Xuất từ nhu cầu bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong quá trình Tòa án giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 29 - 30)

trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự

V.I.Lê-nin trong tác phẩm “Bàn về chế độ trực thuộc song trùng và

pháp chế” đã khẳng định “pháp chế chỉ có một”, để thiết lập pháp chế thống

nhất chống lại một cách hiệu quả bệnh cục bộ, địa phương chủ nghĩa cần thành lập cơ quan VKS. VKS “chỉ làm một công việc mà thôi, tức là làm thế

nào cho pháp chế được hiểu biết và tuân thủ thống nhất trong toàn nước cộng hòa”[8, tr 109]. Ở nước ta, theo tờ trình của Quốc hội về LTCVKSND

năm 1960, thì sự ra đời của hệ thống VKSND là do:

Nhu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh thống nhất, đòi hỏi một sự nhất trí về mục đích và hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nước cũng như giữa các ngành hoạt động nhà nước với nhau… Vì lẽ trên phải tổ chức ra VKSND để kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất [10].

Như vậy, xét từ góc độ lí luận hay thực tiễn, việc xây dựng hệ thống VKSND trong bộ máy nhà nước là hoàn toàn phù hợp. Bên cạnh đó, theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta, TAND và VKSND được tổ chức thành các hệ thống cơ quan có chức năng riêng biệt, độc lập với nhau và đều chịu sự giám sát của Quốc hội. Tòa án có chức năng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực pháp luật trên thực tế. Tuy nhiên, để Tòa án có thể đảm đương một cách tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải chịu sự giám sát nhất

định từ phía VKS. Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, VKSND tham gia vào quá trình giải quyết các VADS nhằm tạo ra sự kiềm chế, giám sát đối với cơ quan tòa án, đảm bảo cho quá trình TTDS được diễn ra theo đúng các quy định của pháp luật, các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự được tôn trọng. Do đó, sự tham gia của VKSND trong TTDS là một điều tất yếu và khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)