3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về sự tham
3.1.1. Những kết quả đạt được
Hải Phòng nổi tiếng có Cảng biển lớn nhất khu vực miền Bắc, là đô thị loại I cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 223 xã, phường và thị trấn; Là đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thủy- bộ- đường sắt- hàng không, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế.
Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, Hải Phòng đã trở thành thành phố công nghiệp phát triển, một trọng điểm phát triển kinh tế biển - đảo, có tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Cùng với sự phát triển của thành phố, các tranh chấp về dân sự hàng năm đều có xu hướng gia tăng, chủ yếu vẫn là những tranh chấp về hôn nhân và gia đình; tranh chấp hợp đồng vay nợ giữa ngân hàng với cá nhân, giữa cá nhân với nhau (họ, hụi); tranh chấp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với các doanh nghiệp do nợ tiền bảo hiểm xã hội; tranh chấp về thừa kế tài sản và những tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất; nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất nhiều là do ảnh hưởng của việc đô thị hóa làm cho giá trị quyền sử dụng đất tăng cao, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
quản lý đất đai của một số địa phương chưa tuân thủ đúng các quy định của Luật đất đai.
Với tình hình, đặc điểm, thực trạng thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các tranh chấp về dân sự trên địa bàn thành phố trong những năm qua thể hiện VKSND thành phố Hải Phòng đã nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trò của VKS. Bộ luật dân sự, BLTTDS năm 2015 được thông qua, Lãnh đạo VKSND thành phố Hải Phòng đã tổ chức tập huấn triển khai thi hành các bộ luật, tích cực chủ động rà soát lại đội ngũ cán bộ làm khâu công tác này để kịp thời tăng cường bổ sung cán bộ, kiểm sát viên có năng lực đáp ứng được yêu cầu cho khâu công tác. Phòng 9 VKS thành phố và các VKSND cấp huyện đều bố trí cán bộ, kiểm sát viên có năng lực làm nhiệm vụ kiểm sát giải quyết án dân sự (100% cán bộ, kiểm sát viên làm khâu công tác này có trình độ cử nhân Luật) [31]
Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, công tác phối hợp giữa VKS hai cấp được tăng cường, chấp hành nghiêm túc chế độ thỉnh thị, báo cáo án. VKS thành phố thường xuyên theo dõi, chỉ đạo VKS cấp huyện trong quá trình kiểm sát các VADS; Đối với những tranh chấp phức tạp, VKS cấp huyện luôn tranh thủ ý kiến chỉ đạo của VKS thành phố. Do đó các VADS, đặc biệt là những tranh chấp có tính chất phức tạp ở VKS hai cấp được kiểm sát tương đối chặt chẽ.
Bên cạnh đó, công tác phối với Tòa án cùng cấp, các cơ quan hữu quan cũng luôn được quan tâm nhằm đảm bảo việc giải quyết các VADS tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Có thể nói qua thực tế giải quyết án dân sự theo quy định của pháp luật, VKSND thành phố Hải Phòng đã phát huy tính chủ động trong công
tác, tích lũy kinh nghiệm, phát hiện những vấn đề mới phát sinh, những khó khăn vướng mắc để tập hợp rút kinh nghiệm những vấn đề về chuyên môn, kỹ năng kiểm sát giải quyết án dân sự ở cấp mình, có kiến nghị phòng ngừa với Ủy ban nhân dân, với các cơ quan chuyên môn, nâng cao được vị trí, vai trò của VKS trong việc kiểm sát giải quyết án dân sự tại địa phương. [29]
Số liệu cụ thể:
* Sơ thẩm:
- Năm 2013: Số thụ lý mới: 3379 vụ (cấp tỉnh: 211 vụ; quận, huyện 3168 vụ). Giải quyết: 3352 vụ (xét xử: 774 vụ; đình chỉ: 344 vụ; công nhận sự thỏa thuận của đương sự: 2234 vụ).
- Năm 2014: Số thụ lý mới: 3912 vụ (cấp tỉnh: 213 vụ; quận, huyện 3699 vụ). Giải quyết: 3866 vụ (xét xử: 868 vụ; đình chỉ: 377 vụ; công nhận sự thỏa thuận của đương sự: 2621).
- Năm 2015: Số thụ lý mới: 3856 vụ (cấp tỉnh: 133 vụ; quận, huyện: 3723 vụ). Giải quyết: 3796 vụ (xét xử: 728 vụ; đình chỉ: 377 vụ; công nhận sự thỏa thuận của đương sự: 2691 vụ).
- Năm 2016: Số thụ lý mới: 4297 vụ (cấp tỉnh: 184 vụ; quận, huyện: 4113 vụ). Giải quyết: 4179 vụ (xét xử: 910 vụ; đình chỉ: 506 vụ; công nhận sự thỏa thuận của đương sự: 2763 vụ). [32]
* Phúc thẩm:
- Năm 2013: Số mới thụ lý: 90 vụ, trong đó: 34 vụ do VKS kháng nghị. Giải quyết: 115 vụ (đình chỉ: 13 vụ; xét xử: 102 vụ- y án: 42 vụ, sửa theo luật: 39 vụ, sửa theo thỏa thuận: 09 vụ, hủy để xét xử lại: 08 vụ, hủy và đình chỉ giải quyết: 02 vụ, huỷ quyết định đình chỉ (Điều 280): 01 vụ, hủy Quyết định tạm đình chỉ: 01 vụ). Trong số vụ đã xét xử có 19 vụ do VKS kháng nghị, VKS rút 01 kháng nghị; TA chấp nhận kháng nghị của VKS: 16 vụ/18 vụ.
- Năm 2014: Số mới thụ lý: 129 vụ. Giải quyết: 117 vụ (đình chỉ: 08 vụ; xét xử: 108 vụ- Y án: 41 vụ, sửa theo luật: 55 vụ (04 vụ sửa không có căn cứ), Sửa theo thoả thuận: 07 vụ, huỷ để xét xử lại: 02 vụ, huỷ và đình chỉ giải quyết vụ án: 03 vụ. Trong số vụ đã xét xử có 27 vụ do VKS kháng nghị, TA chấp nhận kháng nghị của VKS: 24 vụ/27 vụ. VKS cấp tỉnh báo cáo VKS Tối cao kháng nghị: 06 vụ.
- Năm 2015: Số thụ lý mới: 97 vụ. Giải quyết: 100 vụ (đình chỉ:12 vụ; phiên họp: 06 vụ; xét xử: 82- y án: 32 vụ, sửa án theo luật: 43 vụ, sửa theo thoả thuận: 01 vụ; huỷ án để xét xử lại: 05 vụ; hủy án ST, đình chỉ giải quyết vụ án: 01 vụ). Trong đó, án có kháng nghị phúc thẩm của VSK 20 vụ. Tòa án chấp nhận kháng nghị: 17 vụ/20 vụ.
- Năm 2016: Số thụ lý mới: 110 vụ. Giải quyết: 112 vụ (đình chỉ: 06 vụ; phiên họp: 11 vụ; xét xử: 95- y án: 33 vụ, sửa án theo luật: 30 vụ, sửa theo thoả thuận: 07 vụ; huỷ án để xét xử lại: 04 vụ; đình chỉ xét xử phúc thẩm: 21 vụ). Trong đó, án có kháng nghị phúc thẩm của VSK 18 vụ. Tòa án chấp nhận kháng nghị: 17 vụ/18 vụ. [22]
* Giám đốc thẩm, tái thẩm:
- Năm 2013: Số thụ lý mới: 02 vụ (đều do Tòa án kháng nghị giám đốc thẩm). Giải quyết: 02 vụ (xét xử).
- Năm 2014: Số thụ lý mới: 01 vụ (do VKS kháng nghị giám đốc thẩm). Giải quyết: 01 vụ (xét xử- HĐ GĐT không chấp nhận kháng nghị, VKS báo cáo VKS tối cao để kháng nghị).
- Năm 2015: Số thụ lý mới: 02 vụ (đều do Tòa án kháng nghị giám đốc thẩm). Giải quyết: 02 vụ (xét xử- hủy quyết định sơ thẩm để giải quyết lại) [32].
Từ khi luật tổ chức VKSND năm 2014 có hiệu lực (01/6/2015) VKSND thành phố Hải Phòng không còn thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. [22]
Với thực trạng xét xử dân sự trên, VKSND thành phố Hải Phòng đã tham gia tích cực, thể hiện trong các vai trò như:
3.1.1.1. Thực tiễn kiểm sát thụ lý, lập hồ sơ vụ án dân sự
Ngay từ giai đoạn kiểm sát việc trả lại đơn, việc thụ lý, lập hồ sơ VADS VKSND hai cấp tại thành phố Hải Phòng đã kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án và việc chấp hành pháp luật của các đương sự, đảm bảo việc thụ lý, lập hồ sơ của Tòa án nhân dân được khách quan, đầy đủ, đúng pháp luật.
Lãnh đạo VKS phân công cán bộ chuyên trách tiếp nhận thụ lý án dân sự của Tòa án. Ngay sau khi nhận được Thông báo thụ lý hoặc Thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, cán bộ thụ lý có trách nhiệm báo cáo đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách khâu công tác giải quyết án dân sự để phân công kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết VADS của Tòa án.
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự, đối với những tranh chấp phức tạp, mặc dù có sự phân công cho một đồng chí Phó Viện trưởng phụ trách khâu công tác này, Viện trưởng VKSND vẫn phải trực tiếp chỉ đạo để đảm bảo việc giải quyết vụ án theo đúng quy định.
BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung năm 2011 và BLTTDS năm 2015 đều quy định: Nếu Tòa án trả lại đơn khởi kiện, không thụ lý vụ án thì Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho VKS cùng cấp [17, Điều 192].
Chính vì vậy, kể từ khi BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 có hiệu lực, VKSND hai cấp của thành phố Hải Phòng cũng có sự thận trọng hơn
khi xem xét các trường hợp trả lại đơn khởi kiện, nếu xét thấy cần thiết, VKS đề nghị Tòa án được nghiên cứu hồ sơ và sao tài liệu, tránh việc trả lại đơn tùy tiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người khởi kiện.
Theo BLTTDS năm 2015, VKS có quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án. Kể từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, chưa có trường hợp nào VKS phải ra văn bản yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án; Quá trình kiểm sát việc giải quyết VADS tại Thành phố Hải Phòng, thực tế VKS hai cấp không có yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ phục vụ việc kháng nghị. Nguyên nhân có thể do VKSND hai cấp tại Hải Phòng không thực hiện hết các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định. Mặt khác, có thể do sự phối hợp tương đối tốt giữa thẩm phán với kiểm sát viên thụ lý vụ án. [28]
Tòa án chuyển hồ sơ cho VKS để VKS tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm; thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của BLTTDS, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC- TANDTC ngày 01/8/2012, Thông tư liên tịch số 02/2016/ TTLT- VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016. Sau khi VKS trả hồ sơ VADS, nếu Tòa án có thêm tài liệu chứng cứ mới hoặc có kháng cáo bổ sung thì chuyển cho VKSND cùng cấp trước khi mở phiên tòa. Ngoài ra đối với trường hợp VKSND thành phố Hải Phòng cần nghiên cứu hồ sơ của Tòa án nhân dân cấp huyện để thực hiện quyền kháng nghị, VKSND thành phố Hải Phòng sẽ thông báo cho Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng biết để có sự phối kết hợp trong việc yêu cầu chuyển hồ sơ cho VKSND thành phố Hải Phòng nghiên cứu theo quy định của pháp luật.
Do vậy có thể nói tại Hải Phòng, việc kiểm sát lập hồ sơ VADS của VKS được thực hiện tương đối thuận lợi.
3.1.1.2. Thực tiễn tham gia phiên tòa
Đây là hoạt động thể hiện tập trung nhất vị trí, vai trò của VKS và thể hiện chủ yếu tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Các kiểm sát viên trước khi tham gia phiên tòa đã chủ động nghiên cứu hồ sơ, xây dựng đề cương hỏi, dự kiến các tình huống xảy ra tại phiên tòa nên trong quá trình xét xử các VADS, kiểm sát viên thường chủ động xử lý tốt các tình huống phát sinh tại phiên tòa.
Theo quy định của BLTTDS năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung), ở cấp sơ thẩm VKS chỉ phát biểu về tố tụng. Nhưng nếu việc giải quyết không thấu đáo, đúng quy định của pháp luật sẽ dẫn đến khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Chính vì vậy, để đảm bảo sự thận trọng trong quá trình giải quyết vụ án, giữa Tòa án và VKS, thẩm phán với kiểm sát viên vẫn có sự phối hợp trao đổi những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án, đặc biệt các vấn đề về tố tụng để đảm bảo cho các việc giải quyết được đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, kiểm sát viên khi kiểm sát giải quyết án dân sự báo cáo Lãnh đạo VKS về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời nghiên cứu hồ sơ, đề xuất phương án giải quyết về nội dung vụ án. [28]
Khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực, VKS phát biểu ý kiến cả về việc giải quyết vụ án, yêu cầu đặt ra đối với kiểm sát viên thụ lý vụ án càng khó khăn, nghiêm khắc hơn. Ý kiến phát biểu cần phải chính xác, khách quan, có căn cứ. Vì vậy, kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, các văn bản pháp luật chuyên ngành để báo cáo Lãnh đạo Viện và phát biểu ý kiến tại phiên tòa.
Trong việc xét xử các VADS, vai trò của kiểm sát viên được thể hiện đầu tiên qua việc hỏi, làm rõ các nội dung, tình tiết nhằm phục vụ cho việc
giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời cũng đảm bảo sự khách quan, công bằng cho các đương sự; Thứ hai, vai trò của VKS được thể hiện qua bài phát biểu. Từ trước khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực, ở cấp sơ thẩm VKS chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của thẩm phán, hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa; việc chấp hành pháp luật của người tham gia TTDS, kể từ thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm hội đồng xét xử nghị án, không phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án. Từ ngày 01/7/2016, kiểm sát viên phát biểu ý kiến cả về việc giải quyết vụ án, hầu hết các bài phát biểu của kiểm sát viên đều có căn cứ, đúng pháp luật, đảm bảo được tính khách quan, công bằng, bình đẳng.
Ở cấp phúc thẩm, ngoài việc phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng, kiểm sát viên còn phải phát biểu ý kiến về việc chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo quá hạn khi tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn [17, Điều 275], phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết đối với bản án, quyết định sơ thẩm (khi tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm). Thực tiễn, bài phát biểu của VKS tại cấp phúc thẩm có nhiều ý kiến, quan điểm giải quyết về vụ án có chiều sâu góp phần không nhỏ cùng thẩm phán và hội đồng xét xử ngành Tòa án Hải Phòng giải quyết tốt các VADS. [28]
Các bài phát biểu của VKS đều được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của kiểm sát viên tham gia phiên tòa phiên họp và được gửi đầy đủ, đúng quy định cho Tòa án cùng cấp.
3.1.1.3. Thực tiễn kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án
Thực tiễn, các bản án, quyết định giải quyết VADS của Tòa án được VKS kiểm sát 100% và kiểm sát khá chặt chẽ ở cả hai cấp. VKS hai cấp đều mở sổ theo dõi việc gửi và nhận bản án, quyết định; đồng thời có sự đôn đốc Tòa án gửi bản án, quyết định đúng thời hạn quy định nên ít có việc Tòa án
gửi bản án, quyết định chậm cho VKS. kiểm sát viên VKS cấp sơ thẩm sau khi nhận được bản án, sẽ phải lập phiếu kiểm sát, trong đó, kiểm sát một cách toàn diện cả hình thức và nội dung của bản án, quyết định từ thẩm quyền thụ lý vụ án, thời hiệu khởi kiện, nội dung yêu cầu, chứng cứ chứng minh, tư cách người tham gia tố tụng, nhận định đánh giá chứng cứ, các nội dung phát sinh tại phiên tòa, các văn bản pháp luật Toà án áp dụng giải