Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 36 - 41)

1.3. Khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về sự tham gia của Viện

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015

BLTTDS năm 2004 được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 15/6/2004 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005, là BLTTDS đầu tiên được thông qua trên cơ sở kế thừa các truyền thống về tư pháp dân

sự đã được pháp điển hóa tại các văn bản pháp luật trước đây như PLTTGQCVADS năm 1989, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án và quyết định của Tòa án nước ngoài năm 1993, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, ...

Điều 21 BLTTDS năm 2004 cho thấy chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS của VKS tiếp tục được khẳng định, nhưng có thay đổi về phạm vi tham gia phiên tòa và thẩm quyền cụ thể:

Thứ nhất, VKS chỉ tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án

thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ; các vụ án mà VKS kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Như vậy, VKS không còn tham gia 100% các phiên tòa sơ thẩm. Đối với các phiên tòa phúc thẩm, VKS chỉ tham gia trong trường hợp VKS kháng nghị phúc thẩm hoặc đã tham gia sơ thẩm vụ án đó [khoản 2 Điều 264]; hoặc trong trường hợp sau phiên tòa sơ thẩm, đương sự có đơn khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm.

Thứ hai, VKS không kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án. Thứ ba, VKS không thực hiện thẩm quyền khởi tố VADS.

Thứ tư, VKS không tự mình đi xác minh, thu thập chứng cứ thay cho

đương sự (trong trường hợp cần thiết để thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, VKS có quyền yêu cầu các bên đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng).

Thứ năm, VKS không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thứ sáu, VKS không làm văn bản phản đối biên bản hòa giải thành

96-97,]

Điều 39 Bộ luật khẳng định, VKS là cơ quan tiến hành tố tụng; Viện trưởng và kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng. Theo đó, Bộ luật quy định, tất cả các quyết định trong quá trình giải quyết VADS phải được gửi cho VKS, gồm: Quyết định nhập hoặc tách vụ án [13, Điều 38]; Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời [13, Điều 123]; Thông báo về việc thụ lý vụ án [13, Điều 174]; Quyết định công nhận sự thỏa thuận [13, Điều 187]; Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án [13, Điều 194 BLTTDS]; Quyết định đưa vụ án ra xét xử [13, Điều 195]; Bản án sơ thẩm [Điều 241]; Bản án, quyết định phúc thẩm [13, Điều 281]; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm [13, Điều 303, 310].

Như vậy, BLTTDS năm 2004 đã thu hẹp phạm vi tham gia phiên tòa xét xử dân sự của VKS một cách đáng kể. Thực tiễn thi hành BLTTDS năm 2004 cho thấy về sự tham gia của VKSND trong TTDS đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Việc hạn chế phạm vi tham gia của VKS là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết VADS thiếu khách quan, không bảo vệ kịp thời đối với một số tranh chấp dân sự, như: tài sản của Nhà nước, của công dân, đặc biệt là những vụ án có đương sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

Ngày 29 tháng 3 năm 2011, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS (sau đây xin viết tắt là Bộ luật sửa đổi, bổ sung). Trong đó, sửa đổi, bổ sung những nội dung mới quan trọng liên quan đến vai trò của VKSND cụ thể như sau:

Thứ nhất, Phạm vi tham gia phiên tòa của VKS được mở rộng hơn so

với BLTTDS năm 2004. Theo đó VKS phải tham gia phiên tòa giải quyết VADS trong 04 trường hợp sau đây:

phụ thuộc vào việc đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án hay không.

Hai là, những VADS có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích

công cộng.

Ba là, những VADS có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất,

nhà ở

Bốn là, những VADS có một bên đương sự là người chưa thành niên,

người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.

- Tại phiên tòa sơ thẩm, theo Điều 234 BLTTDS sửa đổi, bổ sung, phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa sở thẩm chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng, không phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án.

- Bổ sung quy định về phát biểu ý kiến của VKS tại phiên tòa phúc thẩm, “kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo pháp luật

trong quá trình giải quyết VADS ở giai đoạn phúc thẩm" [14, Điều 273a].

- Tại phiên họp giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết VADS của Tòa án cấp sơ thẩm, Điều 280 BLTTDS quy định : "kiểm sát viên phát biểu ý kiến của

VKS về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định "[14]

- Tại phiên tòa giám đốc thẩm: "Đại diện VKS phát biểu ý kiến của

VKS về quyết định kháng nghị. . .phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án" [14, Điều 295]

Thứ hai, quy định về trả lại đơn khởi kiện, khiếu nại và giải quyết

khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 BLTTDS năm 2004 thì khi đương sự nộp đơn khởi kiện VADS cho Tòa án, nếu thấy có một trong các

căn cứ nêu tại khoản 1 Điều 168 BLTTDS, Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện cho đương sự và không thụ lý vụ án. Khi trả lại đơn khởi kiện cho đương sự, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện; Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, quyết định giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án là quyết định cuối cùng [14, Điều 170].

Thực tiễn thi hành các quy định nêu trên cho thấy, có thể xảy ra trường hợp Tòa án áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 168 để trả đơn kiện cho đương sự không chính xác, mà pháp luật lại không quy định cơ chế bảo đảm để VKS thực hiện được quyền kiểm sát đối với việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Khắc phục bất cập này, Luật sửa đổi, bổ sung quy định "Khi trả lại

đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Toà án phái có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho VKS cùng cấp" [14, Điều 168]; đồng thời, Luật cũng quy định quyền kiến nghị về

việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án [14, Điều 170]

Thứ ba, về thủ tục giám đốc thẩm:

BLTTDS năm 2004 quy định: thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là ba (03) năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Thực tế áp dụng, có nhiều trường hợp, gần hết thời hạn 03 năm đương sự mới gửi đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, do không đủ thời gian xem xét đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự [BLTTDS 2004, Điều 288]. Khắc phục vướng mắc này, Luật sửa đổi, bổ sung quy định "Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của

Toà án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm" [14, Điều 284]; Đồng thời quy định

thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị [14, Điều 288].

Thứ tư, bổ sung một chương mới (Chương XIX a) quy định về thủ tục

đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC, trong đó quy định Viện trưởng VKSNDTC có quyền kiến nghị với Hội đồng thẩm phán TANDTC xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC [ khoản 1 Điều 310a]. Đồng thời quy định, phiên họp phải có sự tham dự của Viện trưởng VKSNDTC [14, Điều 310a].

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn này chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong TTDS có nhiều thay đổi. Mặc dù phạm vi tham gia của VKSND trong TTDS hiện nay đã được mở rộng hơn thời điểm BLTTDS đang có hiệu lực, nhưng so với những giai đoạn trước vẫn hẹp hơn khá nhiều, tuy nhiên so với Viện công tố/VKS các nước trên thế giới thì quyền hạn của VKSND ở Việt Nam được quy định rộng hơn, đơn cử như quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của TAND và những người tham gia tố tụng, quyền kháng nghị tất cả các bản án, quyết định dân sự của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)