Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 71 - 77)

2.3. Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị trong quá

2.3.2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị

* Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại bán án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực bị đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện kháng cáo, kháng nghị của Viện trưởng VKS cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp.

Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của VKS là văn bản pháp lý làm phát sinh một thủ tục tố tụng mới yêu cầu Tòa án phải xem xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định bị kháng nghị nhằm mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công minh và đúng pháp luật, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của toà án; kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định của toà án.

Viện trưởng VKSND cùng cấp và Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm [17, Điều 278].

Thời hạn kháng nghị đối với bản án sơ thẩm của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày VKS cùng cấp nhận được bản án; Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được quyết định [17, Điều 280].

Tuy nhiên, các quy định về kháng nghị phúc thẩm chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, làm kéo dài quá trình tố tụng. Bởi vì,

khi giải quyết VADS, việc quyết định phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trước Tòa án phải do chính họ quyết định chứ VKSND không thể định đoạt được điều này. Thậm chí ngay cả trong trường hợp giải quyết vụ án của Tòa án, tuy có sai lầm về nội dung và thủ tục tố tụng và sai lầm đó không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội nhưng các bên đương sự đồng ý với cách giải quyết đó của Tòa án cấp sơ thẩm mà không có yêu cầu, kháng cáo thì không có lý do gì vụ án lại bị đưa ra xét xử lại bởi kháng nghị của VKSND. Việc kháng nghị trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của bản án, quyết định. Chưa kể đến việc kháng nghị của VKSND có thể làm thay đổi toàn bộ quyết định giải quyết vụ án do Tòa án xét xử mà đương sự đã nhất trí. Khi đó, việc kháng nghị vô hình chung đã ảnh hưởng đến quyền định đoạt của đương sự. [7]. Bởi vậy, việc kháng nghị của VKSND là cần thiết, nhưng cần hạn chế trong một phạm vi nhất định, theo đó pháp luật cần giải quyết hài hòa việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự và việc kiểm sát hoạt động giải quyết VADS của Tòa án.

Ngoài ra, VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị thì việc thay đổi, bổ sung kháng nghị không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu. Quy định trên chưa được đề cập đến trong BLTTDS năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Bởi Điều 256 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 chỉ quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng nghị không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng nghị đã hết, mà không đề cập đến việc thay đổi, bổ sung kháng nghị trong thời hạn kháng nghị. Tuy nhiên, việc thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn phần thứ 3

BLTTDS. Vì vậy, trên cơ sở pháp điển hóa những văn bản hướng dẫn BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung, BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Quy định này thể hiện sự “tôn trọng quan điểm của VKS và của người ký kháng nghị trong

trường hợp họ muốn thay đổi, bổ sung kháng nghị” [25, tr.17]. Hơn nữa, quy

định này, một mặt đảm bảo quyền kháng nghị của VKS; mặt khác, việc thay đổi, bổ sung kháng nghị được thông báo cho các đương sự có liên quan đến kháng nghị nên vẫn đảm bảo thời hạn (trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm) để các đương sự chuẩn bị tài liệu, chứng cứ, các căn cứ pháp lý để đưa ra ý kiến đối với kháng nghị của VKS, không làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Nếu thời hạn kháng nghị đã hết thì việc thay đổi, bổ sung kháng nghị không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu [Khoản 1, khoản 2 Điều 284 BLTTDS]. Trước khi bắt đầu phiên tòa, việc rút kháng nghị có thể do VKS ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp quyết định. Tại phiên tòa phúc thẩm, việc rút kháng nghị thuộc thẩm quyền của kiểm sát viên tham gia phiên tòa [17, Điều 284, Điều 294, Điều 298].

Tuy nhiên, hiểu như thế nào là việc thay đổi, bổ sung kháng nghị không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu nếu thời hạn kháng nghị đã hết? Trước đây, Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn phần thứ 3 BLTTDS hướng dẫn phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu là phạm vi kháng cáo, kháng nghị đã gửi cho Toà án trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Căn cứ theo nội dung quyết định kháng nghị của VKS [17, Điều 279] và phạm vi xét xử phúc thẩm [17, Điều 293] để xác định phạm vi kháng nghị ban đầu chính là phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đã bị kháng nghị. Như vậy, phạm vi kháng nghị của VKS bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án, quyết định sơ thẩm đã giải quyết. Tuy

nhiên, khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật thì vấn đề này một lần nữa lại vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể.

* Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Bản án, quyết định giải quyết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà có thể vẫn không đúng đắn. Để đảm bảo tính pháp chế XHCN trong công tác xét xử của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật tố tụng đã quy định về vấn đề kháng nghị để xem xét lại đối với những bản án, quyết định sai lầm hoặc phát hiện ra các tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án mặc dù đã có hiệu lực pháp luật. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục đặc biệt của TTDS được tiến hành với mục đích đó, trên cơ sở kháng nghị của chủ thể có thẩm quyền.

LTCVKSND năm 2014 bổ sung hệ thống VKSND gồm có VKSND cấp cao. Theo đó, từ khi LTCVKSND có hiệu lực thi hành thì thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của VKS cấp tỉnh được chuyển cho VKSND cấp cao thực hiện. Theo đó, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc về Viện trưởng VKSNDTC và Viện trưởng VKSND cấp cao [17, Điều 331, 354]

Về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có các điều kiện sau thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

- Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 BLTTDS và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 334 BLTTDS đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 BLTTDS, xâm phạm nghiêm

trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó [17, Điều 334].

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 BLTTDS [17, Điều 355].

Về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị: nếu chưa hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, người đã kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị; Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm [17, Điều 335].

Cũng tương tự như việc kháng nghị phúc thẩm, việc quy định người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không phụ thuộc đơn đề nghị yêu cầu xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực của đương sự là chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Trong khi “Pháp luật

các nước đều coi đơn kháng cáo hợp lệ của các bên đương sự là cơ sở để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm” [5].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thông qua việc phân tích các quy định về sự tham gia của VKSND trong giải quyết VADS của BLTTDS năm 2015, tác giả đã luận giải chi tiết và làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong kiểm sát việc thụ lý hoặc không thụ lý VADS; kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án; thu thập chứng cứ; tham gia phiên tòa theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị. Tác giả đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của pháp luật TTDS hiện hành cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm sửa đổi, bổ sung qua thực tiễn áp dụng pháp luật; đồng

thời là cơ sở để đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật thông qua hoạt động kiểm sát thực tiễn của Ngành Kiểm sát Hải Phòng trong Chương 3.

Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI HẢI PHÒNG VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong giải quyết các vụ án dân sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố hải phòng luận văn ths luật luật 603801 (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)