Nghĩa về sự tham gia của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 27 - 29)

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về sự tham gia của Viện kiểm sát trong giả

1.1.3. nghĩa về sự tham gia của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án dân sự

án dân sự

- VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS của VKS chính là hoạt động giám sát, kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với hành vi của các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng, đối với văn bản áp dụng pháp luật giải quyết VADS của Tòa án; đồng thời, đó là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, pháp luật quy định VKS có quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt vi phạm, nhằm đảm bảo cho hành vi của các chủ thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng và văn bản áp dụng pháp luật phải theo đúng quy định của pháp luật. Thông qua đó, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất.

- VKS là một thiết chế quan trọng để thực hiện cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; kiềm

chế, kiểm sát sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan được nhà nước giao thực hiện các hoạt động tư pháp.

Quyền tư pháp là một dạng quyền lực nhà nước, được khẳng định trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, khi quyền lực nhà nước phân chia thành ba quyền độc lập với nhau, bổ trợ cho nhau và kiểm soát lẫn nhau. Đó là các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mặc dù pháp luật Việt Nam không thừa nhận và không tổ chức Nhà nước theo nguyên lý tam quyền phân lập, nhưng có thể nói pháp luật Việt Nam đã có sự tiếp thu nhiều yếu tố hợp lý của thuyết tam quyền. Đó là coi trọng tính độc lập của hoạt động tư pháp, xác định Toà án là trung tâm của hệ thống tư pháp cùng với phương hướng tăng cường kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nói riêng.

Trong TTDS, Tòa án là chủ thể đại diện cho Nhà nước, được Nhà nước trao cho quyền lực để giải quyết các VVDS nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng và lợi ích Nhà nước. Do đó, toàn bộ hoạt động thụ lí VVDS, lập hồ sơ, hòa giải, thu thập, xác minh chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ và tổ chức các phiên tòa, phiên họp giải quyết VVDS đều do Tòa án thực hiện. Điều này rất dễ và hoàn toàn có khả năng dẫn đến tình trạng Tòa án (cụ thể là những người tiến hành tố tụng) lạm dụng quyền lực trong khi giải quyết các VVDS[1, tr 22].

Do đó, VKS với chức năng kiểm sát tố tụng tư pháp, tức là kiểm sát không chỉ quá trình xét xử mà còn là quá trình thụ lý, lập hồ sơ giải quyết VADS của Tòa án và các chủ thể có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án.

1.2. Cơ sở của việc quy định về sự tham gia của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)