Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 46 - 56)

2.1. Viện kiểm sát giám sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tiến hành tố

2.1.1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ

giải quyết vụ án dân sự của Tòa án

2.1.1.1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự

BLTTDS quy định kiểm sát việc thụ lý vụ án hoặc không thụ lý vụ án (trả lại đơn khởi kiện) là hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đầu tiên của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết VADS [17, Điều 58]. Quy định này đã được khẳng định trong LTCVKSND năm 2014 [16, Điều 27]. Hoạt động này chỉ tập trung vào kiểm sát sự tuân theo pháp luật của TAND và Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án trên cơ sở Thông báo thụ lý hoặc Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Mặc dù hoạt động này chưa thể hiện rõ vai trò của VKS, nhưng là một hoạt động quan trọng nhằm bảo đảm cho việc thụ lý hoặc không thụ lý VADS của Tòa án được chính xác ngay từ giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án. Tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa VKS và Tòa án cùng cấp; Là tiền đề để kiểm sát viên xác định quan hệ tranh chấp dân sự, chủ động trong các hoạt động thực hiện chức

năng, quyền hạn tiếp theo của VKS khi kiểm sát việc giải quyết VADS. Đảm bảo việc giải quyết vụ án của Tòa án tuân thủ đúng thời hạn tố tụng được quy định tại Điều 203 BLTTDS 2015. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

- Hoạt động kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện:

Trong trường hợp Tòa án không chấp nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện. Tuy nhiên, Tòa án phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện và gửi cho VKS cùng cấp [17, Điều 192]. Quy định này đã loại trừ sự tùy tiện của Tòa án trong việc trả lại đơn khởi kiện, làm ảnh hưởng quyền khởi kiện của đương sự.

Để đảm bảo việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án là không chính xác thì BLTTDS năm 2015 quy định, VKS có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện [17, Điều 194]. Theo đó, VKS thực hiện quyền kiến nghị về việc trả lại đơn trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện. Đây là quy định có sửa đổi so với BLTTDS năm 2011 thay cho việc quy định thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện [14, Điều 170]. Quy định mới đảm bảo về thời hạn để VKS thu thập các tài liệu, chứng cứ đảm bảo cho việc kiến nghị. Tuy nhiên, vì quy định thời hạn thực hiện quyền kiến nghị của VKS đã bỏ từ “ngày làm việc” nên nếu Tòa án gửi văn bản trả lại đơn khởi kiện cho VKS vào trước những ngày nghĩ Tết nguyên đán (do thời gian nghỉ Tết nguyên đán thường kéo dài từ 7- 9 ngày) nên việc thực hiện chức năng, quyền hạn của VKS về nội dung này lại là điều bất cập.

- Hoạt động kiểm sát việc thụ lý VADS:

Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Văn

bản thông báo phải có các nội dung chính quy định tại Khoản 2 Điều 196 BLTTDS. Nội dung kiểm sát thông báo thụ lý VADS của VKS cụ thể như sau:

+ Kiểm sát về thẩm quyền thụ lý vụ án của Tòa án, nhằm đảm bảo việc thụ lý giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền, kịp thời phát hiện và có yêu cầu khắc phục, chấm dứt vi phạm về thụ lý vụ án sai thẩm quyền. Tạo tiền đề cho việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật.

Đối với VADS đã được thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý, thì Tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ VADS cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 BLTTDS, đồng thời quyết định này phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp.

+ Kiểm sát về trình tự, thủ tục thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 195 BLTTDS 2015.

2.1.1.2. Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án dân sự

Lập hồ sơ VADS là việc Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, VKS về việc giải quyết VADS [Điều 204]. Kiểm sát việc lập hồ sơ VADS là một trong những hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các VADS của VKS, nhằm đảm bảo cho việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án được khách quan, đầy đủ, đúng pháp luật, có đủ cơ sở pháp lý để Tòa án đưa ra bản án, quyết định đúng đắn.

Khi nhận được hồ sơ vụ án do Tòa án chuyển đến, Kiểm tra viên, kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với vụ án có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ theo quy định tại Điều 59, khoản 3 Điều 58 BLTTDS năm 2015.

tố tụng của Thẩm phán; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng, kể từ khi thụ lý đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát viên nắm chắc nội dung vụ án để chuẩn bị các tài liệu, gồm: Báo cáo án, trong đó, kiểm sát viên đề xuất về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán trong thời gian chuẩn bị xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng và đề xuất cả về hướng giải quyết vụ án; Chuẩn bị đề cương hỏi, dự kiến các tình huống phát sinh tại phiên tòa và phương án xử lý tình huống; dự thảo phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa. Theo đó, kiểm sát viên tập trung nghiên cứu, kiểm sát toàn diện cả về thủ tục tố tụng giải quyết vụ án và nội dung của các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ. Cụ thể:

- Xác định yêu cầu của đương sự hay nói cách khác là xác định phạm vi giải quyết của vụ án để yêu cầu và thu thập chứng cứ, chứng minh yêu cầu của đương sự. Bởi, BLTTDS quy định Tòa án chỉ giải quyết vụ án trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự [17, Điều 5]. Những vấn đề mà đương sự không yêu cầu thì Tòa án không giải quyết. Qua đó, xác định chính xác về quan hệ tranh chấp và xác định đúng tư cách đương sự, mối quan hệ giữa những người tham gia tố tụng [ 17, Điều 68].

Để xác định quan hệ tranh chấp, kiểm sát viên nghiên cứu, xem xét nội dung đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo do nguyên đơn cung cấp, xem xét nguyên đơn khởi kiện yêu cầu vấn đề gì; quan hệ pháp luật từ đó phát sinh tranh chấp là quan hệ gì; loại tranh chấp nguyên đơn khởi kiện tương ứng với khoản, điều nào thuộc một trong các điều 26, 28, 30 và 32 của BLTTDS năm 2015.

- Xác minh, thu thập chứng cứ: Chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh, của việc xác định các sự kiện có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án. kiểm sát viên nghiên cứu, kiểm tra tính xác thực của chứng cứ, đánh giá

chứng cứ đầy đủ và toàn diện, xác định sự phù hợp để tìm ra hướng giải quyết tranh chấp.

Điều 93 BLTTDS năm 2015 quy định:

Chứng cứ trong VADS là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp[17].

Theo quy định của BLTTDS, khi nghiên cứu hồ sơ nếu thấy hồ sơ chưa đủ chứng cứ để bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ án thì VKS có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án [17, Điều 58]. Tuy nhiên, thời hạn nghiên cứu hồ sơ của VKS chỉ là 15 ngày nên việc việc thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ vụ án còn hạn chế. Vì vậy, để khắc phục hạn chế nêu trên, trong trường hợp chứng cứ có thể bổ sung tại phiên tòa qua lời khai của các đương sự, kiểm sát viên tập hợp những tình tiết của vụ án chưa đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh, làm rõ (nếu có) để đưa vào phương án hỏi đương sự, người tham gia tố tụng khác hoặc kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong việc thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ của Thẩm phán, Hội đồng xét xử tại phiên tòa.

2.1.1.3. Kiểm sát hoạt động hòa giải

Hòa giải trong TTDS là hoạt động bắt buộc phải tiến hành trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, trừ những VADS không được tiến hành hòa giải hoặc không hòa giải được. Đây là hoạt động do Tòa án tiến hành nhưng về bản chất là sự thỏa thuận của các đương sự, giúp cho các đương sự giải quyết vụ

án một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, giảm bớt được nhiều thời gian và công sức giải quyết vụ án cho các chủ thể tham gia tố tụng. Do đó, hòa giải có ý nghĩa rất quan trọng khi giải quyết VADS. Việc thỏa thuận của các đương sự phải xuất phát từ ý chí tự nguyện, không vi phạm điều cấm pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Để đảm bảo việc ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự đúng pháp luật thì VKS có quyền kiểm sát việc hòa giải của Tòa án. Việc kiểm sát này có ý nghĩa phát hiện sai sót trong quá trình hòa giải để kháng nghị quyết định công nhận sự thỏa thuận theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. VKSND hoàn toàn không tham gia việc hòa giải của đương sự mà chỉ kiểm sát thông qua quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được Tòa án cùng cấp gửi tới trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự [17, Điều 212]. Tuy nhiên, quy định của pháp luật TTDS về vấn đề này còn bất cập và hoạt động kiểm sát loại quyết định này không dễ phát hiện sai phạm của Tòa án trong quá trình hòa giải VADS. Nguyên nhân là do VKSND chỉ kiểm sát quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà không có điều kiện kiểm sát biên bản hòa giải thành. Do đó, việc kiểm sát loại quyết định đó rất khó để VKS xác định quá trình hòa giải có vi phạm pháp luật hay không, nếu có chỉ phát hiện những lỗi chính tả hoặc hình thức xây dựng văn bản của Tòa án trong việc ra loại quyết định trên.

2.1.1.4. Kiểm sát hoạt động xét xử

Trong pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật TTDS nói riêng, hoạt động xét xử có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của phiên tòa, phiên họp và là một cơ chế đảm bảo hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Do đó, cũng giống như các giai đoạn tố tụng khác, VKSND có thẩm quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án. Kiểm sát xét xử sẽ giúp cho quá trình xét xử của tòa án nghiêm minh, đúng pháp

luật, từ đó đưa ra được những bản án, quyết định đúng đắn, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Việc thực hiện hoạt động kiểm sát xét xử tại phiên tòa là hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành TTDS và đường lối giải quyết vụ án tại phiên tòa nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời; kiểm sát những hoạt động TTDS của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, qua đó hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án. Cụ thể:

Tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát viên là người thay mặt cho VKSND kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa. Cụ thể: kiểm sát toàn bộ hoạt động tố tụng và việc thực hiện pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời; kiểm sát những hoạt động TTDS của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, qua đó hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án. Trước khi bắt đầu phiên tòa, kiểm sát viên kiểm sát các hoạt động của Thư ký Tòa án về chuẩn bị khai mạc phiên tòa [17, Điều 237]

- Thủ tục bắt đầu phiên tòa: kiểm sát các hoạt động khai mạc phiên tòa của Chủ tọa phiên tòa; kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; yêu cầu Hội đồng xét xử quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng trong trường hợp quy định tại các Điều 53, 54 BLTTDS [17, Điều 56]; đề nghị quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của BLTTDS năm 2015; kiểm sát hoạt động hỏi đương sự của Hội đồng xét xử để xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, thay đổi địa vị tố tụng hoặc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại các

Điều từ 242 đến 246 BLTTDS năm 2015.

- Tại phần tranh tụng tại phiên tòa: kiểm sát viên theo dõi và ghi chép trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; ghi chép việc hỏi và các câu trả lời của đương sự tại phiên tòa.

Tham gia hỏi sau khi các đương sự đã hỏi xong theo thứ tự quy định tại Điều 249 BLTTDS. Đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không bị trùng lặp với các nội dung đã được Hội đồng xét xử và người tham gia tố tụng khác đã hỏi, làm rõ nhằm làm rõ nội dung vụ án; Yêu cầu Hội đồng xét xử công bố các tài liệu, chứng cứ; cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa; xem xét vật chứng theo quy định tại các Điều 254, 255, 256 BLTTDS. Với trình tự này, kiểm sát viên có thể theo dõi và kiểm sát toàn bộ việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia TTDS.

Tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, VKSND phải tham gia các phiên xét xử ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong trình tự tố tụng của các chủ thể theo quy định tại Điều 21 BLTTDS năm 2015. Trong phiên tòa phúc thẩm, VKS kháng nghị sẽ trình bày về kháng nghị và căn cứ kháng nghị [Điều 302 Khoản 1 Điểm b BLTTDS]. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu và tranh luận, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án [17, Điều 306 ]. Trong phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án, làm cơ sở cho Tòa án có thể đưa ra được bản án, quyết định hợp lý [17, Điều 341].

Có thể thấy, tại phiên tòa giải quyết VADS, chức năng kiểm sát việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)