiện các hoạt động kiểm soát đối với các hoạt động dầu khí trong vùng chồng lấn giữa hai nước.

Sau khi thỏa thuận cú hiệu lực hai công ty dầu khí quốc gia của hai nước đó ký kết cỏc dàn xếp thương mại và triển khai các hoạt động thăm dũ khai thỏc dầu khớ trong khu vực chồng lấn giữa hai nước.

Trên cơ sở MOU, dàn xếp thương mại bao gồm các nội dung chính sau: - Petrovietnam và Petronas cựng chịu trỏch nhiệm, cú nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau.

- Đồng ý tiếp tục thu các khoản thuế quy định trong hợp đồng đó ký với nhà thầu năm 1989, bao gồm: Thuế tài nguyên, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, khoản trả phụ. Trước đây nhà thầu nộp cho Chính phủ Malaixia thỡ nay chia đều 50/50 cho Việt Nam và Malaixia;

- Các khoản thu quy định trọng hợp đồng gồm: chia lói dầu, nộp quỹ nghiờn cứu khoa học trước kia nộp cho Petronas thỡ nay chia 50/50 cho Việt Nam và Malaixia.

Cỏc phần thu cho phớa Việt Nam sẽ do Petronas chịu trách nhiệm giao đủ không bị Chính phủ Malaixia đánh thuế.

- Về cơ chế điều hành: Hai bên thành lập Uỷ ban hỗn hợp (Joint Committee) ở cấp cao. Uỷ ban này giải quyết các vấn đề cấp cao và thành lập Uỷ ban điều phối (Coordination Committee). Tuỳ theo nhu cầu của Uỷ ban điều phối có thể thành lập các tiểu ban luật pháp, kinh tế, thương mại, kỹ thuật.

Uỷ ban điều phối có nhiệm vụ cụ thể do Uỷ ban hỗn hợp phê chuẩn là: + Xỏc định phần đóng góp của các bên

+ Giám sát hoạt động của nhà thầu

+ Giải quyết việc cung ứng dịch vụ của hai nước.

Hoạt động của hai Uỷ ban theo cơ chế nhất trí. Nếu có bất đồng sẽ giải quyết từ thấp đến cao trên tinh thần hoà giải hữu nghị. Nếu không giải quyết được sẽ đưa ra toà án thương mại quốc tế phân xử.

- Petrovietnam và Petronas cùng nhau thực hiện kiểm toán đối với hoạt động của nhà thầu để xác định quyền lợi.

- Petrovietnam và Petronas cùng thống nhất ra các quyết định trong Uỷ ban điều phối phê chuẩn các kế hoạch công tác, tài chính của Nhà thầu. Mặc dù uỷ nhiệm cho Petronas quản lý nhà thầu qua Uỷ ban điều hành của hợp đồng nhưng Petrovietnam vẫn có quyền tham dự họp Uỷ ban điều hành.

- Nhà thầu gom năm thành viên là: Công ty HAMILTON Oil Corp (là người điều hành); Công ty Enterprise Oil; Công ty IPL; Công ty NORCEN; Cụng ty Carigali (cụng ty con của Petronas).

Sau hai năm triển khai các hoạt động thăm dũ, khai thỏc, đến năm 1997, những thùng dầu đầu tiên khác thác từ vùng chồng lấn đó được xuất khẩu và lợi nhuận bắt đầu được chia đều cho hai bên theo đúng thoả thuận. Hiện nay, các giếng dầu trong vùng khai thác chung này đang tiếp tục hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác lập chủ quyền quốc gia về thềm lục địa (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)