Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 91 - 93)

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về sự tham

3.1.2. Những hạn chế, tồn tại

Những hạn chế còn tồn tại trong công tác tham gia thủ tục xét xử tại phiên tòa sơ thẩm của kiểm sát viên trên địa bàn thành phố Hải Phòng chủ yếu tập trung vào công tác thực hiện và tham gia các quá trình tố tụng.

Đầu tiên, trong kiểm sát việc thụ lý VADS: Chưa kiểm sát tốt việc phân loại, thụ lý vụ án của Tòa án, có vụ việc là án hành chính nhưng Tòa án thụ lý là án dân sự nhưng Kiểm sát viên không phát hiện được.

Ví dụ: Ngày 12/5/2010, ông Vũ Đình Công - trú tại số nhà 24 ngõ 183 Cầu Đất - Ngô Quyền - Hải Phòng kiện Ủy ban nhân dân phường Cát Bi, thành phố Hải Phòng về việc cưỡng chế căn nhà 03 tầng tại địa chỉ số 32 tổ

8C2, đường Đồng Xá, Cát Bi gây thiệt hại cho ông 1.324.000.000 đồng. Ngày 27/5/2010, Tòa án nhân dân quận Hải An thụ lý VADS “đòi bồi thường thiệt hại”. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, thấy rằng việc thụ lý VADS là không đúng. Ngày 10/10/2011, TAND quận Hải An đình chỉ VADS với lý do: Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo Điểm đ Khoản 1 Điều 168, Khoản 2 Điều 192, Điều 194 BLTTDS năm 2011 và hướng dẫn ông Công gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính, nhưng VKS không phát hiện được vi phạm này.

Thứ hai là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Kiểm sát viên chưa thực hiện hết các quyền năng BLTTDS quy định, như: quyền yêu cầu Thẩm phán thu thập tài liệu chứng cứ; quan hệ phối hợp với Thẩm phán để sớm tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ còn hạn chế...

Thứ ba là việc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm tại phiên tòa: chưa kiểm sát tốt việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, đương sự. Thẩm phán, Hội đồng xét xử, đương sự có vi phạm nhưng không nêu được kiến nghị; Kiểm sát viên tham gia đặt câu hỏi chưa đi vào nội dung trọng tâm của vụ án, câu hỏi còn dài dòng, chưa rõ nghĩa; còn bị động khi xử lý tình huống phát sinh tại phiên tòa.

+ Những vi phạm của Chánh án, Phó Chánh án trong việc quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không có căn cứ, dẫn tới việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án thì kiểm sát viên không được phát biểu vì luật không có quy định.

+ Việc liệt kê việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và liệt kê việc chấp hành và không chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng (chủ yếu là của đương sự) dẫn tới bài phát biểu của VKS quá dài, gây khó hiểu cho các đương sự (đối với vụ án nhiều

đương sự) và gây mất niềm tin của các đương sự đối với Hội đồng xét xử [31]

Cuối cùng là các quy định về vấn đề kháng nghị và khiếu nại các quyết định và bản án của tòa án cùng cấp chưa đem lại nhiều hiệu quả trong việc bảo đảm quyền lợi của công dân. Nhiều kháng nghị diễn ra chậm trễ trong công tác kiểm tra và giám sát hồ sơ vụ việc. Đi liền với đó là việc tiếp nhận đơn thư ý kiến của người dân còn kém, chưa được sâu sát vào thực tế. Không chỉ vậy, cán bộ tiếp nhận vẫn chưa có nghiệp vụ chuyên môn cao trong công tác kiểm tra, xét duyệt hồ sơ làm tiền đề cho việc giúp cấp trên định hình vụ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)